Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2022), sáng nay ngày 29/1 (tức ngày 27 tháng Chạp năm Tân Sửu) tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc gặp mặt, chúc Tết các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam cùng lãnh đạo các cơ quan Trung ương.

  • Bạn đọc viết

Show

Lưu giữ giá trị văn hóa của Tết truyền thống

THỨ BA, 01/02/2022 00:38:36

Để những giá trị văn hóa truyền thống của Tết cổ truyền dân tộc không bị mất đi thì cần chú trọng xây dựng, phát huy văn hoá gia đình.

Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

Hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng, luộc bánh chưng tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương

Tết Nguyên đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản, chữ "nguyên" có nghĩa là bắt đầu, chữ "đán" có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của một năm mới. “Nguyên đán” có nghĩa là bắt đầu một năm mới.

Bản sắc văn hóa Tết của Việt Nam luôn gắn liền với nông nghiệp. Cái hồn của văn hóa Tết truyền thống biểu hiện ở việc nhà nhà gói bánh chưng, bánh tét để cúng ông bà tổ tiên, để ăn uống và để đãi khách. Ngày Tết nấu cơm cúng ông bà tổ tiên bằng các món ăn truyền thống dân tộc từ những sản vật của nông nghiệp. Con người Việt Nam ý thức cái Tết là sự hòa nhập, hòa điệu, giao hòa với thế giới. Tết cổ truyền còn là cái tết sum vầy của mọi gia đình, cộng đồng. Xóm làng cùng vui Tết, cùng ăn Tết với nhau, tiêu khiển giải trí với nhau, tặng quà tết với nhau, lì xì với nhau, thắt chặt tình cảm, điều này đã trở thành điều cốt lõi, nét tiêu biểu của Tết cổ truyền dân tộc.

Ngày nay, quan niệm về Tết đã có nhiều đổi thay, đặc biệt là một bộ phận thế hệ trẻ. Họ cho rằng Tết là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Sự sum họp ngày Tết dường như cũng không còn vẹn nguyên giá trị trong lòng người trẻ. Tết đến nhiều người lựa chọn tận hưởng một kỳ nghỉ dài, đón Tết bằng những chuyến vi vu du lịch thay vì quay về bên mái ấm gia đình.

Gói bánh chưng bao đời nay luôn là nét đẹp của Tết truyền thống thì ngày nay, với giới trẻ đã trở thành hoạt động mới lạ. Thói quen gói bánh chưng Tết cũng dần mất đi trong thế hệ trẻ. Nhiều gia đình trẻ chọn cách mua bánh, đặt bánh thay vì cả gia đình cùng ngồi gói bánh.

Do vậy, để những giá trị văn hóa truyền thống của Tết cổ truyền dân tộc không bị mất đi, để văn hóa Tết được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì cần chú trọng vào yếu tố gia đình. Thực hành văn hóa truyền thống ngày Tết thì cha mẹ phải là người dạy con cái mình, hướng dẫn con cái mình biết thực hành Tết truyền thống.

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0, tác dụng của các phương tiện báo chí, truyền thông trong việc giáo dục, tuyên truyền là rất hiệu quả. Các chương trình, thông tin, bài viết nói về văn hóa Tết, giải thích các ý nghĩa truyền thống Tết rất phổ biến, góp phần cho xã hội, đặc biệt là giới trẻ hiểu được văn hóa Tết, tạo hiệu ứng xã hội. Chúng ta ăn Tết trong sự hiểu biết truyền thống của mình để làm sao giữ gìn được các giá trị hồn cốt của cha ông mình từ hàng ngàn năm qua.

Ngoài những giá trị Tết cổ truyền dân tộc thì ở Hải Dương, phong tục Tết cũng có những nét riêng gắn liền với truyền thống văn hoá xứ Đông như truyền thống hiếu học, những phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, lành mạnh của cộng đồng dân cư được lưu truyền và thể hiện qua các lễ hội truyền thống...

Thật ra, lớp trẻ hiện nay vẫn còn rất nhiều người háo hức về ngày Tết truyền thống. Nhiều người bị cuốn đi trong vòng quay thời cuộc nhưng khi tĩnh lại vẫn mong muốn trở lại với những giá trị xưa cũ, giá trị lâu bền của cha ông... Vì vậy chúng ta phải tiếp tục duy trì, bảo tồn và tuyên truyền, để những giá trị văn hóa tốt đẹp của Tết cổ truyền được giữ gìn và lưu truyền mãi đến các thế hệ tiếp theo.


NGUYỄN KHẮC DUY -THÀNH CHUNG

  • TAG
  • TẾT TRUYỀN THỐNG
  • LƯU GIỮ
  • THẾ HỆ TRẺ
  • XỨ ĐÔNG
  • VĂN HÓA

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

  • Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

    Giao xe máy cho con là gián tiếp hại con

  • Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

    Tập kết gỗ tạihành lang an toàn giao thông

  • Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

    Điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông trên đường Ngô Quyền

  • Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

    Nhiều thanh thiếu niên đi xe máy lạng lách, đánh võng ở thị trấn Gia Lộc

  • Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

    Biến đường làng thành nơi để khay mạ

  • Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

    Phải trả giá nếu chủ quan với dịch sốt xuất huyết

  • Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

    Không chia sẻ hình ảnh nguyên bản căn cước công dân

  • Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

    "Đền ơn, đáp nghĩa" không chỉ là trách nhiệm

  • Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

    Đò không giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động

  • Giá trị văn hóa của Tết Nguyên đán

    Công nhân đi ngược chiều để vào công tyMakalot Việt Nam

Đọc nhiều nhất

  • Vì sao phải điều chỉnh quy hoạch khu đô thị trung tâm TP Hải Dương?

  • Giá vàng quốc tế lao dốc xuống đáy trong 11 tháng

  • Khởi tố cán bộ địa chính xã Hồng Phong và trưởng thôn Phù Liễn

  • Lượng giao dịch bất động sản ở TP Hải Dương giảm sâu

  • Phát hiện xe tải chở hơn 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc trên quốc lộ 37

  • 7 bệnh ung thư nguy hiểm: Dấu hiệu cảnh báo sớm bạn cần nhớ

  • Nguyên nhân nào khiến hàng loạt người bệnh hoại tử xương hàm, xương sọ?

  • 6 kiểu uống nước giúp giảm mỡ bụng, gầy nhanh

  • 2 phương án di chuyển doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Tây Ngô Quyền và Nhà máy gạch Viglacera

  • Bến đò “3 không”, ẩn họa mùa mưa bão

Name

Email

Gửi bình luận