Giá trị xác định giá theo apa là gì năm 2024

Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định người nộp thuế là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết được quyền đề nghị áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (sau đây gọi là APA).

Như vậy, APA là cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế.

2. Nguyên tắc khai thuế với APA

Nguyên tắc khai thuế đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được quy định tại khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

- Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan;

- Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý;

- Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

3. Mẫu đơn đề nghị áp dụng APA mới nhất

Theo khoản 3 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định người nộp thuế có yêu cầu áp dụng APA nộp đơn đề nghị áp dụng APA chính thức theo Mẫu số 02/APA-CT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP cùng 01 bộ Hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức đến Tổng cục Thuế.

Giá trị xác định giá theo apa là gì năm 2024
Mẫu số 02/APA-CT

Trường hợp người nộp thuế đề nghị áp dụng APA song phương hoặc APA đa phương thì người nộp thuế nộp kèm đơn đề nghị tiến hành thủ tục thỏa thuận song phương theo Mẫu số 03/APA-MAP tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Giá trị xác định giá theo apa là gì năm 2024
Mẫu số 03/APA-MAP

Người nộp thuế có thể tham vấn ý kiến của Tổng cục Thuế trước khi nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức bằng cách gửi đơn đề nghị tham vấn theo Mẫu số 01/APA-TV tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP đến Tổng cục Thuế.

Giá trị xác định giá theo apa là gì năm 2024
Mẫu số 01/APA-TV

4. Các nội dung của bản dự thảo APA cuối cùng

Theo khoản 6 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định bản dự thảo APA cuối cùng bao gồm ít nhất các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của các bên liên kết tham gia trong APA;

- Mô tả các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA;

- Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết làm cơ sở tính thuế, cách thức xác định, tính toán các số liệu về mức giá, tỷ suất lợi nhuận làm cơ sở xác định trị giá tính thuế có liên quan đến giao dịch liên kết thuộc diện áp dụng APA (bao gồm cả khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn nếu phù hợp);

- Các giả định quan trọng có thể gây ảnh hưởng trọng yếu, đáng kể, tác động đến quá trình thực hiện APA (bao gồm cả các nội dung phân tích, dự báo);

- Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế;

- Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan thuế;

- Quy định về hiệu lực áp dụng;

- Các quy định khác phù hợp với các quy định pháp lý về việc thực hiện nghĩa vụ thuế có liên quan đến cam kết APA;

- Các phụ lục (nếu có).

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

- APA đơn phương là thỏa thuận được ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam và người nộp thuế đề nghị áp dụng APA.

- APA song phương là thỏa thuận được ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam, người nộp thuế và một cơ quan thuế đối tác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đề nghị áp dụng APA trên cơ sở Hiệp định thuế.

- APA đa phương là thỏa thuận được ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam, người nộp thuế và nhiều cơ quan thuế đối tác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đề nghị áp dụng APA trên cơ sở Hiệp định thuế.

Giá trị xác định giá theo apa là gì năm 2024

Quy định về phương pháp xác định giá tính thuế APA (Hình từ internet)

Các giao dịch được đề nghị áp dụng APA

Căn cứ Điều 3 Thông tư 45/2021/TT-BTC quy định về các giao dịch được đề nghị áp dụng APA như sau:

(1) Giao dịch được đề nghị áp dụng APA là các giao dịch liên kết được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

(2) Giao dịch được đề nghị áp dụng APA theo điểm (1) phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Giao dịch thực tế đã phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn đề nghị áp dụng APA.

- Giao dịch có cơ sở để xác định được bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, dựa trên các thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019.

- Giao dịch không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về thuế.

- Giao dịch được thực hiện minh bạch, không nhằm mục đích trốn, tránh thuế hoặc lợi dụng Hiệp định thuế.

Nguyên tắc áp dụng APA

Căn cứ Điều 5 Thông tư 45/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc áp dụng APA như sau:

- APA được áp dụng trên nguyên tắc cơ quan thuế và người nộp thuế hoặc cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế đối tác và người nộp thuế cùng hợp tác, trao đổi, đàm phán về việc áp dụng các quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA phù hợp với các nguyên tắc giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế.

- Việc áp dụng APA nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế phù hợp với nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định bản chất giao dịch liên kết, nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập và ngăn ngừa việc đánh thuế trùng và trốn lậu thuế, giảm thiểu tranh chấp về xác định giá của giao dịch liên kết.

- Đề nghị áp dụng APA của người nộp thuế được giải quyết trên cơ sở hồ sơ với các tài liệu, thông tin cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP do người nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời.

- Việc phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập và phương pháp được sử dụng để so sánh, xác định giá của giao dịch liên kết thuộc phạm vi áp dụng của APA được thực hiện theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

- Việc áp dụng cơ chế APA phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc được quy định tại khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019.

Quy định hiệu lực APA

Căn cứ Điều 12 Thông tư 45/2021/TT-BTC quy định APA đã ký kết sẽ có hiệu lực thi hành bắt buộc với cơ quan thuế và người nộp thuế.

Thời gian có hiệu lực của APA đã ký kết tối đa là 03 năm tính thuế nhưng không vượt quá số năm thực tế người nộp thuế đã hoạt động sản xuất kinh doanh và kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Giá theo APA là gì?

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là thỏa thuận giữa cơ quan thuế và người nộp thuế về việc áp dụng chính sách thuế trong tương lại.

Thủ tục APA là gì?

(i) APA là một quá trình tự nguyện tuy nhiên khi tham gia vào APA, người nộp thuế có nghĩa vụ phải giải trình và cung cấp các tài liệu có liên quan đến công việc kinh doanh của họ theo yêu cầu của cơ quan thuế.