Diện tích của trái đất là bao nhiêu năm 2024

Bạn biết có bao nhiêu nước trong bầu khí quyển của Trái đất không? Bầu khí quyển của chúng ta chứa rất nhiều nước đấy.

Diện tích của trái đất là bao nhiêu năm 2024
Ngắm bầu khí quyển của Trái đất từ độ cao 9.100m. Ảnh chụp màn hình

Trái đất thường được mệnh danh là "blue planet" (hành tinh xanh) do có nguồn cung cấp nước dồi dào. Không giống như trên các thiên thể khác trong Hệ Mặt trời - và có thể xa hơn nữa trên các ngoại hành tinh, nước lỏng có rất nhiều trên Trái đất và sự hiện diện của nó đã cho phép hàng triệu triệu loài tiến hóa và sinh sôi.

Nước bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái đất và 96,5% nguồn cung cấp nước khổng lồ của hành tinh là từ các đại dương, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS). Nhưng nước không chỉ ở bên dưới, nó còn di chuyển lên bầu khí quyển - một phần của chu trình nước hay còn gọi là chu trình thủy văn.

Hiện tại, có hàng tỉ gallon nước - chủ yếu ở dạng hơi - trên bầu trời. Nếu tất cả rơi xuống cùng lúc, thì sẽ là tai họa cho con người.

Theo USGS, thể tích của tất cả nước trên Trái đất được ước tính là gần 1,4 tỉ km3. Theo chu kỳ thủy văn, nước trên Trái đất không bao giờ ở một nơi quá lâu. Nó sẽ bay hơi, ngưng tụ tạo ra mây và rơi trở lại bề mặt dưới dạng kết tủa. Cứ như vậy lặp đi lặp lại.

Theo Britannica, nước bốc hơi tồn tại trong khí quyển khoảng 10 ngày. Điều này có nghĩa là bầu khí quyển Trái đất "ngập" trong nước.

Frédéric Fabry - Giám đốc Đài quan sát Radar J. Stewart Marshall và là phó giáo sư môi trường tại Đại học McGill (Canada) nói với Live Science, diện tích bề mặt của Trái đất là khoảng 510 triệu km2, và có khoảng 37,5 triệu tỉ gallon nước trong khí quyển. Nếu tất cả nước trong khí quyển rơi xuống cùng một lúc, mực nước đại dương toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 3,8cm.

Mặc dù việc tất cả nước rơi xuống cùng một lúc là điều vô cùng khó xảy ra, nhưng nếu bằng một cách nào đó nó tự chảy xuống một cách tự nhiên, thì nó sẽ không rơi đều khắp thế giới.

Đáng chú ý, biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến lượng hơi nước trong khí quyển trong những thập kỷ tới. Frédéric Fabry cho biết: "Nếu nhiệt độ trở nên ấm hơn, sự bốc hơi từ bề mặt sẽ tăng lên, và lượng nước trong khí quyển cũng vậy".

Kết quả là sự nóng lên toàn cầu có thể tăng nhanh. Hơi nước là thứ gây ra hiệu ứng nhà kính rất hiệu quả, do đó, khi bầu khí quyển ngày càng chứa nhiều nước, nó sẽ góp phần làm nhiệt độ ấm lên và tăng cường hiệu ứng nhà kính.

  • Giáo dục
  • Trắc nghiệm

Thứ tư, 29/3/2023, 20:58 (GMT+7)

Trái Đất có 149 triệu km2 đất liền nhưng không phải toàn bộ diện tích này đều có thể trồng trọt.

Nhật Lệ (Tổng hợp)

Trở lại Giáo dụcTrở lại Giáo dục

Chia sẻ

Trái Đất là nơi sinh sống của hơn 8 tỷ người và hàng triệu loài sinh vật khác nhau. Diện tích bề mặt Trái Đất lên đến hơn 510 triệu ki-lô-mét vuông. Thoạt nghe những thông số này, hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng Trái Đất là một hành tinh to lớn.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trái Đất lại là một hành tinh khá bé nhỏ. Nếu chỉ tính riêng trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất là lớn thứ 5/8 hành tinh, sau Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Trái Đất chỉ lớn hơn Sao Hỏa, Sao Kim và Sao Thủy.

