Đau các khớp ngón tay là bệnh gì năm 2024

Thoái hóa khớp bàn tay ngón tay là tình trạng xương dưới sụn, sụn khớp bàn tay ngón tay bị mài mòn và viêm, gây cứng khớp, khó vận động, dẫn tới các cơn đau nhức nghiêm trọng. Khi bị thoái hóa nặng, hai đầu xương sẽ va vào nhau, gây biến dạng khớp. Thoái hóa khớp bàn ngón tay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, chấn thương, dùng bàn tay nhiều trong công việc như đánh máy, thợ máy. Bệnh thường xảy ra trên bệnh nhân nữ hơn là bệnh nhân nam.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

- Lão hóa tự nhiên do tuổi tác: khi càng lớn tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra nhanh chóng. Thoái hóa khớp thường là bệnh thường gặp ở người bệnh từ 55 tuổi trở lên. Lúc này, lượng máu tới nuôi dưỡng vùng khớp giảm sút, bao khớp bị thiếu chất nhầy và dịch khớp bị khô. Tình trạng này làm tăng ma sát, sụn bị bào mòn, va chạm vào gây đau, đồng thời làm hình thành nhiều ổ tiêu xương nhỏ.

- Do chấn thương: chấn thương là một trong các nguyên nhân thường gặp làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, nhất là những khớp ngón tay và khớp nhỏ tại bàn tay. Sau chấn thương, sự liên kết giữa những khớp xương trở nên lỏng lẻo, khớp trở nên nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương.

- Do tính chất công việc: những người sử dụng bàn tay nhiều khi làm việc rất dễ bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

1. Đau khớp

Đây là triệu chứng phổ biến ở người bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau nhức âm ỉ, khó chịu tại các khớp.

Theo thời gian, các cơn đau trở nên trầm trọng hơn, kéo dài liên tục. Người bệnh sẽ bị đau nhói, khó thực hiện thao tác gấp/duối khớp ngón tay. Ngoài ra, các cơn đau khớp còn trở nặng khi thời tiết thay đổi, vận động khớp nhiều…

2. Cứng khớp

Triệu chứng này khiến người bệnh khó thể gấp hay duỗi các khớp ngón tay. Cứng khớp thường nghiêm trọng vào buổi sáng sau khi thức dậy hay khi nghỉ ngơi, không sử dụng tay. Triệu chứng có thể thuyên giảm sau khi người bệnh xoa bóp các đầu ngón tay trong khoảng 5 – 10 phút.

3. Xuất hiện tiếng kêu lục cục

Khi cử động bàn tay, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lục cục tại các khớp. Âm thanh này chính là do các đầu xương ma sát ở khớp, nơi có sụn khớp bị thoái hóa.

Cùng với những triệu chứng trên, người bệnh thỉnh thoảng có cảm giác nóng ran tại các khớp bị tổn thương, nhất là khi vận động khớp. Ngoài ra, thoái hóa khớp còn làm mất tính linh hoạt của khớp.

Chẩn đoán thoái hóa khớp bàn, ngón tay

- Cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa nội cơ xương khớp để được đánh giá chính xác bệnh và mức độ tổn thương thông qua thao tác khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: Chụp X-quang, siêu âm khớp thậm chí chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm máu.

- Hơn nữa những khám xét này còn để phân biệt với một số bệnh lý khớp khác như: bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến và các bệnh tự miễn dịch khác, bác sĩ sẽ chỉnh định người bệnh xét nghiệm máu.

Tiến triển của thoái hóa khớp bàn, ngón tay

- Viêm khớp ngón tay mạn tính: đây là biến chứng thường xảy ra sau khi người bệnh bị thoái hóa khớp. Viêm khớp ngón tay là do thoái hóa gây tổn thương, kích hoạt các phản ứng viêm quanh khớp. Nếu không kiểm soát tốt, biến chứng này có khả năng phát triển thành mạn tính.

