Đánh giá theo năng lực học sinh là gì

Tiếp tục chuỗi bài về “Năng lực”, “Năng lực tự học“, Hoa tiêu tri thức đề cập tiếp đến nội dung “Đánh giá năng lực người học” theo yêu cầu của bạn đọc. Trong bài viết này sẽ đề cập đến nguyên tắc đánh giá năng lực, mục đích, phương pháp và công cụ đánh giá năng lực người học.

1. Nguyên tắc đánh giá năng lực

Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đánh giá kết quả học tập của người học không tập trung vào kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học mà phải đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào trong thực tiễn. Vì vậy, khi đánh giá cần chú ý các nguyên tắc sau [2]: đảm bảo độ tin cậy, đảm bảo tính giá trị, đảm bảo tính linh hoạt, đảm bảo tính công bằng, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính toàn diện, phát triển người học, đánh giá trong bối cảnh thực tiễn.

2. Mục đích đánh giá năng lực

Đánh giá năng lực bao gồm các mục đích cơ bản [3]:

– Đánh giá, giám sát sự tiến bộ của người học theo chuẩn đầu ra của chương trình.

– Xác định vùng phát triển gần của người học để thiết lập kế hoạch can thiệp trong quá trình giảng dạy trên lớp nhằm hỗ trợ người học có thể chuyển sang vùng phát triển gần trên cơ sở đường phát triển năng lực.

– Báo cáo thành tích, sự tiến bộ về khả năng của người học, xây dựng hồ sơ học tập về các kỹ năng của người học trong suốt khóa học.

– Cung cấp thông tin cho việc đánh giá, xem xét lại sự phù hợp của chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và chất lượng của chương trình dạy học được sử dụng.

3. Phương pháp và công cụ đánh giá năng lực

Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Phương [3], các thông tin về năng lực người học cần được thu thập trong suốt thời gian học tập, được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp đánh giá năng lực được phân chia thành 11 nhóm phương pháp chủ yếu:

[1] đặt câu hỏi;

[2] đối thoại trên lớp;

[3] phản hồi thường xuyên;

[4] phản ánh;

[5] đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá;

[6] sử dụng thang năng lực;

[7] sử dụng bảng kiểm danh sách các hành vi;

[8] đánh giá tình huống;

[9] phương pháp trắc nghiệm;

[10] hồ sơ học tập;

[11] đánh giá thực.

Đối với HS, phương pháp và công cụ thường được sử dụng trong đánh giá có thể là [4]:

Cách [1] Đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá

Đánh giá đồng đẳng là quá trình đánh giá giữa các người học với nhau, nhằm cung cấp các thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua việc làm này sẽ tạo cơ hội để nói chuyện, thảo luận, giải thích và thách thức lẫn nhau.

Tự đánh giá là quá trình người học tự trả lời cho các câu hỏi: tôi đã học những gì? Tôi đang biết những gì? Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa những điều tôi biết và cần biết? Bước tiếp theo cần đạt là gì? Tự đánh giá có thể giúp người học hiểu rõ cách mà các em muốn học. Nó sẽ cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa cho giáo viên về nhu cầu học tập của bản thân.

Cách [2] Sử dụng thang năng lực

Thang đánh giá mức độ phát triển năng lực thường là thang định danh, quy định thứ tự định tính về các đặc điểm hành vi cần quan sát đánh giá ở người học. Người đánh giá thiết lập danh sách bao gồm các hành vi cụ thể ở từng thành tố của năng lực để quan sát người học hoặc người học sử dụng để tự khẳng định xem mỗi hành vi đã thực hiện như thế nào.

Cách [3] Đánh giá tình huống

Đánh giá tình huống là đánh giá hiệu quả thực hiện của người học trong một tình huống liên quan đến kinh nghiệm làm việc thực tế. Đánh giá tình huống hiện nay được sử dụng trong đánh giá môn học, đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong đánh giá các khóa học tiếp cận năng lực và đào tạo nghề. Đánh giá tình huống được thể hiện qua một số hình thức sau: đánh giá trong tình huống mô phỏng [đóng vai, trò chơi, thực hành thí nghiệm, …], đánh giá trong tình huống thật.

Cách [4] Phương pháp trắc nghiệm

Trắc nghiệm là một phương pháp mà người học thể hiện sự am hiểu kiến thức, kỹ năng bằng cách viết những mô tả hoặc suy nghĩ của mình thông qua một hệ thống câu hỏi được giao. Những hình thức trắc nghiệm được dùng cho đánh giá năng lực là nhiều lựa chọn, trả lời ngắn, bài luận.

