Để xếp loại tốt về chỉ số cải cách hành chính, đơn vị cấp huyện cần đạt bao nhiêu điểm?

7/9 huyện, thành xếp hạng chỉ số cải cách hành chính ở mức trung bình

Cập nhật: Thứ hai 26/07/2021 - 14:57
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” xã Thượng Đình [Phú Bình].

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định công bố kết quả đánh giá, xếp hạng chỉ số cải cách hành chính [CCHC] các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và kết quả đo lường mức độ hài lòng của tổ chức cá nhân đối với sự hài lòng của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh năm 2020.

Theo bảng kết quả đánh giá, xếp hạng chỉ số CCHC năm 2020, có 2 sở đạt kết quả phân loại Tốt. Trong đó, đứng đầu 19 sở, ngành cấp tỉnh là: Sở Công Thương đạt 83,05 điểm; đứng thứ 2 là Sở Nông nghiệp và PTNT với số điểm 80,50.Nhóm kết quả phân loại khá có 8 sở, ban, ngành với số điểm từ 77,14 đến 71,08 điểm, còn lại 9 đơn vị nằm ở top trung bình.

Đối với xếp hạng chỉ số CCHC cấp huyện [không có loại Tốt], đứng đầu nhóm Khá là T.P Sông Công, tiếp đến là T.X Phổ Yên; 7 địa phương còn lại thuộc nhóm trung bình.

Ngay sau khi công bố kết quả xếp hạng chỉ số CCHC năm 2020, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành, thị tiếp tục rà soát, đánh giá, phân tích hạn chế, yếu kém, những tiêu chí có điểm số thấp hoặc không có điểm để tập trung đề ra các giải pháp khắc phục; tập trung rà soát tiến độ thực hiện nhiệm vụ CCHC đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu, mục tiêu đề ra.

UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác tự kiểm tra; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp; công khai 100% tiến độ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; khắc phục tình trạng giải quyết hồ sơ trả kết quả quá thời gian quy định…

Hằng Nga

Kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính, SIPAS năm 2020 và nhiệm vụ năm 2021 của Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên

2021-07-02 16:44:00.0

In Kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính, SIPAS năm 2020 và nhiệm vụ năm 2021 của Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên

Ngày 18/5/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1551/QĐ-UB về công bố kết quả đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và kết quả đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên năm 2020.

Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 được đánh giá trên cơ sở thực hiện Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14/9/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đo lường mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính và điều tra xã hội học xác định chỉ số cải cách hành chính tỉnh Thái Nguyên và Chỉ số cải cách hành chính của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2020; Quyết định số 3934/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Chỉ số và Quy định đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính năm 2020 đối với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 4042/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng thẩm định Chỉ số Cải cách hành chính năm 2020 của các Sở, UBND cấp huyện.

Việc đánh giá chỉ số cải cách hành chính năm 2020 được thể hiện ở kết quả chỉ số cải cách hành chính của 19 sở, ban, ngành và 09 UBND cấp huyện và kết quả đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên [SIPAS] của 09 sở, ban, ngành có phát sinh thủ tục hành chính và 09 UBND cấp huyện.

Theo đó, về kết quả chỉ số cải cách hành chính của 19 sở, ban, ngành, có 02 đơn vị được xếp loại tốt, 08 đơn vị xếp loại khá và 09 đơn vị xếp loại trung bình, điểm chỉ số cải cách hành chính cao nhất là 83,05 [Sở Công Thương] và thấp nhất là 51,48 [Ban Quản lý các KCN tỉnh], giá trị trung bình là 69,63; đối với cấp huyện không có xếp loại tốt, có 02 đơn vị được xếp loại khá, 07 đơn vị xếp loại trung bình, cao nhất là UBND thành phố Sông Công [71,06] và thấp nhất là UBND huyện Phú Bình [62,89], giá trị trung bình đạt 66,47. Sở Tư pháp xếp thứ 11, trong nhóm các đơn vị xếp loại trung bình với điểm đánh giá là 69,13 điểm.

Về kết quả đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên [SIPAS], điểm đánh giá cao nhất thuộc về Sở Giao thông vận tải với chỉ số hài lòng là 98,40/100; thấp nhất là Sở Tư pháp và Ban Quản lý các KCN tỉnh với chỉ số hài lòng là 88,30/100. Chỉ số này ở các huyện được đánh giá cao nhất cho UBND huyện Phú Lương với chỉ số hài lòng là 98,20 và thấp nhất là UBND thành phố Thái Nguyên với 91,40 điểm.

