Em hay nêu diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

- Mùa Xuân năm 1975, sau khi bị mất toàn bộ quân khu 1 và 2, một nửa binh lực của quân ngụy đã bị tiêu diệt. Chúng lần lượt tổ chức các tập đoàn phòng ngự từ xa, như tập đoàn phòng ngự Phan Rang, tập đoàn phòng ngự Xuân Lộc và sau đó là tập đoàn phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn.

- Ngày 18/4, ta tiến công Phan Rang, đập tan tuyến phòng ngự của địch ở đây

- Ngày 20/4, trước sức tiến công của ta, Sư đoàn 18 ngụy tháo chạy, Xuân Lộc thất thủ.

- Các tuyến phòng ngự từ xa đã bị phá vỡ, địch co về phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn với ba tuyến phòng ngự: vòng ngoài [bán kính 25 - 30 km], vòng ven và nội đô.

- Giữa tháng 4, ta quyết định mở chiến dịch tiến công mang tên “Hồ Chí Minh” nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam trước mùa mưa. Tất cả các lực lượng chiến lược được huy động cho chiến dịch này.

- Sau khi đã hoàn thành công tác chuẩn bị và tập trung một khối lượng rất lớn lực lượng và phương tiện trong thời gian ngắn nhất ở vùng kế cận Sài Gòn, chiều 26/4, ta nổ súng mở màn chiến dịch. Từ năm hướng các quân đoàn đồng loạt tiến công Sài Gòn.

Từ 26 đến 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn. Địch bị rối loạn hoàn toàn về chiến lược.

- Từ chiều 28/4, các cánh quân ngụy không còn nhận được lệnh từ Tổng hành dinh và các tướng chỉ huy nữa vì họ đã tháo chạy ra nước ngoài.

- Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Đại tướng Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các bị bắt và phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện trước Quân giải phóng [ảnh tư liệu]

- Ngày 29/4, quân ta tổng tiến công. Các binh đoàn bộ đội hợp thành tiến công trong hành tiến, tiêu diệt các cánh quân địch ngăn chặn và phản kích, nhằm thẳng các mục tiêu đã được phân công.

- Sáng 30/4, trong thế thua đã rõ ràng, địch xin ngừng bắn, bộ đội ta vẫn kiên quyết tiến công. Các quân đoàn nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu.

- 11h30 ngày 30/4, sau khi Dinh Độc Lập thất thủ, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 1/5, toàn bộ lực lượng còn lại của quân ngụy tan rã, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Trưa ngày 30/4/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 thuộc biên chế của Lữ đoàn 203 [Binh chủng Tăng - Thiết giáp] hùng dũng tiến lên, húc đổ cánh cổng sắt Dinh Độc Lập. Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng Đại đội xe tăng 2, từ xe tăng 843 tiến lên, cắm lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh. Cùng lúc ấy, các chiến sỹ của Lữ đoàn xe tăng 203, Trung đoàn bộ binh 66 - lực lượng xung kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và lực lượng biệt động thành Sài Gòn tiến vào Dinh. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh và toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện.

 

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ảnh: Tư Liệu

Để có được thắng lợi vĩ đại ấy, dân tộc ta đã trải qua một cuộc chiến tranh trường kỳ và gian khổ suốt 21 năm. Hàng triệu cán bộ, chiến sỹ và đồng bào đã anh dũng hy sinh. Từ những nguồn tư liệu lịch sử, xin được nhắc lại một số diễn biến chính của Chiến dịch lịch sử này.

Mùa Xuân năm 1975, sau Chiến dịch Tây Nguyên [từ 4/3 đến 3/4/1975], Chiến dịch Huế - Đà Nẵng [từ 5/3 đến 2/4/1975] thắng lợi, ta đã giải phóng một vùng rộng lớn, gồm các tỉnh Tây Nguyên và toàn bộ vùng duyên hải miền Trung. Địch mất toàn bộ Quân khu 1 và Quân khu 2. Một nửa binh lực của quân ngụy Sài Gòn đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, địch vẫn ra sức tổ chức lực lượng, tăng cường phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến lược để có thể mặc cả với ta trên chiến trường. Chúng nhanh chóng tổ chức các tuyến phòng ngự từ xa, như các tuyến: Phan Rang, Xuân Lộc và tuyến phòng ngự trực tiếp bảo vệ thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày 18/4, ta tiến công Phan Rang, đập tan tuyến phòng ngự của địch, bắt sống Trung tướng Tư lệnh mặt trận Nguyễn Vĩnh Nghi. Ngày 20/4, trước sức tiến công của ta, Sư đoàn 18 ngụy tháo chạy. Xuân Lộc thất thủ. Các tuyến phòng ngự từ xa của địch bị phá vỡ, buộc chúng phải co về phòng ngự trực tiếp thành phố Sài Gòn với ba tuyến chính: vòng ngoài [bán kính 25 - 30 km], vòng ven và nội đô.

Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với quyết tâm giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam trước mùa mưa. Tất cả các lực lượng chiến lược được huy động cho chiến dịch này.

Ngày 8/4/1975, tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Sau đó, Chiến dịch được Bộ Chính trị quyết định đổi tên thành “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Đại tướng Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh; các đồng chí Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh và Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh. Lực lượng ta được triển khai thành 5 cánh quân, với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn theo tinh thần chỉ đạo: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”.

Chiều 26/4, ta nổ súng mở màn Chiến dịch. Từ 5 hướng, các quân đoàn đồng loạt tiến công Sài Gòn. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng ngày 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt đã được phân công.