Cách [5] Hồ sơ học tập

Hồ sơ là tập hợp các bài tập, bài kiểm tra, bài thực hành, sản phẩm công việc, video, ảnh,… đã hoàn thành một cách tốt nhất. Chúng có thể sử dụng như là bằng chứng về quá trình học tập và sự tiến bộ, hồ sơ học tập giúp phát triển kỹ năng tổ chức, kỹ năng thể hiện, trình bày,… của người học.

Tham khảo thêm

  1. Phan Hoài Thanh [2020]. Thiết kế và sử dụng phần mềm tra cứu kiến thức hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. Trường Đại học Vinh. Nghệ An.
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo [2018], Chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.
  3. Nguyễn Thị Lan Phương [2016], Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
  4. Thái Hoài Minh [2018], Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học của các trường đại học, Luận án Tiến sĩ, trường ĐHSP Hà Nội.

Đổi mới phương pháp dạy học đang thự hiện từng bước từ chuyển chương trinh giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lự của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì sang việc để ý xem học sinh vận dụng được những gì thông qua việc học. Để thực hiện được phương pháp này, đòi hỏi các giáo viên phải có một quy trình dạy học rõ ràng và chỉn chu. Thông qua bài viết này, Chúng tôi xin giới thiệu 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh để Quý bạn đọc có thể tham khảo.

Thế nào là dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh?

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh hay còn được gọi là dạy học đính hướng kết quả đầu ra, là việc các giáo viên thông qua kỹ năng nghiệp vụ của mình, cùng các phương pháp dạy học ưu việt để dạy và định hướng việc học cho học sinh, nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện của học sinh, từ phẩm chất, năng lực, đồng thời chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm trang bị cho các em những kỹ năng để xử lý các vấn đề trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Các đặc trưng cơ bản của Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Dạy học thông qua việc tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp học sinh có thể chủ động tiếp thu kiến thức chứ không hề bị động như trước kia, từ đó, tạo cho học sinh cách phản ứng trước mọi vấn đề. Để làm được như vậy, đòi hỏi giáo viên phải là một người biết điều phối quá trình dạy học.

– Rèn luyện cho học sinh cách khai thác và sử dụng tài liệu trong học tập. Đồng thời, giúp học sinh thực hiện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, tương tự, … để dần hình thành và phát triển tài năng sáng tạo.

– Tăng cường sự phối hợp, làm việc giữa cá nhân và tập thể để học sinh có thể làm quen với kỹ năng làm việc nhóm từ đó vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể để giải quyết nhiệm vụ học tập chung.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Cần phân tích được mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá. Đó là các mục tiêu về phẩn chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

– Cần xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất và năng lực của học sinh;

– Thông qua các phương pháp, công cụ đặc thù cần phải có để thu thập được thông tin hoặc bằng chứng về phẩm chất, năng lực của học sinh.

– Đồng thời, xác định rõ các cách xử lý thông tin và bằng chứng vừa mới thu thập được.

Bước 3: Thực hiện

– Tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi, các bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, hay phiếu đánh giá theo các tiêu chí đã định trước.

– Thực hiện theo các yêu cầu, kỹ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế năng đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình

Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả

– Tiến hành chấm điểm cho học sinh dựa theo phương pháp định tính, định lượng, …

– Hoặc dựa vào các phần mềm đánh giá kết quả của học sinh.

Bước 5: Phản hồi

– Trước tiên, giáo viên phải tiến hành giải thích các kết quả mà giáo viên đã đưa ra cho học sinh.

– Sau khi giải thích về các đáp án, dựa vào các kết quả vừa thu được ở Bước 4, các giáo viên tiến hành đưa ra những nhận định về sự phát triển của học sinh về năng lực, phẩm chất của họ so với những mục tiêu và yêu cầu cần phải đạt được.

– Đồng thời, giáo viên tiến hành lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Đó có thể là bằng điểm số, cũng có thể bằng nhận định hoặc nhận xét để mô tả phẩm chất, năng lực đạt được, …

– Cũng từ việc thu được kết quả đánh giá của học sinh, lắng nghe ý kiến của học sinh, từ đó sử dụng các phương pháp, ý tưởng để điều chỉnh hoạt động dạy học học, giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh một cách tối đa.

Một vài đánh giá về quy trình 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Có thể thấy, thông qua quy trình 05 bước, sẽ giúp học sinh phát huy một cách tối đa năng lực của bản thân; thông qua phương pháp này có thể rèn luyện cho học sinh đức tính tự giác trong học tập, giúp học sinh phản ứng nhanh trong mọi tình huống; đồng thời góp phần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể kiểm soát, quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra theo định hướng đã định sẵn.

– Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần phải biết cách cân đối trong việc học cho học sinh, tránh trường hợp áp dụng quy trình một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học, sẽ làm cho học sinh bị mất một lượng lớn kiến thức cần có, từ đó làm mất tính cân bằng trong hệ thống kiến thức của các bạn ấy.

Trên đây là 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề