Ga bỉm sơn thanh hóa co kho không năm 2024

Đinh hướng phát triển giai đoạn 2021-2025, Bỉm Sơn sẽ phấn đấu đạt thành phố đô thị loại 3 - thành phố đô thị công nghiệp hạt nhân của trung tâm kinh tế phía bắc của tỉnh Thanh Hóa. Hướng đến mục tiêu thành phố công nghiệp với tỷ lệ đô thị hóa đạt 100% và là cửa ngõ trung tâm của các tuyến giao thông trọng điểm của toàn quốc.

Có thể kể ra hàng loạt các tuyến giao thông trọng điểm sẽ được phát triển trong bán kính 5 km chung quanh trung tâm Bỉm Sơn như: tuyến cao tốc Bắc Nam (đoạn Mai Sơn - Quốc Lộ 45); tuyến cao tốc ven biển Quảng Ninh - Nga Sơn - Cà Mau; đường sắt cao tốc Bắc Nam; cùng với tuyến giao thông kết nối trực tiếp với TP Thanh Hóa rộng 34m theo định hướng phát triển khu quy hoạch hành chính và quy hoạch thành phố ven sông Tam Điệp của Bỉm Sơn tầm nhìn 2030,v.v. Đây sẽ là động lực phát triển mới trong thời gian gần của Bỉm Sơn giai đoạn 2021-2025.

Bỉm Sơn chú trọng phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm 2021 - 2026, chính quyền Bỉm Sơn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Đây là nhiệm vụ bản lề để tiến tới việt đưa Bỉm Sơn trở thành khu đô thị loại 3 thành phố trực thuộc tỉnh.

Tổng giá trị sản xuất địa bàn năm 2020 theo giá hiện hành đạt 33.737,2 tỷ đồng, tăng 1,98 lần so với năm 2015. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã đạt 14,6%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp.Thu nhập bình quân đạt 80,1 triệu đồng/người/năm. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 21.143 tỷ đồng, tăng 1,4% so với mục tiêu. Cơ cấu vốn đầu tư có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn ngân sách Nhà nước, tăng vốn đầu tư doanh nghiệp và vốn đầu tư trong nhân dân.

Ga bỉm sơn thanh hóa co kho không năm 2024

Quảng trường Trung tâm văn hóa - chính trị của Bỉm Sơn nằm trên đường Trần Phú tuyến trung tâm của thị xã đây sẽ là trọng điểm phát triển của thành phố trong tương lai với quy hoạch phát triển thành phố bên sông.

Ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, phát triển mạnh về quy mô với nhiều cơ sở sản xuất mới, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có thương hiệu và sức cạnh tranh. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 18.240,2 tỷ.đồng, tăng 1,97 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân 14,58 %, tăng 1,38% so với mục tiêu.

Bỉm Sơn phát triển thương mại dịch vụ theo hướng đa ngành tập trung vào dịch vụ và du lịch

Ga bỉm sơn thanh hóa co kho không năm 2024
Đường Trần Phú đang được chỉnh trang với tổng số vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng nằm kết nối Bỉm Sơn trực tiếp với tuyến cao tốc ven biển và tuyến cao tốc Bắc Nam.

Các ngành thương mại, dịch vụ tiếp tục có bước phát triển về chất lượng. Hệ thống chợ và các siêu thị, cửa hàng thương mại được quan tâm đầu tư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 2,35 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm đạt 18,6%; Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 210 triệu USD, tăng 1,9 lần so với năm 2015, tăng bình quân hàng năm đạt 13,4%.

Các di tích lịch sử-văn hóa được quan tâm đầu tư, tôn tạo khang trang; chất lượng dịch vụ được nâng lên, phục vụ du khách ngày càng tốt hơn.

Ga bỉm sơn thanh hóa co kho không năm 2024

Đền Sòng và Đền cô Chín Giếng di tích lịch sử cấp quốc gia tại Bỉm Sơn - Thanh Hóa địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất miền bắc.

Sản xuất nông nghiệp của thị xã phát triển theo hướng bền vững gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2020 đạt 210,5 tỷ đồng. Đã chuyển đổi được hơn 70 ha diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình kinh tế trang trại, gia trại cho hiệu quả kinh tế cao, như: mô hình trồng rau sạch, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh...; giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2020 đạt hơn 100 triệu đồng/ha, cao nhất tỉnh Thanh Hóa.

Với động lực phát triển đưa Bỉm Sơn trở thành thành phố đô thị loại III giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn 2030, chính quyền địa phương đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để phát triển kinh tế xã hội, môi trường được cải thiện để thúc đẩy thành phố Bỉm Sơn tương lai là lá cơ đầu phát triển kinh tế không chỉ của Thanh Hóa mà là cả nước - trở thành thành phố công nghiệp kiểu mẫu trong tương lai.