Trên cơ sở kết quả đánh giá trên, UBND tỉnh chỉ đạo, căn cứ kết quả được công bố, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức quán triệt, rút kinh nghiệm và có giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện Chỉ số cải cách hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân cho các năm tiếp theo.

Trước kết quả đánh giá còn thấp và rất thấp ở cả chỉ số cải cách hành chính và chỉ số SIPAS của Sở Tư pháp, đồng chí Giám đốc Sở đã có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, yêu cầu các đơn vị và mỗi cá nhân công chức, viên chức, người lao động cần nêu cao vai trò trách nhiệm; đặc biệt ở những bộ phận có liên quan đến các thành phần đánh giá chỉ số hành chính và có thủ tục hành chính với người dân, doanh nghiệp. Trước mắt, để tăng cường ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, Sở Tư pháp đã ban hành Thông báo số 741/TB-STP ngày 01/7/2021 về việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lĩnh vực Tư pháp bằng việc truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thái Nguyên tại địa chỉ: //dichvucong.thainguyen.gov.vn để thực hiện quy trình 5 bước với các hướng dẫn cụ thể của từng thao tác thực hiện. Đây là một trong những nội dung chỉ số thành phần Sở Tư pháp đã bị đánh giá thấp trong chỉ số cải cách hành chính năm 2020.

Bên cạnh đó, xác định đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công. Thông qua đó, các cơ quan hành chính nhà nước có thể nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ công.

Nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của đối tượng phục vụ của nền hành chính công, cần xác định rõ 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịnh vụ hành chính công, gồm: [1] tiếp cận dịch vụ hành chính công; [2] thủ tục hành chính; [3] công chức trực tiếp giải quyết công việc; [4] kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công; [5] việc tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị. Chỉ bằng cách xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, các mắt xích, khâu nối các quy trình mới có thể đề ra những giải pháp, phương án phù hợp cải thiện chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với các dịch vụ thuộc lĩnh vực Tư pháp.

Kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính, SIPAS năm 2020 đã đặt ra nhiều yêu cầu, nhiệm vụ cho toàn ngành Tư pháp để cải thiện các chỉ số này năm 2021 và những năm tiếp theo; phản ánh đúng năng lực và những đóng góp của Sở Tư pháp đối với các hoạt động của chính quyền địa phương trong những năm gần đây. Đó không chỉ là nhiệm vụ, mà thực sự đã trở thành những trăn trở của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức trong bối cảnh nhiệm vụ công tác Tư pháp được giao ngày càng nặng nề, có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên.

Lê Thị Minh Hiếu

Chi tiết tin

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết
Your browser does not support the audio element.
Tìm hiểu về các chỉ số đánh giá địa phương trong các lĩnh vực Cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị và hành chính công
04/05/2015

Trong những năm gần đây, để đánh giá, so sánh các địa phương với nhau về năng lực cạnh tranh mức độ hấp dẫn trong thu hút đầu tư, trong lĩnh vực cải cách hành chính hay về hiệu quả quản trị công của các địa phương. Có nhiều chỉ số được xây dựng và công bố hàng năm để trên cơ sở đó, các địa phương có cơ sở "nhìn lại" quá trình lãnh đạo, điều hành trong năm và có giải pháp thu hút đầu tư, cải thiện hình ảnh đối với người dân, doanh nghiệp hoặc nâng cao năng lực quản trị công.

