Mối quan hệ giữa công vụ dịch vụ công và hành chính công

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Hành chính công là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác động có tổ chức và là sự điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước tới các quá trình xã hội và hành vi của con người thông qua việc các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân. Hành chính công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia một cách hữu hiệu nhất trong từng giai đoạn phát triển[1].

Quản lý hành chính công được thực hiện bởi các công chức, những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức công ở mọi cấp của chính phủ và có nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có thể là thu thập và phân tích số liệu thống kê, giám sát quỹ, soạn thảo luật, phát triển chính sách, thi hành chính sách của chính phủ. Công chức có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như nhà phân tích chính sách, biên tập, nhà quản lý của các cơ quan tổ chức nhà nước ở mọi cấp.

Hành chính công là một ngành khoa học. So với những ngành liên quan khác như khoa học chính trị, hành chính công khá mới và nổi lên từ thế kỷ 19. Là ngành có nhiều chuyên ngành nhỏ, nó có nhiều học thuyết và khái niệm phát triển từ chính trị học, kinh tế học, xã hội học, luật hành chính, quản trị học và một số ngành khác. Mục tiêu của ngành này liên quan đến các giá trị dân chủ nhằm phát triển sự công bằng, sự công lý, sự an toàn, sự hiệu quả của các dịch vụ công cộng; quản trị kinh doanh thì chủ yếu quan tâm đến lợi nhuận.

  • Chính trị: Hành chính công là hoạt động liên quan đến xây dựng và thực thi chính sách công như tư vấn chính sách, xây dựng dự thảo. Hành chính công cũng là người thực thi đầy đủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước
  • Pháp lý: Hành chính công là luật tổng hành động đưa pháp luật vào đời sống, ban hành ra các văn bản dưới luật để thể hiện luật, triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước và biến các ý tưởng đó thành sản phẩm cụ thể[2]
  1. Chỉ huy, lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát mọi hoạt động của các chủ thể cá nhân trong quốc gia để đạt được mục tiêu quốc gia
  2. Duy trì và phát triển cao các mối quan hệ giữa xã hội và pháp luật, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người[3]
  1. Mục tiêu hoạt động: Đặc điểm nổi bật của bất kỳ một cơ quan Hành chính công nào là hoạt động vì mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng, trong khi đó mục tiêu chủ yếu của hành chính tư là lợi nhuận, phục vụ mọi người vì động cơ lợi nhuận.
  2. Tính chính trị: Hành chính công vì tính chất chính trị của tổ chức, trong mọi hoạt động của mình Hành chính côngluôn mang màu sắc chính trị và bị các mục tiêu chính trị chi phối, gây ảnh hưởng. Nhưng hành chính tư lại không hề có màu sắc chính trị, nó hoạt động mà không hề bị tác động bởi một động cơ chính trị nào.
  3. Tính quyền lực: Hành chính công mang tính quyền lực Nhà nước, tính mệnh lệnh cưỡng chế rất cao. Hành chính tư không mang tính quyền lực Nhà nước tính cưỡng chế không cao.
  4. Cơ sở pháp lý: Hành chính công có những thủ tục hết sức phức tạp, phải tuân theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định, không được phá bỏ, nó luôn luôn cứng nhắc, mang tính quan liêu, chậm chạp, hiệu quả hoạt động thấp. Còn Hành chính tư cũng phải tuân theo một số quy tắc nhưng nó lại mềm dẻo và linh hoạt hơn rất nhiều và thủ tục thì đơn giản và dễ dàng thực hiện.
  5. Quy mô tổ chức hoạt động: Quy mô của Hành chính công trên nguyên tắc rất lớn, có thể bao trùm cả xã hội hay một lĩnh vực rộng lớn. Nhưng Hành chính tư lại có quy mô linh hoạt, tuỳ vào từng tổ chức mà áp dụng quy mô.
  6. Hoạt động của Hành chính công chịu áp lực của xã hội và mọi quyết định của Hành chính công đều phù hợp và đáp ứng được lợi ích của cộng đồng, đó là sự đồng hành của Hành chính công với xã hội, nghĩa là mọi quyết định hay hoạt động của Hành chính công phải tham khảo ý kiến của công chúng, còn hành chính tư không cần quan tâm đến điều này.
  7. Tài chính hoạt động: hành chính công sử dụng mặt khối lượng lớn về vật chất và tài chính hoạt động nên sai sót của nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế- xã hội. Tài chính hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Hành chính tư sử dụng khối lượng nhỏ tài chính vật chất sai sót ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ, tài chính hoạt động tự có.
  8. Chủ thể và khách thể của Hành chính công và Hành chính tư khác nhau. Chủ thể của Hành chính công là các cơ quan của NN, các cá nhân được uỷ quyền và các chủ thể này có những đặc điểm là mang tính quyền lực Nhà nước, hoạt động rộng khắp trên các mặt của đời sống xã hội, quản lý thông qua các quyết định hành chính và hành vi hành chính. Còn hành chính tư chủ thể của có thể là cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập tổ chức đó, chủ thể này chỉ có quyền lực tổ chức, chỉ có quyền quản lý trong phạm vi tổ chức, họ có thể quản lý tổ chức bằng nhiều biện pháp và hình thức mà pháp luật cho phép.
  9. Yêu cầu đối với đội ngũ những người tham gia hoạt động: Kỹ năng cần có đối với nhà hành chính lớn hơn rất nhiều so với nhà điều hành doanh nghiệp.[4]

