Đánh giá laptop thinkpad l430 site vozforums.com năm 2024

Hiệu suất của CPU là thứ đáng quan tâm nhất khi chọn mua sản phẩm. Nó bao gồm tần số xung nhịp (Processor Frequency) và số lõi (Threads)

- Khi bạn mua laptop hay 1 bộ máy bàn, sẽ có người hỏi bạn như là “Con này tốc độ bao nhiêu? … mấy Ghz ? ” hay là “Con này chip mấy chấm ?” . Đó chính là hỏi về tần số xung (PF) . Đối với các CPU cùng loại, tần số này cao hơn cũng có nghĩa là tốc độ xử lý cao hơn. Tuy nhiên xét về tổng thể, bạn không thể bỏ qua thành tố tiếp theo, đó là số lõi của CPU.

- Các hãng sản xuất CPU đã triển khai nền tảng đa lõi (threads) cho CPU từ khá lâu, hiện tại chúng ta đã thấy có CPU 2 threads, 4 theards và thậm chí cả 8 threads. Trong cùng năm sản xuất thì CPU lõi tứ (4 threads 8CPUs – 4 nhân 8 luồng) sẽ có hiệu năng cao hơn CPU lõi kép (2 threads 4 CPUs – 2 nhân 4 luồng) dù xung nhịp ngang nhau. Các bạn có thể tham khảo bảng so sánh tại đây:

Đánh giá laptop thinkpad l430 site vozforums.com năm 2024

Video trực quan về CPU để các bạn dễ hình dung hơn:
Đánh giá laptop thinkpad l430 site vozforums.com năm 2024

II. Cache - Bộ nhớ đệm

Về bản chất Cache có tác dụng lưu trữ tạm thời cũng giống như RAM, Cache lớn dĩ nhiên là tốt hơn. Phần lớn CPU đều có 3 Cache: L1 L2 L3 , bạn hoàn toàn có thể xem thông tin Cache của CPU trên trang chủ của hãng hoặc đo trên CPUz (download CPUz tại đây) . Là người mua hàng, bạn nên quan tâm nhất đến L3 Cache, đối với các dòng chip Core i của Intel, có từ 3MB đến 20MB (i7 5960X).

- Nếu bạn dùng máy với chức năng văn phòng bình thường, không cần tác vụ xử lý nặng, chỉ cần 3Mb L3 cache là đủ. - Nếu bạn dùng tác vụ cần xử lý dữ liệu lớn (Big Data), Render 3D, và có thể là Gaming bạn nên chọn cho mình chipset có L3 cache lớn hơn : 6MB, 8MB …

III. Technology Specifications – thông số công nghệ:

- Ngoại trừ Apple, các hãng sản xuất luôn cập nhật laptop có CPU trong cùng năm sản xuất. Vì vậy , để biết chiếc laptop của mình sản xuất năm nào, bạn có thể xem ngay trong phần tên CPU . Ví dụ: đối với Intel Core i : CPU 2xxx thì là Gen 2, 5xxx là Gen 5 …

Hiện tại thì phần lớn các laptop cao cấp, doanh nhân, máy trạm đều sử dụng bộ vi xử lý Intel Core I. Cho tới năm 2016, hãng Intel đã cho ra mắt CPU Intel Core I thế hệ thứ 6 với các 3 dòng chính với hiệu năng mạnh dần là Core i3 – Core i5 – và Core i7.

Bộ vi xử lý Intel Core i3 là các CPU 2 nhân với kiến trúc 64-bit, công nghệ đa luồng xử lý Hyper Threading, không được tích hợp công nghệ Turbo Boost. Bộ vi xử lý Intel Core i5 là các CPU 2 nhân với kiến trúc 64-bit, công nghệ xử lý đa luồng Hyper Threading và Turbo Boost cho phép tự động ép xung khi xử lý các tác vụ nặng. Bộ vi xử lý Intel Core i7 có 2 nhân hoặc 4 nhân với kiến trúc 64-bit hỗ trợ công nghệ Hyper Threading và Turbo Boost

- Turbo Boost là công nghệ chỉ có trên vi xử lý Intel Core i5 và i7, cho phép CPU tạm thời ép xung, giúp cho 1 hoặc vài nhân cần xử lý nặng hơn tự ép xung nhịp lên tăng hiệu quả sử dụng

Đánh giá laptop thinkpad l430 site vozforums.com năm 2024

Hyper Threading được trang bị trên tất cả các dòng và thệ hệ CPU Intel Core i là công nghệ siêu phân luồng giúp các nhân xử lý có thể giả lập thêm 1 nhân xử lý nữa, giúp CPU có thể xử lý nhiều luồng dữ liệu hơn số nhân thực có sẵn.

Đánh giá laptop thinkpad l430 site vozforums.com năm 2024

- Memory Specifications - Thông số bộ nhớ: Đa phần các CPU trên laptop hỗ trợ dung lượng bộ nhớ ngoài (RAM) lên tới 16GB, với 2 khe cắm; tức là lắp tối đa được 2 thanh ram. Tuy nhiên ở một vài CPU cao cấp như QM, HQ, XM, tại các laptop Workstations, có thể có dung lượng RAM lên tới 32GB hoặc 64GB (vd: Lenovo Thinkpad P50 và P70)

- Graphics Specifications – Thông số đồ họa: Phần lớn các CPU trên laptop đều có bộ xử lý đồ họa đi kèm, thường gọi là các dòng Intel HD Graphics (đối với Intel) . Bộ xử lý này có thể được tắt khi máy có chip xử lý đồ họa riêng (GPU) hoặc chạy song song với công nghệ Optimus của NVIDIA.

