Functional skills là gì

Nhân chủ đề con đường phát triển bản đang khá sôi nổi và được share khá nhiều, anh muốn chia sẻ với các bạn về một mô hình mà anh luôn muốn các học viên biết đến khi trả lời các câu hỏi làm thế nào để em trở thành Management Trainee, làm thế nào để em có mức lương cao khi mới ra trường,..... Đó là mô hình chữ T [T-shaped model].

Trong mô hình này kiến thức và kĩ năng của các bạn sẽ được chia làm 3 cụm bao gồm:

  1. Personal skills - Kỹ năng cá nhân

  2. Functional skills - Kỹ năng chuyên môn

  3. Industry specific knowledge - Kiến thức về ngành

Dành cho các bạn sinh viên và vừa mới tốt nghiệp, để cải thiện 3 nhóm kĩ năng này, các bạn nên có cách tiếp cận riêng cho từng phần theo thứ tự ưu tiên như sau:

Kỹ năng cá nhân là phần quan trọng nhất mà anh nghĩ là các bạn nên tập trung để phát triển. Phần lớn các kĩ năng ở phần này đều có tính áp dụng cao, cần thiết cho nhiều ngành nghề, nhiều công việc khác nhau, vì vậy nên với các bạn sinh viên hoặc mới ra trường, chưa xác định được hay đã xác định được chính xác con đường mình muốn đi thì đều phải xây phần kĩ năng cá nhân này thật tốt. Một 3 nhóm kĩ năng cá nhân mà các bạn nên lưu ý phát triển để có được những công việc "tốt" [lộ trình thăng tiến nhanh, lương cao hơn trung bình, .....] :

- Problem-solving: Nghiên cứu các tài liệu về problem-solving từ các ngành cần có tư duy problem-solving cao như consulting, engineering, operations research,... Mỗi chuyên ngành đều có các kĩ thuật problem-solving khác nhau nhưng về tư duy nền tảng là không khác nhiều mà vẫn dựa trên nhưng hướng tiếp cận đặc thù như hypothesis-driven, design thinking,....

- Employability: Bộ kỹ năng ứng tuyển bao gồm các kỹ năng cần thiết để thể hiện toàn bộ năng lực của bản thân thông qua các vòng tuyển dụng. Tại sao đây lại là một bộ kĩ năng mà anh muốn nhấn mạnh? Vì anh đã từng gặp rất rất nhiều ứng viên có kiến thức tốt, profile khủng nhưng trượt ở những vòng như CV screening, online test, interview,.... vì thiếu kỹ năng ứng tuyển như trả lời câu hỏi phỏng vấn, viết CV. Các bạn có thể tham khảo các bài viết ở group này cũng như Google về cách trả lời phỏng vấn,....

Ngoài ra, trong thời gian tới The Trainee Club cũng sẽ có các khóa học và dịch vụ về Employability, các bạn sẽ chú ý theo dõi để cập nhật nhé.

- Communication: Kỹ năng giao tiếp ở đây anh muốn nhấn mạnh về khả năng truyền đạt thông điệp và ý tưởng một cách rõ ràng hơn là khả năng ăn nói khéo léo. Một trong những cách để các bạn cải thiện kĩ năng này đó là luyện tập giao tiếp theo nguyên tắc Kim tự tháp [Pyramid Principle]. Phương pháp giao tiếp này sẽ giúp các bạn gây ấn tượng với người nghe hơn rất nhiều, rất hữu ích trong các cuộc phỏng vấn và khi đi làm sau này.

- Office kills: Các kĩ năng tin học văn phòng về Powerpoint, Excel, Word,..... không cần quá cao siêu nhưng nên nắm vững cách sử dụng các tính năng cơ bản. Các bạn có thể thử kiểm tra kĩ năng của mình về các công cụ này trên các bài kiểm tra về Microsoft office skills miễn phí.

2. Functional skills:

Đây là cụm kỹ năng đi theo cả 2 hướng là chiều rộng [breadth] và chiều sâu [depth].

