Đánh trống khai trường thế nào cho đúng năm 2024

Khai giảng là thời khắc thiêng liêng. Đánh trống khai trường là khoảnh khắc gây nhiều xúc động. Chỉ những ai đã trực tiếp làm giáo dục, trực tiếp đứng lớp hay trực tiếp điều hành hoạt động của một nhà trường, thì mới cảm và thấm được ý nghĩa của tiếng trống khai trường.

Chính vì sự thiêng liêng đó mà nhiều thầy cô hiệu trưởng, dù năm nào cũng đánh trống khai trường, thì trước ngày khai giảng, vẫn dành thời gian để luyện tập lại, với mong muốn tiếng trống khai giảng sẽ thật ấm, thật vang, thật khí thế để khởi động một năm học mới.

Một số trường còn có thêm mục bình trống. Khi hiệu trưởng đánh trống khai trường, hiệu phó sẽ đọc một bài thơ bình trống, để hòa cùng tiếng trống đang giục giã, và gửi gắm những ước nguyện tốt lành cho một năm học mới.

Đó là một hình ảnh rất đẹp, như biểu tượng của một sự cộng tác, sự hỗ trợ và ghi nhận lẫn nhau giữa các thành viên ban giám hiệu khi năm học mới bắt đầu.

Vì thế, tiếng trống khai trường bao giờ cũng là điểm nhấn của buổi lễ, thăng hoa thành thời khắc thiêng liêng, trở thành biểu tượng của một năm học mới.

Tiếng trống khai trường chính là lời tuyên bố năm học mới chính thức bắt đầu.

Vấn đề là ai đánh trống?

Nếu như trước đây, việc đánh trống khai trường đương nhiên là của hiệu trưởng, vì đó là hiệu lệnh khởi đầu của một năm học mới, thì mấy năm gần đây, bỗng dưng có trào lưu lãnh đạo địa phương, ban ngành đánh trống.

Thoạt tiên, việc này xảy ra có lẽ chỉ là một sự xã giao. Khoảnh khắc thiêng liêng nhất của buổi lễ sẽ dành cho người lãnh đạo có mặt tại trường.

Nhưng lãnh đạo chỉ xuất hiện và đánh trống. Việc dạy, việc học, việc quản lý vận hành, việc cổ vũ cho cả một năm học mới đến, là chuyện của thầy trò.

Vì thế, tiếng trống của các lãnh đạo vẫn là tiếng trống của người ngoài cuộc, thiếu sự kết nối thiêng liêng của thầy - trò, trong một khoảnh khắc thăng hoa đáng nhớ.

Điều này cũng giống như trong các hội thảo khoa học, các lãnh đạo thường xuất hiện và cho ý kiến chỉ đạo hội thảo.

Nhưng chỉ đạo gì trong một hội thảo khoa học chuyên sâu? Quả thực là một tình huống đau đầu cho cả lãnh đạo lẫn các nhà khoa học.

Nguyên nhân của cả hai hiện tượng này, đều là do sự cả nể và xã giao dành cho lãnh đạo, chứ không xuất phát từ lợi ích và sự nghiêm cẩn của chính các hoạt động chuyên môn đang diễn ra.

Ai cũng biết, nhưng không ai dám làm khác đi. Vì làm khác đi, biết đâu lại có những phiền phức không đáng có.

Nay ngày khai giảng lại đến. Câu hỏi "Ai đánh trống khai giảng?" lại trở thành mối quan tâm và chủ đề thảo luận chung của cả xã hội.

Một số địa phương đã có văn bản chỉ đạo, nêu rõ rằng lãnh đạo chỉ tham dự lễ khai giảng, không tham gia đánh trống khai trường.

Đó là một chỉ đạo đúng và hợp lòng xã hội.

Lãnh đạo có công việc của lãnh đạo. Hiệu trưởng có công việc của hiệu trưởng. Mỗi người đều có vai trò và trách nhiệm của riêng mình, không nên chồng chéo, không nên lẫn vai nhau.

Vào ngày khai trường, các lãnh đạo đến dự lễ khai giảng như một sự chứng kiến và cổ vũ, chứ không làm thay công việc của nhà trưởng.

Bao nhiêu năm nay, tiếng trống là của nhà trường. Tiếng trống khai giảng thiêng liêng và háo hức lại càng là của nhà trường.

Vì thế hãy trả tiếng trống khai trường về cho hiệu trưởng, người có thẩm quyền và nhiệm vụ đánh trống khai trường, để tiếng trống có được sự chính danh, vang lên giòn giã, trang nghiêm mà ấm áp, vào thời khắc thiêng liêng của một năm học mới.

Cơ sở sản xuất trống LẠC HỒNG mới bàn giao cho một trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội quả trống trường học có đường kính mặt 80cm, chiều dài thân trống lên tới 100cm.

Thân được làm bằng gỗ mít, sơn màu đỏ. Mặt trống da trâu và đóng đinh mũ đồng trang trí rất uy nghi.

allowfullscreen="allowfullscreen">

Đánh trống khai trường, ba hồi chín tiếng

Trong Video là thử tiếng trống trường và đánh ba hồi chín tiếng trống khai trường. Đánh trống khai giảng cực kỳ quan trọng vì đó là trọng trách của thầy hiệu trưởng hoặc khách mời để đánh dấu một năm học mới bắt đầu.