Với hàng loạt khu công nghiệp và tổ hợp công nghiệp lớn cùng lợi thế về hạ tầng giao thông, Bỉm Sơn phấn đấu trở thành Thành phố đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thanh Hóa tầm nhìn 2021-2025.

Ga bỉm sơn thanh hóa co kho không năm 2024
Quốc lộ 1A đi qua Bỉm Sơn là cầu nối giao thương giữa miền Bắc và miền Trung. Ảnh: TNG

Tiềm năng phát triển từ lợi thế về hạ tầng giao thông

Là cửa ngõ kết nối các tỉnh phía Bắc với các tỉnh Bắc Trung Bộ và phía Nam, Bỉm Sơn khẳng định vị thế chiến lược với cấu trúc giao thông đa dạng, tập trung phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương.

Không chỉ chiếm ưu thế nhờ tuyến Quốc lộ 1A đi qua trung tâm thị xã, Bỉm Sơn còn sở hữu hệ thống đường sắt Bắc – Nam trọng điểm đi qua địa bàn, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, logistics cũng như thông thương kinh tế.

Ga bỉm sơn thanh hóa co kho không năm 2024
Cao tốc Mai Sơn – QL45 sẽ thúc đẩy kinh tế trọng điểm Ninh Bình – Thanh Hóa, góp phần đưa thị xã Bỉm Sơn trở thành thành phố đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: TNG

Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Mai Sơn - QL45 có chiều dài 53,5 km đang được thi công với tổng mức đầu tư xấp xỉ 12.343 tỉ đồng được thiết kế 6 làn xe, vận tốc 120km/h sẽ rút ngắn hành trình từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, đẩy mạnh cơ hội đầu tư vào khu vực miền Bắc và miền Trung, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn thường xuyên xảy ra trên Quốc lộ 1A. Đây là giải pháp thiết yếu giúp giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giữa miền Bắc với miền Trung cũng như hai đầu Bắc – Nam, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa, đặc biệt, tuyến cao tốc Mai Sơn – QL45 sẽ lưu thông qua các địa bàn trọng điểm về kinh tế: Ninh Bình – Bỉm Sơn – Hà Trung – Nghi Sơn.

Ngoài ra, tuyến kết nối Mai Sơn - Bỉm Sơn – Nghi Sơn – Nga Sơn – Hậu Lộc trong hệ thống đường bộ - đường sắt – cảng biển nước sâu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế đầu tư công – công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, DDI trong thời gian tới của Thanh Hóa, Ninh Bình nói chung và Bỉm Sơn nói riêng.

Bỉm Sơn - Hạ tầng khu công nghiệp sẵn sàng cho cuộc đổ bộ của hàng loạt ông lớn công nghệ, sản xuất chế tạo ô tô, cơ khí

Với lợi thế chiến lược không chỉ về giao thông, từ lâu thị xã Bỉm Sơn đã là thủ phủ công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa với hàng loạt các khu công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp cơ khí chính xác và chế tạo ô tô. Các khu công nghiệp và tổ hợp công nghiệp lớn có thể kể đến như: khu công nghiệp Bỉm Sơn có tổng diện tích hơn 600ha; Tổ hợp khu công nghiệp và nghiên cứu chế tạo ô tô VAMC, tổ hợp nhà máy Xi măng Long Sơn, Bỉm Sơn; Tổ hợp khu công nghiệp HUD Bỉm Sơn… đi kèm với đó là hàng loạt các nhà máy – khu chế tạo – khu công nghiệp phụ trợ cho các lĩnh vực sản xuất chế tạo ô tô của các tập đoàn lớn như Hyundai, Honda, Toyota… Hàng năm, các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp nặng đã đóng góp cho ngân sách của tỉnh Thanh Hóa hàng chục ngàn tỉ đồng.

Thanh Hóa có bao nhiêu ga tàu hỏa?

Thanh Hóa hiện có khoảng 120 km đường sắt, đi qua 8 huyện thị và có 11 ga.

Bỉm Sơn lên thị xã năm bao nhiêu?

Những ngày này, người dân Bỉm Sơn đang hướng về dịp kỷ niệm 42 năm ngày thành lập Thị xã (18/12/1981 – 18/12/2023). Sau 42 xây dựng và trưởng thành, vùng đất địa đầu phía bắc tỉnh Thanh đã chuyển mình từ một vùng quê nghèo nàn, lạc hậu, trở thành thị xã công nghiệp năng động, một đô thị hiện đại, văn minh.

Thị xã Bỉm Sơn có bao nhiêu phương xa?

Thị xã Bỉm Sơn có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Ba Đình, Bắc Sơn, Đông Sơn, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Phú Sơn và 1 xã: Quang Trung.

Quảng Ninh có bao nhiêu ga tàu?

Tại Quảng Ninh có các nhà ga: ga Uông Bí, Mạo Khê, Đông Triều, Hạ Long,…… Ngành đường sắt đã thành lập tuyến tàu Hà nội Hạ Long phục vụ khách hàng.