Nếu như bạn chưa xác định được mảng mà mình thích để đi theo chiều sâu, hãy cố gắng xây dựng kiến thức theo chiều rộng với độ sâu [depth] đủ dùng cho từng mảng trong đó. Đủ dùng ở đây đó là các bạn cần nắm được các kiến thức cơ bản trong mảng đó ví dụ như về tài chính doanh nghiệp thì nên nắm các kiến thức cơ bản về vai trò, 3 loại báo cáo tài chính, các phương pháp gọi vốn, định giá doanh nghiệp,... Cách anh thường dùng để xác định xem mình cần học những gì để nắm cơ bản cho từng mảng kiến thức là chọn 1 cuốn for dummies hoặc 1 cuốn sách giáo khoa về mảng đó để đọc. Cuốn nào cũng được nhé, không cần quá kén chọn.

Nếu như bạn đã xác định được mảng mà mình muốn đi sâu, đừng ngại đào sâu thêm về kiến thức của mảng đó. Tuy nhiên, hãy cố gắng dành 1 phần thời gian để tìm hiểu thêm về các mảng liên quan để mở rộng phần kiến thức nền của bản thân.

Cho phần kĩ năng chuyên môn, các bạn hoàn toàn có thể học các khóa học Online/Offline ở nhiều nguồn khác nhau như sau:

- Miễn phí: Coursera, EdX, LinkedIn Learning, ....

- Trả phí: Corporate Finance Institute, Udemy,....

3. Industry specific knowledge:

Kiến thức về ngành là phần thường bị nhiều bạn bỏ qua nhất khi ứng tuyển vào các vị trí mới ra trường. Lí do thường là vì các bạn rải hồ sơ ở nhiều công ty ở các ngành nghề khác nhau khiến cho các bạn thường gặp khó khăn trong việc tìm hiểu kiến thức về quá nhiều ngành như vậy cũng như không biết phải tìm hiểu thế nào là đủ.

Lời khuyên của anh cho các bạn khi tìm hiểu về các ngành [industry] đó là các bạn nên nắm vững 3 yếu tố sau:

- Các xu hướng chính trong ngành [Industry trends]

- Các người tham gia trong ngành [Industry key stakeholders]

- Các mô hình kinh doanh phổ biến trong ngành [Business models], bao gồm các kênh bán hàng, mô hình phân phối sản phẩm, tập khách hàng,....

Một vài nguồn thông tin về ngành miễn phí:

- Báo cáo từ các công ty nghiên cứu thị trường: Nielsen, Kantar,....

- Báo cáo từ các công ty tư vấn: Deloitte, McKinsey, BCG,....

- Báo cáo chiến lược cho cổ đông của các công ty lớn trong ngành

- Các case study được viết tốt trong các ngành, đặc biệt là ở các cuộc thi lớn do các công ty trong ngành tài trợ.

Chúc các bạn may mắn với hành trình phát triển bản thân trong tương lai!

Skill is understood as level of practical proficiency of a person in doing a job - Kỹ năng được hiểu là việc thực hành ở mức độ thông thạo của một người trong thực hiện một công việc [việc làm] nhất định. Competency is a combination of knowledge, skills, abilities, experiences, and attitude of a person which must be demonstrated to provide evidence of superior or effective performance in a job - Năng lực là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm và thái độ của một người, được thể hiện qua các minh chứng về việc thực thi đạt kết quả cao hoặc có hiệu quả trong một công việc [việc làm] nhất định.

COMPETENCIES NEEDED FOR LEADERS AND MANAGERS IN GENERAL - MỘT SỐ NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI NHÀ LÃNH ĐẠO VÀ NHÀ QUẢN LÝ NÓI CHUNG

I. Core Competencies and Skills - Những năng lực và kỹ năng thiết yếu

1. Goals setting and monitoring – Thiết lập mục tiêu và theo dõi việc thực hiện

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để thiết lập các mục tiêu theo mô hình SMART [Specific: cụ thể; Measurable: có thể đo lường được; Actionable: khả thi, có thể thực hiện được; Relevant: có liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề hay thích hợp công việc và định hướng phát triển chung; Time-bound: thời hạn hoàn thành], có tính thách thức, gắn với mục tiêu của các cấp cao hơn, và tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

2. Planning and Organizing – Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình công tác, kế hoạch tổng thể, kế hoạch hành động, có sự phân công nhiệm vụ, phân giao trách nhiệm và bố trí sử dụng nguồn lực hợp lý, đảm bảo thực hiện thành công các kế hoạch đề ra.