Chúng tôi xin giới thiệu các chỉ số đang được áp dụng phổ biến và có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương thực hiện tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
1. PAR Index:Chỉ số cải cách hành chính
PAR Index [Public Administration Reform Index] là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính [CCHC] được Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án "Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" với mục tiêu: Xác định Chỉ số CCHC để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khác quan, công bằng kết quả CCHC hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020.
PAR Index gồm đánh giá bên trong của cơ quan [có thẩm định của Hội đồng Thẩm định Trung ương] và đánh giá bên ngoài của người dân.
Nội dung của Chỉ số được xác định trên 8 lĩnh vực, gồm:
1. Công tác chỉ đạo điều hành CCHC;
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL;
3. Cải cách thủ tục hành chính;
4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC;
6. Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan HC và ĐVSN công lập;
7. Hiện đại hóa nền hành chính;
8. Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
Tổng điểm của PAR Index là 100 điểm với phương pháp đánh giá như sau: thông qua kết quả tự chấm điểm của địa phương [đánh giá bên trong] với số điểm tối đa là 62/100 điểm và kết quả điều tra xã hội học [đánh giá bên ngoài] với số điểm tối đa là 38/100 điểm.
Chỉ số PAR Index bắt đầu được thực hiện từ năm 2012 để đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính đối với các địa phương và các bộ, ngành Trung ương.
Kết quả đánh giá PAR Index của tỉnh Tiền Giang năm 2013 đạt 80.84 điểm [trong đó: điểm do Bộ Nội vụ đánh giá: 50.25/62 điểm; điểm do điều tra xã hội học 30.59/38 điểm]. So với số điểm 79.38 của năm 2012.
[Nguồn: trang tin điện tử của Bộ Nội vụ,
Xem tại//www.moha.gov.vn/danh-muc/par-index-2013-cua-cac-bo-co-quan-ngang-bo-uy-ban-nhan-dan-cac-tinh-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-11034.html]
2. Chỉ số PCI:Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
PCI [Provincial Competitiveness Index]: Đây là chỉ số do các danh nghiệp đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế và mức độ tạo thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh của địa phương. Việc tổ chức thực hiện bộ chỉ số PCI hàng năm do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ [USAID] phối hợp thực hiện.
Chỉ số này được thực hiện thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005, với 8 chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá. Lần thực hiện đánh giá thứ hai vào năm 2006, có hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh là "Thiết chế pháp lý" và "Đào tạo lao động" được bổ sung và đưa vào xây dựng chỉ số PCI.
Từ năm 2006 trở đi, tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam đều được đưa vào bảng xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm.
Năm 2009, phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý tại Việt Nam. Sau khi loại bỏ chỉ số "Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước", chỉ số PCI còn 9 chỉ số thành phần.
Năm 2013, PCI đánh dấu bước thay đổi mới khi đưa chỉ số "Cạnh tranh bình đẳng" vào bộ chỉ số đánh giá, theo đó, một tỉnh được đánh giá là thực hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần này cần có:
1] Chi phí gia nhập thị trường thấp;
2] Doanh nghiệp dễ dàng Tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định;
3] Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết;
4] Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất [Chi phí thời gian].
5] Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu;
6] Cạnh tranh bình đẳng - chỉ số thành phần mới;
7] Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong;
8] Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp;
9] Có chính sách đào tạo lao động tốt;
10] Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả.
Chỉ số PCI năm 2014 của tỉnh Tiền Giang.


Nguồn: www.pcivietnam.org

3. PAPI:Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công
PAPI [Public Administration Performance Index] là chỉ số đánh giá từ cảm nhận của người dân để đưa ra một [bảng đồng hồ] nhằm đo lường mức hiệu quả về quản trị, hành chính công và các dịch vụ công cấp tỉnh. Dữ liệu PAPI là thước đo sự biến đổi về hiệu quả quản trị hành chính công, không phải là mục tiêu hướng tới.
Chỉ số PAPI là công cụ chính sách nhằm đo lường và theo dõi hiệu quả công tác quản trị, điều hành, của hệ thống hành chính nhà nước [bao gồm cả cung ứng dịch vụ công] của 63 tỉnh/thành phố ở Việt Nam dựa trên trải nghiệm và cảm nhận của người dân
PAPI được phối hợp triển khai bởi Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng [CECODES] và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc [UNDP], từ năm 2009 tới nay, cùng với sự hỗ trợ của các đối tác trong suốt quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu, gồm Trung tâm Công tác lý luận và Tạp chí Mặt trận thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [từ năm 2009-2012], Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội [trong năm 2012], và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [từ năm 2013]
Năm 2009: Thí điểm tại ba tỉnh/thành phố [Phú Thọ, Đà Nẵng và Đồng Tháp];
Năm 2010: Triển khai tại 30 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Từ năm 2011: Triển khai trên 63 tỉnh/thành phố, bao gồm 207 quận/huyện/ thành phố/thị xã trực thuộc tỉnh, 414 xã/phường/thị trấn, 828 thôn/ấp/tổ dân phố/ bản/buôn [những địa bàn nơi có trụ sở UBND cấp trên đóng được chọn mặc định, và những địa bàn khác được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp xác xuất quy mô dân số]
Mỗi năm, có khoảng 14.000 người dân [từ 18 tuổi trở lên] được lựa chọn ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp, với thời lượng trung bình từ 45-60 phút/phỏng vấn.
Những lĩnh vực được khảo sát gồm:
1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở
2. Công khai, minh bạch
3. Trách nhiệm giải trình với người dân
4. Kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công
5. Thủ tục hành chính công
6. Cung ứng dịch vụ công
Nội dung đánh giá của PAPI dựa trên ba quá trình có tác động lẫn nhau, đó là: xây dựng chính sách, thực thi chính sách và giám sát việc cung ứng các dịch vụ công. Do vậy, có thể xem PAPI là công cụ giám sát thực thi chính sách, được xây dựng trên triết lý coi người dân như "người sử dụng" [hay "khách hàng"] của cơ quan công quyền [hay "bên cung ứng dịch vụ"], có đủ năng lực giám sát và đánh giá tính hiệu quả của quản trị và hành chính công ở địa phương. Dựa trên kiến thức và trải nghiệm của ‘khách hàng' đối với các ‘sản phẩm' của toàn bộ quá trình ‘sản xuất' của bộ máy nhà nước, PAPI cung cấp hệ thống chỉ báo khách quan góp phần đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, tạo động lực để lãnh đạo các cấp tại địa phương ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý của mình.