Trên hướng Tây Bắc, 5 giờ ngày 30/4, Quân đoàn 3 với lực lượng đột kích thọc sâu, chủ yếu là Sư đoàn 10, được pháo binh chi viện, bắn phá liên tục vào sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Bộ Tư lệnh quân dù, Bộ Tư lệnh thiết giáp, Bộ Tư lệnh không quân… Sau đó tiến công bằng cơ giới, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Đến trưa 30/4, Trung đoàn 24 [Sư đoàn 10] đã làm chủ hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất, Trung đoàn 28 [Sư đoàn 10] chiếm Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Trên hướng Bắc, suốt đêm 29 rạng sáng ngày 30/4, Quân đoàn 1 tiến công, bao vây, tiêu diệt địch tại cụm cứ điểm Lai Khê, tiến công căn cứ Phú Lợi, đánh chiếm thị xã và tiểu khu Bình Dương, đập tan hệ thống phòng ngự chi khu quân sự Lái Thiêu, mở toang cánh cửa cuối cùng trên hướng Bắc tiến vào nội đô Sài Gòn. Rạng sáng ngày 30/4 các đơn vị của Quân đoàn tiến công cầu Bình Phước, cầu Vĩnh Bình, đánh chiếm Gò Vấp, sau đó thực hành thọc sâu theo đường Bạch Đằng, Chi Lăng đánh vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

Trên hướng Tây Nam, đêm ngày 29/4, lực lượng đột kích chủ yếu của Đoàn 232 do Sư đoàn 9 đảm nhiệm tiến vào nội thành Sài Gòn theo 3 trục chính. 10 giờ 30 phút, ngày 30/4, lực lượng thọc sâu Sư đoàn 9 đã vây chặt biệt khu Thủ đô. Tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô ngụy Sài Gòn đã đầu hàng và kêu gọi sĩ quan, binh lính thuộc quyền hạ vũ khí.

Trên hướng tiến công quan trọng Đông - Đông Nam, trưa ngày 29/4, nhận được chỉ thị của Thường trực Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lệnh cho Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4 “tiến công vào nội đô Sài Gòn” từ 16 giờ ngày 29/4/1975 [sớm hơn 12 giờ so với các hướng khác].


Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường hoan hô bộ đội giải phóng.

Ảnh: Tư Liệu

14 giờ ngày 29/4, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 đánh chiếm các mục tiêu còn lại ở khu vực Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái và thành Tuy Hạ. Rạng sáng ngày 30/4, được pháo binh và xe tăng yểm trợ, Sư đoàn vượt sông Đồng Nai, đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái, sau đó phát triển vào nội thành đánh chiếm Bộ Tư lệnh hải quân địch, phát động và hỗ trợ cho nhân dân quận 9 nổi dậy giành quyền làm chủ.

5 giờ sáng ngày 30/4, mũi đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 do Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn trực tiếp chỉ huy, gồm hơn 400 xe cơ giới, dẫn đầu là xe tăng và xe thiết giáp, theo xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn, tiến công vào nội đô Sài Gòn. Dọc đường tiến công, các đơn vị trong đội hình vừa đi vừa đánh, quét sạch các đồn, bốt, tuyến phòng ngự chốt chặn của đối phương.

Cũng trong sáng 30/4, tại khu vực thành phố Biên Hòa, Quân đoàn 4 tiến công vào Thủ Đức, ngã ba Tam Hiệp rồi chuyển sang cầu xa lộ Đồng Nai tiến vào thành phố.

Đội hình thọc sâu Quân đoàn 2 sau khi đè bẹp một số mục tiêu quan trọng ở quận Thủ Đức, đã tiến sát cầu Sài Gòn. Tại đây ta gặp sự phản kích dữ dội của địch. Nhưng trước sự phối hợp hỏa lực hiệu quả và các mũi tiến công của quân ta, địch phải bỏ vũ khí tháo chạy.


Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cánh cổng sắt của Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975.

Ảnh: Tư Liệu

9 giờ, lực lượng đi đầu binh đoàn đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 tiếp tục vượt cầu Sài Gòn, tiến về phía Dinh Độc Lập. Phía nam cầu, Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 chỉ thị cho cán bộ Lữ đoàn xe tăng 203 điều chỉnh Tiểu đoàn 2 thiết giáp dàn đội hình, giữ cự ly, bám Tiểu đoàn 1 xe tăng đi đầu; chỉ thị cho Ban chỉ huy tiền phương Trung đoàn 66 bám sát đội hình xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập và đánh chiếm Đài phát thanh.

Vượt qua sự chống trả quyết liệt ở cầu Thị Nghè, lực lượng thọc sâu cơ động dọc theo tường rào Thảo Cầm Viên. Tiểu đoàn 1 xe tăng do Đại đội 4 dẫn đầu, tiếp cận cổng chính Dinh Độc Lập. Xe tăng đi đầu mang số hiệu 843 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy húc vào cánh cổng, nhưng xe bị chết máy, ngay lập tức xe tăng mang số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy đi sau vượt lên, lao vào húc đổ cánh cổng chính cửa Dinh Độc Lập. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Ngay sau đó, Tổng thống Dương Văn Minh lên Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện quân giải phóng.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là mốc son chói lọi, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nguyễn Vũ Điền

[Hội Khoa học lịch sử tỉnh Sơn La]

Video liên quan

Chủ Đề