- Gai xương, biến dạng bàn tay: gai xương hình thành trong quá trình thích ứng của cơ thể nhằm bù đắp lại những khoảng trống trong khớp, những vùng tiêu của sụn khớp trên bề mặt xương. Tuy nhiên, gai xương xuất hiện lại gây chèn ép, tổn thương các mô mềm, gây đau nhức, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi cử động bàn tay, ngón tay. Trường hợp thoái hóa nặng, tiêu xương gãy xương vi thể. Biến dạng bàn tay, ngón tay gây mất thẩm mỹ, gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi cử động hay cầm nắm đồ vật.

- Tàn phế: nếu kiểm soát tình trạng thoái hóa không đúng cách, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tàn phế rất cao. Khi đó, người bệnh không thể cử động hoặc thực hiện những động tác cầm nắm.

Các phương pháp điều trị

1. Sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị với thuốc chống viêm không steroid. Nhóm thuốc này giúp giảm đau nhức ở các khớp, đồng thời ngăn ngừa và kiểm soát mức độ viêm hiệu quả. Các loại thuốc chống viêm không steroid phổ biến cho bệnh nhân gồm: Diclofenac, Celecoxib, Ibuprofen, Naproxen… Thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol sẽ được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhẹ, có cơn đau ngắt quãng, bệnh nhân có hiện tượng kích ứng dạ dày. Thuốc giúp giảm đau, tăng khả năng vận động, sự linh hoạt xương khớp cho người bệnh

- Thuốc chứa Glucosamine, Chondroitin

Người bệnh thoái hóa khớp thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chứa Glucosamine và Chondroitin. Các loại thuốc này giúp cải thiện tình trạng bệnh, đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương. Glucosamine và Chondroitin là các hoạt chất kích thích tăng tiết dịch nhầy, đẩy nhanh quá trình tái tạo sụn khớp, qua đó giúp cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

- Tiêm corticoid vào khớp

Với các trường hợp thoái hóa nặng, tình trạng đau và viêm khớp không kiểm soát được bằng các loại thuốc trên, người bệnh có thể được chỉ định tiêm cortisone vào khớp. Tiêm cortisone hỗ trợ giảm viêm, giảm đau mạnh.

- Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Loại thuốc này được chỉ định cho người bệnh bị đau nhiều, gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng xấu đến tâm lý. Tác dụng thuốc là xoa dịu cảm giác đau nhức, thư giãn tinh thần cho người bệnh. Thuốc chống trầm cảm ba vòng phổ biến là Doluxetin.

2. Vật lý trị liệu

- Người bệnh thoái khớp bàn tay, ngón tay trong thời gian sử dụng thuốc sẽ được yêu cầu tập vật lý trị liệu. Tùy theo tình trạng bệnh, bạn sẽ được các chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn những bài tập tăng cường phù hợp. Tác dụng của các bài tập vật lý trị liệu là duy trì khả năng vận động, sự linh hoạt cho các khớp bàn tay, ngón tay, đồng thời kiểm soát cơn đau, hạn chế tình trạng cứng khớp. Tập vật lý trị liệu đều đặn còn giúp người bệnh tăng cường sức cơ, ổn định cấu trúc khớp và mô mềm, tăng tầm vận động bàn tay, ngón tay, dễ cầm nắm đồ vật hơn.

- Chườm nóng/lạnh: chườm nóng giúp xoa dịu tình trạng cứng khớp, giúp giảm đau hiệu quả. kích thích lưu thông máu, thư giãn mô mềm và tăng tiến độ phục hồi khớp hư tổn. Người bệnh có thể sử dụng túi chườm hay bình thủy tinh chứa nước nóng để chườm lên những khớp xương bị đau. Mỗi ngày, bạn thực hiện khoảng 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút. Người bệnh có thể thực hiện chườm lạnh xen kẽ chườm nóng để tăng hiệu quả giảm đau. Tác dụng của chườm lạnh là gây tê, giảm đau tại khu vực bị ảnh hưởng, giúp giảm viêm và sưng tại các khớp.

- Sử dụng nẹp hoặc băng thun: sử dụng nẹp hay băng thun để cố định phần xương bị tổn thương. Biện pháp này giúp giảm đau, hạn chế các hoạt động ảnh hưởng tới khớp, đồng thời giúp tổn thương bên trong nhanh hồi phục, ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp.

3. Duy trì thói quen luyện tập và chế độ ăn

- Người bệnh cũng nên duy trì thói quen tập luyện tại nhà, bài tập thái cực quyền. Điều này sẽ giúp bạn duy trì hoạt động, sự linh hoạt cho xương khớp. Đối với trường hợp thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay, người bệnh nên tập luyện động tác nắm tay, động tác uốn cong những ngón tay mỗi ngày.

- Người bệnh cần duy trì chế độ ăn giàu canxi, phốt pho, mangan, chất chống oxy hóa, vitamin (A, B, C, D), axit béo omega-3.

Phẫu thuật

Khi điều trị nội khoa thất bại, người bệnh xuất hiện biến chứng hay nguy cơ hoại tử xương, gãy xương bệnh lí. Tùy theo khớp ảnh hưởng và mức độ bệnh, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật phù hợp.

Phòng ngừa thoái hóa khớp bàn ngón tay

Tránh lao động nặng trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi xen kẽ. Khi làm việc liên tục với tay, bạn nên cho bàn tay có thời gian nghỉ ngơi, massage nhẹ bàn tay và các ngón tay.

Nêu bạn có dấu hiệu đau khớp bàn ngón tay hoặc có biến dạng nhẹ của ngón tay bạn nên khám tại phòng khám 15 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bệnh lí của bạn được chẩn đoán chính xác

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Ngọc Lan ( 2009) Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam:138- 152

Arden, Nigel, Bijlsma, Johannes, Doherty, Michael Hunter, David(2017) Oxford Textbook of Osteoarthritis and Crystal Arthropathy. Oxford University Press: 149-155

Đau nhức các đau ngón tay là bệnh gì?

Đau đầu ngón tay là triệu chứng rất thường gặp ở viêm khớp, thoái hóa khớp. Bệnh thường gây đau các khớp ở ngón tay cái, giữa các ngón tay hoặc vùng gần móng. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm: - Ở giai đoạn đầu, tình trạng viêm khớp khiến cho ngón tay, nhất là phần đầu ngón tay bị nóng rát.

Đau nhức khớp ngón tay uống thuốc gì?

– Paracetamol (Acetaminophen): Dùng trong thời gian khởi phát triệu chứng đau nhức do viêm khớp ngón tay gây ra. – Thuốc kháng viêm không steroid: Các loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến là Ibuprofen, Naproxen… có tác dụng giảm đau, chống viêm ở vị trí xương khớp bị tổn thương.

Đau khớp ngón tay út là bệnh gì?

Đau khớp ngón tay út xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt giới tính tuổi tác. Nhưng bệnh nhiều nhất vẫn là ở độ tuổi ngoài bốn mươi. Nguyên nhân dẫn tới đau khớp ngón tay út là do sụn khớp bị lão hóa, bị chấn thương tại khớp tay, do di truyền, chuyển động quá sức hoặc sai tư thế, do nhiễm khuẩn, béo phì,...

Trật khớp ngón tay cái bao lâu thì khỏi?

Trật khớp ngón tay bao lâu thì khỏi? Sau khi ngón tay đã hồi phục và bỏ nẹp, bạn cần tập vật lý trị liệu để giúp giảm cứng khớp và tăng khả năng vận động của ngón tay. Bạn có thể quay trở lại hoạt động bình thường trong một vài tuần sau chấn thương. Tuy nhiên, phải mất đến 6 tháng để ngón tay có thể phục hồi hoàn toàn.