3. Developing Others – Phát triển nhân viên

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để đánh giá năng lực nhân viên, xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch nhân sự kế cận, lộ trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên; đồng thời, chủ trì hoặc tổ chức việc chuẩn bị nội dung, cách thức học tập và tiến hành đào tạo bồi dưỡng, hướng dẫn, huấn luyện, phát triển nhân viên, có sự kết hợp giữa mục tiêu nâng cao năng lực của cá nhân với mục tiêu phát triển của tổ chức.

4. Leading Continuous Improvement – Dẫn dắt sự cải tiến không ngừng

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để lãnh đạo, dẫn dắt, khích lệ nhân viên có sự đổi mới, cải tiến không ngừng nghỉ trong công việc, thể hiện qua việc thiết lập, trang bị những công cụ và hướng dẫn các phương pháp theo dõi việc thực thi cũng như cách thức cải tiến công tác.

5. Managing Budget - Quản lý ngân sách 

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để thiết lập quy trình lập ngân sách, tiến hành xây dựng, triển khai thực hiện và kiểm soát ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị mình nhằm đạt mục tiêu sử dụng hiệu quả ngân sách.

II. Optional Competencies and Skills 

Năng lực và Kỹ năng tùy chọn [tùy thuộc quy mô, tính chất hoạt động của tổ chức, đặc thù lĩnh vực, ngành nghề, vị trí, công việc]

1. Strategic Planning – Lập kế hoạch chiến lược

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để xây dựng chiến lược và kế hoạch dài hạn của tổ chức, ngành, lĩnh vực hoặc mảng công tác của đơn vị.

2. Decision Making – Ra quyết định

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên các sự kiện và số liệu, mang lại hiệu quả tích cực trong những hoàn cảnh bình thường cũng như trong những tình huống giải quyết vấn đề, xử lý khủng hoảng cụ thể.

3. Developing Systems and Process – Xây dựng các hệ thống và quy trình

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để xây dựng các hệ thống và các quy trình mang tính hệ thống, quy trình làm việc; xác định, thiết lập và duy trì các yếu tố cần thiết đối với hệ thống quản lý; hướng dẫn áp dụng các quy trình hệ thống và quy trình giải quyết công việc.

4. Maintaining Organizational Discipline – đảm bảo tính kỷ luật của tổ chức

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để thiết lập và duy trì các nguyên tắc làm việc, kỷ luật kỷ cương trong cơ quan, đơn vị, và nêu gương trong việc thực hiện các nguyên tắc và kỷ luật đã đề ra.

5. Leading Others – Lãnh đạo người khác

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để lãnh đạo, tạo ảnh hưởng để người khác thực hiện công việc theo định hướng của mình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

6. Influencing Others – Gây ảnh hưởng đến người khác

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để tác động, tạo ảnh hưởng để người khác thực hiện công việc hoặc thể hiện thái độ, hành vi theo mong muốn của mình.

7. Controlling Process and People – Kiểm soát quy trình và con người

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để thiết lập tầm kiểm soát [theo dõi, giám sát], đưa ra các giải pháp, biện pháp, công cụ để kiểm soát tiến độ, chất lượng, hiệu quả của quy trình, kiểm soát hiệu quả thực thi của người nhân viên, tránh quy trình và người thực hiện vượt khỏi phạm vi kiểm soát đã định.

8. Project Management – Quản lý dự án

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để quản trị một dự án, bao gồm việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch tổng thể, kế hoạch hành động, xác định và phân bổ các nguồn lực, kiểm soát tiến độ và quản lý con người thực hiện dự án.

9. Change Management – Quản lý sự thay đổi

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để phân tích thực trạng, nhận diện vấn đề, tình huống bất thường, đánh giá nhu cầu thay đổi, phân tích thiệt hơn, rủi ro, xác định và phân bổ nguồn lực, lập kế hoạch tổng thể, lộ trình các bước thực hiện, lên kịch bản ứng phó các tình huống và lập kế hoạch hành động cho sự thay đổi, kiểm soát và đánh giá hiệu quả của sự thay đổi.

10. Self-Development – Tự phát triển

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để tự học tập, nâng cao trình độ, năng lực và phát triển bản thân.

11. Fostering Teamwork – Bồi dưỡng tinh thần làm việc tập thể

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để thúc đẩy, duy trì tinh thần làm việc tập thể, đáp ứng yêu cầu đảm bảo thành công của đội/nhóm.

12. Empowering Others – Tăng cường quyền năng

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để đánh giá năng lực người khác để trao quyền chủ động thực hiện lĩnh vực công việc được giao một cách hiệu quả, kịp thời, sát thực tế.

13. Interacting with People – Tương tác với mọi người

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để tương tác, giao tiếp, phối hợp hoạt động, làm việc hiệu quả trong đội nhóm hoặc hợp tác làm việc với bộ phận khác một cách hiệu quả.

14. Effective Communication – Giao tiếp, truyền đạt hiệu quả

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để truyền thông, giao tiếp, trao đổi thông tin một cách hiệu quả, thể hiện qua cách thức truyền đạt, tiếp nhận, phân tích, xử lý và sử dụng thông tin, qua việc thiết lập và sử dụng các công cụ trao đổi, phản hồi thông tin hiệu quả.

15. Customer Orientation – Định hướng về khách hàng

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để đáp ứng, làm hài lòng khách hàng [bên trong, bên ngoài], tận tâm phục vụ, lấy khách hàng làm trung tâm để mọi quy trình hoạt động trong tổ chức đều hướng tới.

16. Entrepreneurship – Tinh thần doanh nghiệp

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để tạo dựng và duy trì tinh thần doanh nghiệp, nhận thức và hành động với trách nhiệm như người doanh nhân để tiết kiệm chi phí, năng động, linh hoạt giải quyết công việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của tổ chức, đóng góp vào thành quả và sự phát triển của tổ chức của mình; không ngừng đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động để đạt kết quả chung cao nhất, kể cả đối với mảng công việc nằm ngoài phạm vi chức trách nhiệm vụ của mình.

17. Stress Resistance – Chịu đựng căng thẳng

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để duy trì hiệu quả và thái độ làm việc ổn định ngay cả trong những tình cảnh khó khăn, vất vả, nhiều áp lực; có khả năng kiềm chế cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, ức chế, chịu được sức ép từ nhiều phía.

18. Managing for Results – Quản lý theo kết quả

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để quản lý với mức độ quyết tâm cao, định hướng vào kết quả; chú trọng thiết lập những mục tiêu nhiều thách thức và luôn phấn đấu đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao.

19. Act with Integrity – Hành động với lòng liêm chính

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để đảm bảo đạo đức nghề nghiệp, thể hiện sự liêm khiết, chính trực, tạo dựng được lòng tin với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, với đối tác và các bên liên quan, luôn gương mẫu thực hiện những điều đã cam kết.

20. Delivering Effective Presentation – Trình bày hiệu quả

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để chuẩn bị và trình bày [đặc biệt là thuyết trình] hiệu quả những chủ đề công tác trước hội nghị, trước nhiều người.

21. Finance for Non-Financial Managers – Lĩnh vực tài chính dành cho những người không chuyên về quản lý tài chính

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để hiểu và thực hiện một số nội dung công việc căn bản của lĩnh vực tài chính, có khả năng đọc hiểu các báo cáo tài chính, lập và kiểm soát ngân sách của cơ quan, đơn vị.

22. Train the Trainers – Đào tạo ‘máy cái’

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để huấn luyện, đào tạo nhân viên để họ tiếp tục huấn luyện, kèm cặp người khác.

23. Results-Driven – Hướng tới kết quả

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để lấy kết quả làm định hướng cho công việc, luôn hướng mọi nỗ lực để quyết tâm đạt kết quả cao nhất, thể hiện qua việc thiết lập các mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu, kiểm soát chặt chẽ tiến độ công việc; lập ngân sách dựa trên kết quả và sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt mục tiêu.