  1. ^ Giáo trình Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, trang 6
  2. ^ Giáo trình Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, trang 10
  3. ^ Giáo trình Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, trang 15
  4. ^ Giáo trình Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, trang 25-33

  • Mối quan hệ giữa hành chính công và quản lý công – Liên hệ Việt Nam Lưu trữ 2009-08-06 tại Wayback Machine.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hành_chính_công&oldid=65805829”

1. Dịch vụ hành chính công

Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước giao cho nền hành chính đảm trách là cung ứng dịch vụ công. Nền hành chính ngày càng phát triển, vì vậy dịch vụ công được mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, đồng thời cần phối hợp và điều hòa các nguyện vọng cá nhân với lợi ích của cộng đồng, của đất nước, hướng tới các mục tiêu của một xã hội dân chủ. Nhiều hoạt động cung ứng dịch vụ công được chuyển giao dần cho các khu vực ngoài Nhà nước thực hiện. Tức là Nhà nước không tự mình giải quyết tất cả các vấn đề xã hội mà đẩy mạnh dân chủ hóa gắn với phân quyền, xã hội hóa nhằm tập trung thực hiện tốt vai trò “lái thuyền”. 

Ở nước ta, chức năng cung cấp dịch vụ công là một hoạt động thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước đã được pháp luật quy định trong nhiều văn bản như Hiến pháp ngày 28 tháng 11 năm 2013; Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 06 năm 2015; Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;… Các văn bản quy phạm pháp luật này đã có những tác động tích cực trong quản lý, điều hành đối với các cơ quan hành chính các cấp; vừa tăng cường kỷ cương hành chính, vừa từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quản lý hành chính nhà nước, cung cấp dịch vụ công.

Theo như cách hiểu thông thường hiện nay thì hành chính công là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước, sử dụng nguồn lực công để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc hoạt động của tổ chức, cá nhân được ủy quyền cung ứng dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Dịch vụ công là những hoạt động thuộc về bản chất của bộ máy nhà nước. Là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức, do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm bảo đảm trật tự, lợi ích chung và công bằng xã hội. Xét theo lĩnh vực cung ứng dịch vụ, dịch vụ công gồm 3 loại: dịch vụ công trong lĩnh vực sự nghiệp; dịch vụ công trong lĩnh vực công ích và dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước hay còn gọi là dịch vụ hành chính công. Như vậy, dịch vụ hành chính công là một bộ phận cấu thành của dịch vụ công và được hiểu như sau:

“Dịch vụ hành chính công là một loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện để phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Nói cách khác, dịch vụ hành chính công là những hoạt động phục vụ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện dựa vào thẩm quyền hành chính - pháp lý của Nhà nước” [theo Nguyễn Ngọc Hiến [chủ biên], Hành chính công, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, năm 2006].

Cũng theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ, “dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân”.

2. Các loại hình và đặc điểm của dịch vụ hành chính công

Dịch vụ hành chính công ở nước ta thường được thể hiện thông qua các loại hình cơ bản như sau:

Một là, các hoạt động cấp các loại giấy phép. Giấy phép là một loại giấy tờ do các cơ quan hành chính nhà nước cấp cho các tổ chức và công dân để thừa nhận về mặt pháp lý, thể hiện quyền của các chủ thể này được tiến hành một hoạt động nào đó phù hợp với các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được cấp phép.

Hai là, các hoạt động cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực, bao gồm: công chứng, cấp chứng minh thư nhân dân [căn cước công dân], cấp giấy khai sinh, khai tử, cấp giấy đăng ký kết hôn, cấp giấy phép lái xe, đăng ký ô tô, xe máy, tàu thuyền...

Ba là, các hoạt động cấp giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Giấy đăng ký kinh doanh được cấp cho chủ thể kinh doanh khi chủ thể này thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh của mình. Giấy phép hành nghề là một loại giấy tờ chứng minh chủ thể này có đủ khả năng và điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật đối với một nghề nhất định nào đó, ví dụ: giấy phép hành nghề luật sư, hành nghề khám chữa bệnh…

Bốn là, hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nước. Các hoạt động này gắn với nghĩa vụ mà Nhà nước yêu cầu các chủ thể trong xã hội phải thực hiện.

Năm là, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính. Hoạt động này nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân.

Như vậy, có thể nói, dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ công đặc biệt, chỉ do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, luôn gắn liền với thẩm quyền mang tính quyền lực pháp lý, nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận, mọi người dân có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hành chính công. Với tư cách là chủ thể chịu trách nhiệm cung ứng dịch vụ hành chính công, Nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ hành chính công với tư cách trực tiếp để bảo đảm việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ này thông qua các cơ quan, tổ chức của mình lập ra. Nhiều nước coi cải cách các dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện là nội dung quan trọng nhất của cải cách dịch vụ công. Bởi lẽ, sự quan tâm của người dân đang tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ của Nhà nước đối với công dân thông qua dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước cung ứng. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đang khuyến khích và thực hiện xã hội hóa các dịch vụ hành chính công. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động sự tham gia rộng rãi của Nhân dân và các tổ chức vào hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công để cải thiện hiệu quả cung ứng và giảm tải áp lực cho Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước chỉ đảm trách vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công./.

htmlinh.snv

Video liên quan

Chủ Đề