Vậy nếu so sánh kích thước Trái Đất với Stephenson 2-18, ngôi sao lớn nhất từng được con người phát hiện và biết đến, sẽ như thế nào? Một đoạn clip ngắn mô phỏng về tỷ lệ kích thước của Trái Đất và ngôi sao Stephenson 2-18 vừa được chia sẻ lên mạng xã hội sẽ cho bạn câu trả lời.

Đoạn clip bắt đầu với hình ảnh mô phỏng 3D của Trái Đất, với phông nền phía sau giống hình ảnh của một bông hoa. Tuy nhiên, khi video bắt đầu thu nhỏ, người xem bắt đầu nhận ra phía sau mô hình Trái Đất chính là hình ảnh mô phỏng của siêu sao khổng lồ Stephenson 2-18.

Kích thước Trái Đất thế nào so với ngôi sao lớn nhất từng được biết đến? (Video: Reddit).

Chỉ trong một thời gian ngắn, hình ảnh Trái Đất đã bị biến mất và nhấn chìm hoàn toàn bởi kích thước của ngôi sao khổng lồ này và khi xem đến cuối video, nhiều người mới phải kinh ngạc khi nhận ra được kích thước khổng lồ của Stephenson 2-18.

Đoạn video so sánh kích thước của Trái Đất và ngôi sao Stephenson 2-18 đã "gây sốt" cộng đồng mạng và giúp nhiều cư dân mạng nhận ra rằng con người thật bé nhỏ và vũ trụ to lớn vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn, kỳ thú chưa được khám phá.

Sao Stephenson 2-18 to lớn đến mức nào?

Stephenson 2-18, còn được gọi là Stephenson 2 DFK1, là một ngôi sao siêu khổng lồ đỏ thuộc cụm sao Stephenson 2, nằm trong chòm sao Thuẫn Bài, nằm cách Trái Đất khoảng 20.000 năm ánh sáng. Đây là ngôi sao lớn nhất trong vũ trụ mà con người từng biết đến.

Siêu sao khổng lồ Stephenson 2-18 được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Mỹ Charles Bruce Stephenson vào năm 1990. Tên của nhà thiên văn học này đã được sử dụng để đặt cho cụm sao mở mà ông đã phát hiện ra.

Diện tích của trái đất là bao nhiêu năm 2024

So sánh kích thước Mặt Trời, siêu sao khổng lồ Uy Scuti và Stephenson 2-18 (Ảnh: Pinterest).

Stephenson 2-18 có bán kính ước tính gấp 2.150 lần bán kính Mặt Trời. Trong đó, bán kính Mặt trời ước tính đạt 695.700km, gấp 110 lần bán kính Trái Đất, nghĩa là Stephenson 2-18 có bán kính gấp 236.500 lần bán kính Trái Đất. Khối lượng của ngôi sao này ước tính lớn hơn gấp 1 tỷ lần khối lượng Mặt Trời.

Ngoài kích thước khổng lồ, Stephenson 2-18 còn là một trong những siêu sao khổng lồ màu đỏ phát sáng nhất mà con người từng biết đến trong vũ trụ, với độ sáng gấp 200.000 lần so với Mặt Trời. Tuy nhiên, do khoảng cách từ ngôi sao này đến Trái Đất quá xa nên con người chỉ có thể quan sát nó bằng kính thiên văn.

Stephenson 2-18 cũng là một ngôi sao rất già, với khoảng 20 triệu năm tuổi. Các nhà khoa học dự đoán ngôi sao này sẽ kết thúc cuộc đời của mình trong một vụ nổ siêu tân tinh diễn ra trong vài triệu năm tới.