24. Cost-Driven – Chú trọng chi tiêu hợp lý

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để tiết kiệm chi tiêu, sử dụng hiệu quả kinh phí.

25. Learning from Experience – Học hỏi từ kinh nghiệm

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để phân tích và đúc rút bài học kinh nghiệm từ những thành công và thất bại của mình cũng như người khác để cải tiến công tác, thực thi tốt hơn.

26. Cross-Functional Team Commitment – Cam kết trong các đội/nhóm liên ngành

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để phân tích và hợp tác hiệu quả đối với những công việc trong các chương trình, dự án, hay tình huống nan giải, khẩn cấp đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, sự hỗ trợ của nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị. 

27. English [Or Other Foreign Languages] – Tiếng Anh [hoặc ngoại ngữ khác]

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để tổ chức nghiên cứu, học tập, làm việc bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác đối với công việc của bản thân và của cơ quan, tổ chức.

28. ICT and Digital Transformation – Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số

Có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi trên thực tế để ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, xử lý công việc trên môi trường mạng, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số phù hợp với yêu cầu công việc và chiều hướng phát triển của tổ chức, lĩnh vực công tác.

SKILLS NEEDED FOR SUPERVISORS AND EQUIVALENT - NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI CẤP GIÁM SÁT, QUẢN LÝ TRỰC TIẾP

I. Core Competencies and Skills – Năng lực, kỹ năng cốt lõi

1. Goals Setting – Thiết lập mục tiêu

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART, mang tính thách thức, gắn với mục tiêu của cấp trên và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

2. Job Planning – Hoạch định công việc

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, lịch biểu công tác ngắn hạn [ngày, tuần, tháng, quý] cho công việc của bản thân và đơn vị được giao phụ trách.

3. Controlling Process and People – Kiểm soát quy trình và người thực hiện

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc kiểm soát tiến độ và chất lượng thực hiện công việc theo một chương trình, kế hoạch, quy trình đã có; kiểm soát được thời giờ và hiệu quả làm việc của nhân viên trong đơn vị mình.

4. Results-Orientation – Định hướng vào kết quả

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc nỗ lực đạt kết quả cao nhất; thiết lập được các mục tiêu nhiều thách thức và quyết tâm hoàn thành; luôn hướng tới đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao.

5. Communication Skills – Kỹ năng truyền đạt giao tiếp

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc giao tiếp, trao đổi thông tin hiệu quả, thể hiện qua cách truyền đạt, tiếp nhận thông tin, sử dụng các công cụ để trao đổi, phản hồi thông tin hiệu quả.

II. Optionnal Skills – Các kỹ năng tùy chọn

1. Presentation Skills – Kỹ năng trình bày

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc chuẩn bị và trình bày những vấn đề cần quan tâm thảo luận trước nhóm nhỏ, biết sử dụng các công cụ trình bày, thuyết trình.

2. Analytical Skills – Kỹ năng phân tích

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc nhận diện, phân tích, làm rõ vấn đề, hiện tượng, tình huống phát sinh [phức tạp tương đối] và đề ra hướng xử lý phù hợp.

3. Problem Solving – Giải quyết vấn đề

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc nhận diện, phân tích, xác định bản chất, nguyên nhân của vấn đề [phức tạp tương đối] và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

4. Adaptability – Khả năng thích ứng

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc thích ứng với môi trường làm việc, hòa nhập với đồng nghiệp, phù hợp với văn hóa, các quy trình, hệ thống và sự thay đổi của tổ chức.

5. Influencing Others – Gây ảnh hưởng

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc tạo ảnh hưởng đến người khác và nhân viên trong đơn vị để hướng họ thực hiện theo mong muốn của mình.

6. Customer Focus – Chú trọng khách hàng

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc tập trung quan tâm vào khách hàng, ý thức rõ tầm quan trọng của khách hàng, luôn lồng ghép yếu tố đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng vào trong các mục tiêu, chương trình, kế hoạch hành động và các hành vi ứng xử của mình và đơn vị mình.