Chắc hẳn nếu ai đã và đang ngồi trên ghế nhà trường hẳn rất quen thuộc với âm thanh của tiếng trống trường. Âm thanh phổ biến tồn tại ở các trường học khắp nẻo miền quê của Việt Nam. Tiếng trống đi vào lòng và in sâu trong tâm trí của mọi người.

Nếu không phải là người có kinh nghiệm hoặc hiệu trưởng trường học. Thì có lẽ không phải ai cũng biết cách đánh trống khai trường năm học mới. Nghe tưởng thì dễ nhưng không hề dễ dàng chút nào đâu. Chúng ta cùng tìm hiểu cách đánh trống khai trường năm học mới qua bài viết dưới đây nhé !

Đánh trống khai trường thế nào cho đúng năm 2024
Trống khai giảng năm học mới

Đánh trống khai trường năm học mới có nhiều kiểu đánh

– Đánh trống trường có mấy kiểu đánh: Một tiếng, hai tiếng, ba tiếng và một hồi dài, mỗi kiểu tương ứng với một hiệu lệnh: “Tựu” mà bây giờ gọi là trống báo thúc giục học sinh tới trường. Vào tiết, ra tiết, ra tiết có nghỉ giải lao giữa buổi và hết buổi tan trường. Riêng trống khai giảng thì mỗi năm chỉ đánh có một lần, thường là do một vị quan chức cao nhất trong buổi lễ khai giảng hoặc chí ít do hiệu trưởng thực hiện.

Đánh trống khai trường thế nào cho đúng năm 2024
Trống khai giảng năm học mới

– Do không có một quy định nào nên trống khai giảng năm học mới thường được đánh nhiều kiểu: 3 hồi + 9 tiếng; 1 hồi + 9 tiếng hoặc 1 hồi + 3 tiếng. Có người cho rằng đánh 3 hồi + 9 tiếng mới đúng. Tại sao phải là như vậy? Vì rằng, trước khi trống được đưa vào trường học thì vốn là “chiến cụ” để khai trận, thúc quân và mừng chiến thắng. Khi khai trận phải đánh 3 hồi + 9 tiếng.

– Khai giảng năm học cũng là “khai trận” nên phải đánh như vậy. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở chỗ đánh mấy hồi, mấy tiếng mà những hồi trống, tiếng trống đó được đánh như thế nào. Có nhiều vị đánh nghe rất hay, có giai điệu, mẫu mực và khí thế hừng hực, nhưng cũng có vị lên đánh liên tục chừng chục tiếng đều đều nghe nhạt nhẽo, không khí thế.

Cách đánh trống khai trường năm học mới

-Trống khai trường hay trống báo cho học sinh biết là đã đến giờ đi học có cùng một cách đánh. Tức là phải đánh một hồi dài rồi sau đó đánh thêm 3 tiếng. Một hồi dài là bao nhiêu tiếng không xác định nhưng phải bảo đảm là đủ dài. Có người nói ít nhất là ba mươi sáu tiếng (33+3) theo nguyên tắc con số 9.

-Người đánh trống phải chọn thế đứng hợp lý, vững chãi và tay đánh phải khoan thai nhưng dứt khoát, rõ ràng. Hai tiếng đầu tương đối nhanh, để cho trống ngân vang rồi đánh khoảng chục tiếng trống tiếp theo, đánh thong thả, chờ cho âm thanh lan tỏa mới tiếp tục tiếng khác nhưng đến nửa hồi trống sau phải giục giã, gấp gáp nhưng âm thanh nhỏ dần báo hiệu cho những học sinh còn la cà nhanh chân đến lớp. 3 tiếng kế tiếp đanh, gọn và ngân vang biểu thị cho sự tiếp nối.

Đánh trống khai trường thế nào cho đúng năm 2024

Một năm học mới sắp bắt đầu, tiếng trống trường lại ngân vang, thấm sâu vào tâm khảm bao người. Giữ cho tiếng trống trường có hồn cũng là cách giáo dục về cái hay, cái đẹp và sự nề nếp, mẫu mực cho mọi người, nhất là học sinh.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin và bổ ích cho bạn về cách đánh trống khai trường năm học mới. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua trống bạn có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn và mua hàng.

Đánh trống khai giảng như thế nào cho đúng?

Dưới đây là cách đánh trống thông dụng được nhiều người dùng: Đánh trống khai giảng được đánh theo 3 hồi trống như sau: - Hồi 1: 3 tiếng đầu đánh mạnh, đều và chậm; loạt trống phía sau đánh nhẹ dần và nhanh dần, không hạn định số lần đánh thường đánh thêm khoảng 9 đến 10 tiếng. - Hồi 2 và hồi 3 đánh tương tự như hồi 1.

Ai đánh trống khai giảng?

Lâu nay, trong ngày lễ khai giảng, nhiều nơi mời lãnh đạo đến đánh trống khai trường, nay cần phải thay đổi để phù hợp hơn. Ngày khai giảng là ngày của thầy cô, là ngày của học sinh, không phải ngày của lãnh đạo.

Năm 2023 ai đánh trống khai giảng?

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh trống khai giảng năm học mới 2023-2024.

Tiếng trống khai trường là gì?

Vì thế, tiếng trống khai trường bao giờ cũng là điểm nhấn của buổi lễ, thăng hoa thành thời khắc thiêng liêng, trở thành biểu tượng của một năm học mới. Tiếng trống khai trường chính là lời tuyên bố năm học mới chính thức bắt đầu.