Kết quả PAPI của tỉnh Tiền Giang năm 2014

Stt Chỉ số Điểm số Nhóm
1 Tham gia của người dân ở cơ sở 4.549 Nhóm đạt điểm thấp nhất
2 Công khai minh bạch 5.388 Nhóm đạt điểm thấp nhất
3 Trách nhiệm giải trình với người dân 5.534 Nhóm đạt điểm trung bình thấp
4 Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công 6.474 Nhóm đạt điểm cao nhất
5 Thủ tục hành chính công 6.940 Nhóm đạt điểm trung bình cao
6 Cung ứng dịch vụ công 6.735 Nhóm đạt điểm trung bình thấp


Nguồn: Chỉ số hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam
Xem tại: //papi.vn

Trần Thanh Liêm - Phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết
Tương phản
Đánh giá bài viết[4.0/5]
Tin liên quan
Rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính của Sở Nội vụ - 01/11/2021
Trình công bố thủ tục hành chính của Sở Nội vụ lĩnh vực văn thư, lưu trữ - 25/10/2021
Bộ Nội vụ công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc lĩnh vực Văn thư - Lưu trữ - 19/10/2021
Sở Nội vụ Thông báo việc tổ chức đối thoại với người dân trong giải quyết thủ tục hành chính - 26/06/2021
Rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Sở Nội vụ năm 2021 - 25/06/2021
Chia sẻ bài viết qua mail
Email người gửi: *

Email người nhận: *

Tiêu đề: *

Nội dung *
Liên kết: Gửi


Giải pháp nâng cao chỉ số cải cách hành chính [PAR Index] của Sở Tư pháp, góp phần nâng hạng chỉ số cải cách hành chính của tỉnh An Giang

09/08/2021

Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước [thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức…] nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.

PAR Index [viết tắt tiếng Anh: Public Administration Reform Index] là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính [CCHC] được Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án "Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" với mục tiêu: Xác định Chỉ số CCHC để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khác quan, công bằng kết quả CCHC hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020.Việc đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần để xác định PAR INDEX được thực hiện theo ba nhóm phương pháp. Thứ nhất là tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, các tỉnh theo thang điểm đã quy định. Thứ hai là Bộ Nội vụ thẩm định điểm các bộ, tỉnh tự đánh giá, chấm điểm với sự tư vấn của Hội đồng thẩm định. Thứ ba là điểm đánh giá qua điều tra xã hội học từ việc lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp hay còn gọi là đối tượng thụ hưởng cải cách hành chính.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm công tác CCHC và chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội được đề ra từ đầu năm, đồng thời, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của tỉnh nhà.

Nhằm chủ động tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác cải cách hành chính [CCHC] của tỉnh An Giang đã được triển khai tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Theo kết quả công bố tại báo cáo của Bộ Nội vụ, tỉnh An Giang xếp thứ 26 với số điểm đạt được là 84,67 điểm, giảm 15 bậc so với năm 2019.

Theo công bố của UBND tỉnh, năm 2020 có 16/18 Sở, ban, ngành được xếp loại tốt trở lên về chỉ số CCHC. Trong đó có một số đơn vị đạt được điểm cao như: Sở Tài chính 93,69 điểm; Sở Giao thông vận tải 92,98 điểm; Sở Nội vụ 92,49 điểm; Sở Tư pháp 91,55 điểm. Đối với cấp huyện, 11 đơn vị đều được xếp loại tốt. Riêng đối với Sở Tư pháp, trong những năm qua, chỉ số cải cách hành chính của Sở Tư pháp đã có những chuyển biến tích cực và rõ rệt, từ xếp loại tốt hạng 11 năm 2019 tăng lên hạng 4/18 Sở, ban, ngành tỉnh với 91,55 điểm năm 2020. Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Cấp ủy và Lãnh đạo Sở Tư pháp; sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành và các địa phương, cùng với sự phấn đấu, nỗ lực của toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Sở.

Tuy nhiên, kết quả xếp hạng chỉ số CCHC của Sở, mặc dù đã có những cải thiện, tiến bộ đáng kể nhưng chỉ số vẫn còn thấp hơn so với một số sở, ban, ngành trong tỉnh và còn một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích thấp lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến ở mức độ 3, 4 chưa cao; tỷ lệ giải quyết TTHC quá hạn vẫn chưa đạt 100%; công tác tuyên truyền CCHC mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu của UBND tỉnh; chưa có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong công tác CCHC mang tính đột phá.

Nhằm khắc phục vấn đề nêu trên và đẩy mạnh triển khai công tác CCHC, cải thiện nâng cao chỉ số cải cách hành chính [PAR Index] của Sở Tư pháp trong thời gian tới, tôi xin đề xuất các giải pháp trọng tâm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm vai trò của người đứng đầu

Công tác CCHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của đơn vị. Theo đó, Lãnh đạo Sởchịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ về CCHC được giao tại chương trình, kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh. Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo chất lượng, cần được đầu tư nghiên cứu có tầm chiến lược; xác định rõ kết quả đối với từng nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của từng phòng, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ; trên cơ sở đó thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện để chấn chỉnh kịp thời hạn chế, thiếu sót.

Thứ hai, phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, chính sách, công tác dự báo, phân tích xu hướng và yêu cầu cải cách để tham mưu, đề xuất xây dựng, sửa đổi các chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực của ngành tư pháp và địa phương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính phải gắn với nhiệm vụ cải cách nhằm phát huy mọi nguồn lực, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch. Cải cách thể chế hướng tới tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Thứ ba, cải cách TTHC cần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Tiếp tục triển khai, đẩy mạnh công tác cải cách TTHC để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Kiểm soát, cập nhật, bổ sung kịp thời việc ban hành các TTHC mới. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các tục hành chính, trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện tốt việc công bố, công khai các quy trình, TTHC trong lĩnh vực tư pháp. Nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính của Sở.

Thứ tư, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn hiệu lực, hiệu quả

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị của Sở Tư pháp đảm bảo sự thống nhất trong triển khai các chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải cách theo Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp theo Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ.

Thứ năm, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ

Tập trung kiện toàn đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo trình độ chuyên môn cao, nâng cao chất lượng, năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, theo đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả công tác cán bộ. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo quá trình, đảm bảo tính liên tục, đa chiều, theo nhiều tiêu chí và mức độ hoàn thành công việc được giao. Thực hiện nghiêm các quy định trong công tác cán bộ về quản lý công chức, viên chức; Công tác luân phiên, luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

Thứ sáu, chủ động triển khai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của các đơn vị. Chú trọng việc xử lý công việc, công tác báo cáo và giải quyết TTHC được thực hiện trên môi trường mạng qua đó nâng cao hiệu quả giải quyết công việc trong hoạt động của đơn vị. Khai thác có hiệu quả Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Tổ chức tuyên truyền, linh hoạt trong việc vận động người dân sử dụng dịch vụ Bưu chính công ích để đỡ tốn thời gian, công sức khi thực hiện TTHC.

QUỐC HƯNG

Video liên quan

Chủ Đề