IV. Các thế hệ vi xử lý Intel Core I

Đánh giá laptop thinkpad l430 site vozforums.com năm 2024

- Nehalem (Thế hệ đầu) Đây là thế hệ đầu tiên của chip Core I với mục đích thay thế cho chip Core 2 Nehalem vẫn được sản xuất trên quy trình 32 nm. Với Core I thế hệ Nehalem, Intel lần đầu tiên đã tích hợp công nghệ Turbo Boost cùng với Hyper Threading (công nghệ siêu phân luồng - HT) trên cùng một con chip giúp tăng hiệu năng đáng kể so với các thế hệ chip xử lý trước.

- Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2) Sandy Bridge là người kế nhiệm kiến trúc Nehalem. Kiến trúc Sandy Bridge vẫn tiếp tục sử dụng quy trình 32 nm nhưng so với Nehalem GPU (nhân xử lý đồ họa) với CPU (bộ vi xử lý trung tâm) đã cùng được sản xuất trên quy trình 32 nm và cùng năm nằm trên một đế. Thiết kế này giúp giảm diện tích và tăng khả năng tiết kiệm điện nhờ CPU và GPU sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm.

Ngoài ra, năng lực mã hóa/giải mã video cũng được tăng đáng kể với tính năng Intel Quick Sync Video.Tính năng Turbo Boost cũng được nâng cấp với phiên bản 2.0.

- Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3) So với Sandy Bridge, Ivy Bridge của Intel đã sử dụng quy trình sản xuất mới 22 nm và sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate. Quy trình sản xuất mới giúp giảm diện tích đế mà vẫn tăng đáng kể số lượng bóng bán dẫn trên CPU.

Ivy Bridge còn tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và xử lý các nội dung 3D.

- Haswell (Thế hệ thứ 4)

Thế hệ chip xử lý Haswell được tập trung vào những thiết bị “2 trong 1”. Intel đã giảm kích thước vi xử lí Core cho phép sản xuất những mẫu ultrabook mỏng hơn, mà còn giúp cho ra đời những thiết bị 2 trong 1 (hay còn gọi là thiết bị lai giữa laptop và tablet) mỏng hơn. Chip quản lý nhiệt trên Haswell cũng giúp các thiết bị ultrabook chạy mát mẻ hơn.

Haswel cũng được Intel tuyên bố là sẽ tiết kiệm điện năng gấp 20 lần so với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể. Bên cạnh việc nâng cấp từ chip đồ họa Intel HD 4000, Intel còn bổ sung thêm dòng chip đồ họa mạnh mẽ Iris/ Iris Pro dành cho các chip cao cấp.

- Broadwell (thế hệ thứ 5)

Broadwell chính là phiên bản thu nhỏ của Haswell, nói là phiên bản thu nhỏ nhưng đây không phải là kích thước vật lý của con chip mà là sự thu nhỏ của các bóng bán dẫn tạo nên bộ não CPU.

Intel Broadwell sử dụng bóng bán dẫn có kích thước 14 nm, gần bằng 1 nửa so với haswell và chỉ bằng 1/5 so với thế hệ đầu tiên. Intel tự hào cho biết Broadwell hoạt động hiệu quả hơn haswell 30%, có nghĩa nó tiêu thụ điện ít hơn 30% nhưng mang đến hiệu năng cao hơn khi ở cùng một tốc độ xung nhịp. Intel Broadwell hứa hẹn sẽ tạo ra 1 cuộc cách mạng mới với các ưu điểm như: tiết kiệm PIN, nâng cao hiệu suất..... Dự kiến Intel sẽ chính thức đưa thế hệ CPU mới của mình vào các sản phẩm vào đầu năm 2015.

- Skylake (thế hệ thứ 6)

Cuối năm 2015, Intel cho ra mắt thế hệ kế tiếp của Broadwell chính là Skylake. Intel cho biết dòng chip Skylake này được xem để nâng cấp và thay thế dòng sản phẩm Core thế hệ 4.

Được thiết kế trên nền tảng vi kiến trúc mới Skylake công nghệ 14nm, bộ vi xử lý Intel Core thế hệ thứ 6 cho hiệu suất hoạt động tăng gấp 2,5 lần thế hệ trước, tiết kiệm điện năng cho dung lượng pin tăng gấp ba lần, đồ họa tốt hơn 30 lần tạo ra các trải nghiệm xem video và chơi game trong trào lưu 4K.

Bộ vi xử lý Intel Core thứ 6 mỏng và nhẹ hơn một nửa nhưng có thời gian khởi động nhanh hơn.

Cách gọi tên các dòng vi xử lý Intel

Đánh giá laptop thinkpad l430 site vozforums.com năm 2024

Tên CPU = Thương hiệu (Intel) tên dòng CPU – Số thứ tự thế hệ ( CPU Nehalem không có ký tự này) 3 chữ mã SKU Hậu tố (ký tự đặc biệt của sản phẩm : U, M, QM, HQ, XM...)