Trẻ bị Down sống được bao lâu

Bệnh down là gì?

Hội chứng down là hội chứng do đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Cơ thể người bình thường có 46 nhiễm sắc thể chia thành 23 cặp trong đó một nửa được thừa hưởng từ người cha và một nửa từ mẹ. Ở những bé bị bệnh down thì số nhiễm sắc thể này là 47 do thừa NST số 21, sự khác biệt này phá vỡ cấu trúc bình thường và ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé khi sinh ra. Theo thống kê cứ 800 – 1000 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị hội chứng down.

Biểu hiện của trẻ bị bện down

Trẻ bị bệnh down có nhiều biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng và khác nhau ở mỗi trường hợp, tuy nhiên một số đặc điểm thường thấy là:

– Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to. Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón cái tòe ra.

– Cơ các bé mềm và nhão, đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng, cố ngắn, vai tròn.

– Bé bị bệnh down có gương mặt trông ngờ nghệch, hơi dẹt, mũi nhỏ và tẹt, miệng thường xuyên há, vòm miệng cao, lưỡi dày và thè ra ngoài, mí mắt lộn lên và xếch, một số trường hợp có thể bị lác, các nếp gấp da phủ trong mí mắt, hơi sung và đỏ.

Trẻ bị bệnh down có biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng.

– Trẻ bị bệnh down thường có trí tuệ chậm phát triển, ít có khả năng học hành và phải phụ thuộc vào người khác.

7. Các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán hội chứng Down

Để xác định Down ở thai phụ có 2 phương pháp gồm xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán.

Xét nghiệm Tầm soát: thường được sử dụng phương pháp xét nghiệm Double test, Triple test và NIPT. Xét nghiệm tầm soát này giúp ước lượng được nguy cơ của thai và giúp xác định chính xác thai có bị hội chứng hay không. Trong đó

Double test [10-13 tuần] và Triple test [14-18 tuần] là các xét nghiệm sinh hóa. Ngay cả khi kết hợp siêu âm thì độ chính xác các xét nghiệm này trong việc phát hiện không cao. Tiềm ẩn nguy cơ báo âm tính giả dương tính giả gây hoang mang cho thai phụ.

Xét nghiệm NIPT là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu của mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải, phương pháp có độ chính xác lên tới 99,7%. Tại GENLAB, xét nghiệm được thực hiện được từ rất sớm, ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ chỉ bằng 7-10 ml máu mẹ. Tuyệt đối an toàn cho mẹ bầu. Dựa vào kết quả này có thể kết luận được thai nhi có mắc các hội chứng di truyền hay không. Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT đang dần trở thành xét nghiệm hàng đầu được các chuyên gia khuyên dùng.

Xét nghiệm chẩn đoán: là những xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác các dị tật bẩm sinh thông qua việc tác động vào bào thai để lấy mẫu như chọc ối, sinh thiết gai[CVS]. Tuy vậy, những thủ thuật này tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro như nhiễm trùng ối, rò rỉ ối… thậm chí sảy thai với tỷ lệ lên đến 99%. Đây là xét nghiệm thai phụ hết sức cân nhắc trước khi sử dụng khi được thông báo nguy cơ cao để tránh rủi ro.

Từ ưu, nhược điểm của các xét nghiệm trên Bác sĩ, Chuyên gia GENLAB sẽ tư vấn cho mẹ bầu lựa chọn xét nghiệm phù hợp để giảm thiểu nguy cơ thai nhi chào đời mắc các hội chứng không mong muốn này,

TRÁI MƠ XANH

Type your search query and hit enter:
  • Homepage
  • Hội chứng Down
Hội chứng Down

Tìm hiểu về hội chứng Down

Hội chứng Down là một tập hợp các bất thường bẩm sinh, trong đó nổi bật là tình trạng trì trệ tâm thần, một khuôn mặt bất thường và đặc trưng, một số bất thường nội tạng có thể gặp như bất thường hệ tim mạch, tiêu hóa… và thường làm gia tăng tử suất trẻ trong năm năm đầu tiên.

Hội chứng Down là gì?

Năm 1887, hội chứng Down được phát hiện và mô tả tình trạng bệnh lần đầu tiên bởi bác sĩ Langdon Down. Nhưng mãi 7 thập kỷ sau, tức năm 1957, nguyên nhân bệnh được phát hiện.

Cứ 800 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị hội chứng Down. Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 6.000 trẻ mắc hội chứng Down, tức là ở Hoa Kỳ, cứ 700 trẻ sinh ra sẽ có 1 trẻ mắc bệnh Down. Đáng lo ngại, từ năm 1979 đến 2003, số trẻ mắc bệnh đã tăng khoảng 30%. Năm 2002, có khoảng 1/1.000 [83.000] trẻ em và thanh thiếu niên sống ở Hoa Kỳ đang sống chung với hội chứng này. Đến năm 2008, khoảng 1/1.200 [250.700] trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn ở Hoa Kỳ mắc bệnh.

Hội chứng Down được cho là do thừa một nhiễm sắc thể số 21 trong bộ gen, còn gọi là tam thể 21 hoặc trisomy 21. Trisomy 21 là tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể di truyền xảy ra phổ biến nhất, khi một đứa trẻ sinh ra có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể thứ 21 trong thai kỳ. Điều này gây ra tình trạng chậm phát triển và khuyết tật về thể chất, tinh thần của trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm sắc thể là những “gói” gen nhỏ trong cơ thể. Chúng xác định cơ thể của một em bé hình thành như thế nào trong thời kỳ mang thai và hoạt động ra sao khi phát triển trong bụng mẹ và sau khi sinh.

Trong tất cả các trường hợp sinh sản bình thường, cả bố và mẹ đều truyền gen cho con cái, các gen này được mang trong nhiễm sắc thể. Khi các tế bào của trẻ phát triển, mỗi tế bào phải nhận 23 cặp nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ bố, với tổng số 46 nhiễm sắc thể.

Ở trẻ em mắc hội chứng Down, một trong các nhiễm sắc thể không phân tách đúng cách. Trẻ kết thúc với ba bản sao, hoặc một bản sao thêm một phần nhiễm sắc thể số 21, thay vì hai. Như vậy thai có 47 nhiễm sắc thể do có thừa một nhiễm sắc thể số 21. Chính nhiễm sắc thể “dư” này đã phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ, gây nên các rối loạn về thể chất và trí khôn của trẻ.

Ở hầu hết trường hợp trẻ mắc bệnh Down, trẻ có 47 nhiễm sắc thể do có thừa 1 nhiễm sắc thể số 21.

Nhiều khuyết tật có thể kéo dài suốt đời và làm giảm tuổi thọ, tuy nhiên, những người mắc hội chứng Down có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Những tiến bộ y tế gần đây cũng như hỗ trợ về văn hóa và thể chế cho những người mắc bệnh và gia đình của họ đã mang lại nhiều cơ hội để giúp vượt qua những thách thức của hội chứng này.

Các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể này vẫn chưa được xác định cụ thể ở từng người. Tuy nhiên, thống kê thấy rằng những bà mẹ lớn tuổi hoặc những bà mẹ có số lần sinh nở nhiều là đối tượng có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh Down.

Nói cách khác, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tăng lên khi tuổi của người mẹ tăng lên. Theo Hiệp hội Hội chứng Down Quốc gia, một phụ nữ 35 tuổi có khoảng 1/350 nguy cơ mang thai một đứa trẻ mắc bệnh. Có nghĩa là 350 phụ nữ 35 tuổi sinh con thì chỉ có 1 người sinh con bị HC Down. Nguy cơ này tăng vọt lên 1/100 ở tuổi 40 và khoảng 1/30 ở tuổi 45.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê – Bác sĩ Cao cấp khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh, trong trường hợp phụ nữ đã từng mang thai hoặc sinh con mắc bệnh Down, nguy cơ sinh con hoặc mang thai bị bệnh trong những lần tiếp theo là 1:100. Do đó các cặp vợ chồng nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia di truyền để đánh giá nguy cơ trước khi có quyết định sinh con. Khi mang thai nên thăm khám thường xuyên theo lịch khám thai định kỳ để được tầm soát, phát hiện nguy cơ dị tật thai.

Phân loại hội chứng Down

Hội chứng Down được chia ra thành ba loại, thông thường khó nhận ra sự khác biệt giữa từng loại nếu không nhìn vào nhiễm sắc thể đồ, vì các đặc điểm ngoại hình và hành vi của chúng tương tự nhau:

  • Thể tam nhiễm 21: Khoảng 95% người mắc hội chứng Down bị tam nhiễm sắc thể 21. Với hội chứng này, mỗi tế bào trong cơ thể có 3 bản sao riêng biệt của nhiễm sắc thể số 21 thay vì 2 bản sao thông thường.
  • Hội chứng Down chuyển vị: Loại này chiếm tỷ lệ nhỏ trong số những người mắc bệnh [khoảng 3%]. Điều này xảy ra khi có thêm một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể 21 thừa, nhưng nó được gắn hoặc “chuyển đoạn” sang một nhiễm sắc thể khác chứ không phải là một nhiễm sắc thể 21 riêng biệt.
  • Hội chứng Down khảm: Loại này ảnh hưởng đến khoảng 2% số người mắc hội chứng Down. Đối với trẻ mắc hội chứng Down thể khảm, một số tế bào của chúng có 3 bản sao của nhiễm sắc thể 21, nhưng một số tế bào khác lại có 2 bản sao điển hình của nhiễm sắc thể 21. Trẻ bị hội chứng Down thể khảm có thể có các đặc điểm giống như những trẻ khác bị hội chứng Down.

Video liên quan

Chủ Đề