7. Act with Integrity – Hành động với lòng liêm chính

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cao, chính trực, và có được sự tin tưởng của mọi người.

8. Time Management – Quản lý thời gian

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc, lập kế hoạch công tác với sự phân bổ thời gian hợp lý, xác định được thứ tự ưu tiên giải quyết công việc.

9. Negotiation Skills – Kỹ năng đàm phán

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc đàm phán, thương lượng với đối tác, khách hàng để giải quyết vấn đề hay mang lại kết quả, hiệu quả cao nhất trong công việc.

10. Coaching Skills – Kỹ năng huấn luyện

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc huấn luyện, hướng dẫn, kèm cặp nhân viên, đặc biệt lại thông qua hình thức đào tạo tại nơi làm việc [On the Job Training].

11. Effective Meeting – Tổ chức hội họp hiệu quả

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc chủ trì tổ chức các cuộc họp nhỏ của đội nhóm một cách hiệu quả, không lãng phí nguồn lực, thời gian, bám sát chủ đề, có kết luận để triển khai thực hiện một cách khả thi.

12. Conflict Resolution – Giải quyết mâu thuẫn

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc nhận diện, đưa ra giải pháp thu xếp, thỏa hiệp phù hợp nhất để giải quyết bất đồng, đặc biệt là xử lý mâu thuẫn nội bộ.

13. Self-Development – Phát triển bản thân

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc tự học tập, phát triển bản thân.

14. Fostering Open Dialogue – Tạo diễn đàn đối thoại cởi mở

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc tạo môi trường làm việc tích cực, dân chủ, khuyến khích trao đổi cởi mở, thẳng thắn, chân thành, trên tinh thần xây dựng; bản thân có khả năng đối thoại và khuyến khích đối thoại trong công tác.

15. Maintaining Team Discipline – Duy trì kỷ luật đội nhóm

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc duy trì kỷ luật và gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật, quy tắc ứng xử của cơ quan và của đơn vị.

16. Teamwork – Làm việc nhóm

Có khả năng thực hiện trên thực tế cách thức và yêu cầu làm việc theo đội nhóm, phát huy tinh thần đồng đội, và thực thi cam kết trong đội nhóm.

17. Motivating Others – Tạo động lực

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc động viên, khích lệ tinh thần làm việc, thúc đẩy động cơ học tập, tăng cường năng lực, nâng cao kết quả công tác của nhân viên trong đơn vị.

18. Fostering Work Commitment – Tạo dựng quyết tâm làm việc

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc tạo dựng lòng tận tâm, cam kết hoàn thành công việc được giao.

19. Small Project management – Quản trị dự án nhỏ

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc quản lý những dự án nhỏ, chú trọng việc triển khai thực hiện và theo dõi tiến độ hoạt động.

20. Stress Resistance – Chịu được căng thẳng

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc chịu được áp lực công việc, kiềm chế cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, bức xúc, chịu được sức ép từ nhiều phía.

21. Positive Thinking – Tư duy tích cực

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc duy trì cách thức tư duy tích cực, nhìn nhận vấn đề qua lăng kính lạc quan, tích cực, tin tưởng vào các giải pháp, có niềm tin vào sự thành công của đơn vị, kể cả trong những tình huống nan giải.

22. Making Reports – Xây dựng Báo cáo

Có khả năng thực hiện trên thực tế đối với việc chuẩn bị các loại hình báo cáo, giải trình cần thiết theo yêu cầu công việc và chỉ đạo của cấp trên.

23. English [Or Other Foreign Languages] – Tiếng Anh [hoặc ngoại ngữ khác]

Có khả năng nghiên cứu, giao dịch bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác trên thực tế ở mức độ phù hợp với công việc.

24. Computer and Digital Transformation – Vi tính và Chuyển đổi số

Có khả năng sử dụng máy tính, các phần mềm và đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số phù hợp với yêu cầu công việc và chiều hướng phát triển của cơ quan, đơn vị./.

TS Phạm Đức Toàn - Phó Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề