Đánh nhau bị xử phạt như thế nào năm 2024

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

- Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

...

Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì hành vi của bạn là xúi giục người khác gây thương tích nên sẽ bị xử phạt về hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

Trực tiếp đánh người thì bị phạt tiền thế nào?

Bên cạnh đó tại Khoản 5 Điều này quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;

- Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;

- Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sàm sỡ, quấy rối tình dục;

- Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;

- Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.

Theo đó, người có hành vi trực tiếp gây thương tích cho người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng.Trân trọng!

Do con bạn đang học lớp 11, khi vi phạm pháp luật cháu chưa đủ 18 tuổi thuộc đối tượng: “Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” được trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Trong trường hợp này, Cơ quan CSĐT nơi thụ lý vụ việc sẽ có văn bản đề nghị hoặc gia đình bạn trực tiếp đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh yêu cầu cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp miễn phí cho con bạn từ giai đoạn điều tra đến xét xử.

Thời gian vừa qua, tại nhiều nơi ghi nhận tình trạng một bộ học sinh sử dụng bạo lực để xử lý mâu thuẫn. Điển hình, ngày 13/4, lãnh đạo trường THCS số 1 Bắc Lý (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) xác nhận với báo chí về việc nhà trường đang xem xét thi hành kỷ luật với một nữ sinh lớp 7 và một nữ sinh lớp 6 đang theo học tại đây vì có hành vi bắt nạt, đánh bạn học.

Ngày 11/4, lãnh đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Linh, lãnh đạo trường THCS Cửa Tùng (tỉnh Quảng Trị) xác nhận, có học sinh đang theo học tại đây liên quan đến vụ đánh nhau được quay lại và đăng tải trên mạng xã hội.

Đau lòng hơn, chiều ngày 7/4, tại huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cũng xảy ra một vụ xô xát khiến một nam sinh lớp 9 tử vong.

Hay trước đó, ngày 4/4, trong quá trình xô xát với bạn, một học sinh lớp 6, trường THCS Lý Tự Trọng (phường Phú Hậu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị thương và sau đó được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong tại bệnh viện.

Đánh nhau bị xử phạt như thế nào năm 2024
Luật sư Võ Thị Tuệ Minh.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Võ Thị Tuệ Minh - Giám đốc Công ty Luật An Doanh tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, theo quy định tại Khoản 5 Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì học sinh THPT, THCS không được thực hiện hành vi đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

Về xử phạt vi phạm hành chính với những học sinh vi phạm nêu trên, bà Minh cho biết, Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Do đó, căn cứ theo Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng khi thực hiện hành hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm a Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

“Như quy định nêu trên, học sinh từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ tự chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích”, nữ luật sư nói.

Vẫn theo bà Minh, việc các em đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường thuộc các trường hợp học sinh không được làm theo quy định tại Điều 42 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT Thông tư Ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học thì sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau: Phê bình trước lớp, trước trường; Khiển trách và thông báo với gia đình; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn.

Đánh nhau bị xử phạt như thế nào năm 2024
Luật sư Võ Thị Tuệ Minh nhìn nhận, hiện nay, vấn nạn bạo lực học đường diễn ra tại các trường học ngày các đa dạng và phổ biến.

Về Dân sự, bà Minh cho rằng, có thể áp dụng theo Điều 599 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý. Theo đó, người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi phải bồi thường.

Đặc biệt, tùy theo tính chất mức độ tổn thương của người bị đánh mà học sinh đánh bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” tại Điều 134 bộ Luật Hình sự 2015.

Trong đó, trường hợp làm chết 2 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Giám đốc Công ty Luật An Doanh thông tin thêm, Khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự quy định các trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; Khoản 2 quy định các trường hợp bị phạt tù từ 2 năm đến 6 năm; Khoản 3 quy định các trường hợp bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm; Khoản 4 quy định các trường hợp bị phạt tù từ 7 năm đến 14 năm và Khoản 6 quy định các trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Đánh nhau bị xử phạt như thế nào năm 2024
Với mức độ nghiêm trọng học sinh có hành vi đánh nhau, gây rối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh: Minh họa.

Ngoài ra, hành vi bạo lực học đường thường còn kèm theo hành vi chửi bới, xúc phạm, do đó có thể dẫn đến việc bị truy cứu thêm về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ Luật Hình sự: “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.”

“Điều 12 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ Luật này có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định của Bộ luật này”, bà Minh cho biết.

Nữ luật sư kết luận, tuy nhiên, học sinh là những người dưới 18 tuổi, do đó phải tuân thủ quy định của bộ luật hình sự liên quan người dưới 18 tuổi tại Chương XII Bộ Luật Hình sự 2015 với nguyên tắc chủ đạo: “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội”.

Đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau"; Như vậy, mức phạt tối đa đối với hành vi đánh nhau 1.000.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng. Còn đối với trường hợp không có tình tiết tăng nặng mức phạt sẽ là 750.000 đồng.

Đánh nhau quy vào tội gì?

Cụ thể, theo quy định của pháp luật, đối với những hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau, tụ tập, gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt theo Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc nếu đủ dấu hiệu tội phạm thì có thể bị xử lý theo điều Điều 134, Bộ Luật Hình sự 2015 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho ...

Thế nào là hành vi đánh nhau?

Đánh nhau hay đánh lộn (theo cách nói của miền Nam) hay chiến đấu là hành động dẫn tới xung đột của ít nhất hai đối tượng (đánh tay đôi), hoặc nhiều đối tượng với nhau mà sự việc này không được giải quyết bằng cách thương lượng một cách hòa nhã. Hành động này có thể được tính toán trước hoặc không tính toán trước.

Cầm hung khí Phạt bao nhiêu tiền?

vũ khí quân dụng”, có thể bị phạt tù với mức thấp nhất là một năm và cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1-5 năm. Đối với các loại vũ khí thô sơ, Điều 233 BLHS quy định “Người nào…