Đánh giá hi la nhan vien aviva năm 2024

Hiện nay thông tin về bảo hiểm AVIVA lừa đảo xuất hiện khá nhiều khiến không ít khách hàng phân vân mỗi khi quyết định có nên mua bảo hiểm nhân thọ của hãng này hay không! Vậy trên thực tế những thông tin bảo hiểm AVIVA lừa đảo này có thực sự chính xác hay không, chúng ta cần phải có sự kiểm chứng cẩn thận trước khi đánh giá

Đánh giá hi la nhan vien aviva năm 2024
Bảo hiểm Aviva lừa đảo có đúng không?

Bảo hiểm AVIVA với hơn 300 năm Kinh nghiệm

Tại Việt Nam, bảo hiểm AVIVA là cái tên còn khá mới mẻ so với Manulife hay Prudential… tuy nhiên trên thế giới, AVIVA là tập đoàn bảo hiểm lớn thứ 5 toàn cầu với các gói sản phẩm, dịch vụ về bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ tài sản.

Bảo hiểm AVIVA có trụ sở tại Anh hoạt động tại 16 quốc gia trong đó có Việt Nam. Đây là công ty bảo hiểm lâu đời với lịch sử trên 300 năm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực bảo hiểm

Tập đoàn bảo hiểm Aviva hiện đang phục vụ hơn 33 triệu khách hàng trên toàn cầu. Phục vụ một phần tư dân số tại Anh và phát triển mạnh, phổ biến ở các thị trường các nước Châu Âu, Châu Á và Canada.

Aviva tự hào là nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm hàng đầu, luôn hướng tới cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tiết kiệm trong tương lai và quản lý rủi ro trong cuộc sống hàng ngày.

Năm 2011 Aviva bắt đầu hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam với người tiền nhiệm là Công ty Bảo hiểm Avinie Vietinbank, được liên doanh giữa Tập đoàn Aviva và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank).

Đánh giá hi la nhan vien aviva năm 2024
Bảo hiểm AVIVA hoạt động tại Việt Nam từ năm 2011

Gần đây, tháng 4 năm 2017, Tập đoàn bảo hiểm Aviva chính thức hoàn thành việc mua lại 50% cổ phần trong Ngân hàng liên doanh Vietinbank và thành lập Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Aviva Việt Nam với sứ mệnh mang lại những giải pháp tài chính tốt nhất và yên tâm về tài chính cho khách hàng tại thị trường Việt Nam.

Bảo Hiểm AVIVA Có Thực Sự Lừa Đảo Khách Hàng?

Vậy thì một công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam và cả thế giới như AVIVA có thực sự lừa đảo khách hàng hay không? Việc một công ty bảo hiểm bị mang tiếng lừa đảo thực sự là một thông tin gây tổn thất rất lớn tới uy tín, đặc biệt một lĩnh vực cần nhiều sự tin tưởng như Bảo hiểm lại càng quan trọng hơn

Theo như nhận định từ một số thông tin bảo hiểm AVIVA lừa đảo người dùng. Bảo hiểm Việt Nam nhận thấy sẽ có 2 lý do chính dẫn đến việc có thông tin bảo hiểm lừa đảo, không chi trả cho Khách hàng tham gia:

  • Đối Người tư vấn viên thiếu trách nhiệm, năng lực và đạo đức trong hành nghề: Công việc tư vấn bảo hiểm không đơn giản là bán bảo hiểm cho Khách hàng, mà còn là người hỗ trợ giải pháp tài chính cho Khách hàng đó. Một số công ty, chưa thực sự đào tạo được đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, hoặc một số thành phần tư vấn viên vì muốn kiếm thêm thu nhập mà bất chấp các điều khoản trong hợp đồng, không tư vấn kĩ, đầy đủ về tình hình sức khoẻ và giải pháp tài chính phù hợp cho mỗi Khách hàng dẫn đến việc mâu thuẫn khi xảy ra sự cố bảo hiểm.
  • Đối với Khách hàng: Thiếu sự trung thực trong kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm: Có bệnh mà không kê khai; cố tình giấu bệnh vì vậy khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm trích lục được các thông tin kê khai bệnh án dẫn đến hợp đồng không còn hiệu lực.

Khách hàng thờ ơ với cả chính tài khoản tích luỹ của mình. Theo luật bảo hiểm, sau khi hợp đồng được phát hành, Khách hàng có 21 ngày cân nhắc xem có tiếp tục mua bảo hiểm hay không? Trong khoảng thời gian này, Khách hàng nên xem kĩ lại các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm, có gì thắc mắc hoặc muốn sửa đổi thì báo lại ngay công ty bảo hiểm. Nếu các điều khoản không làm hài lòng, Khách hàng có thể huỷ hợp đồng bảo hiểm mà không mất phí, bên công ty bảo hiểm có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền Khách hàng đã tham gia.

Khi có sự cố bảo hiểm, Khách hàng cần phải tìm hiểu xem hồ sơ thụ chi trả hợp đồng bảo hiểm cần có những gì để nộp đầy đủ, tránh mất thời gian giải quyết hợp đồng ( Các hồ sơ này thường được ghi rõ trên hợp đồng bảo hiểm.

Khách hàng hay quên ngày đóng phí hợp đồng dẫn đến hợp đồng mất hiệu lực.

Sau khi bảo hiểm Việt Nam tiếp nhận một số thông tin liên quan tới vấn đề bảo hiểm AVIVA lừa đảo từ phía các bạn đọc, chúng tôi đã có khá nhiều thời gian tìm hiểu cẩn thận và thấy rằng những thông tin sự việc liên quan tới vấn đề này thực chất là rất nhiều nội dung giật tít nhằm hạ uy tín của công ty bảo hiểm này. Tất nhiên, có thể chúng tôi có sự ghi nhận còn thiếu sót, các bạn hãy bình luận bên dưới những thông tin các bạn có nhé. Bảo hiểm Việt Nam luôn ghi nhận sự đóng góp từ phía cộng đồng để phát triển mạnh hơn nữa

Trước khi về tay Manulife như một phần của thoả thuận hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền với VietinBank, hoạt động Aviva Việt Nam không mấy khả quan với nhiều năm ghi nhận lỗ tới hàng trăm tỷ đồng.

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Aviva (Aviva Việt Nam) có tiền thân là Công ty Bảo hiểm Nhân thọ VietinBank Aviva, liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ Aviva đến từ Vương quốc Anh.

Aviva Việt Nam được thành lập khi Tập đoàn Aviva mua lại phần vốn góp của Ngân hàng VietinBank vào năm 2017. Tới tháng 12/2021, công ty mẹ của Aviva đã chuyển quyền sở hữu cho Manulife theo hợp đồng mua bán phần vốn góp được ký kết trước đó.

Tuy nhiên, tới ngày 25/3/2022, trên website của công ty mới phát đi thông báo về việc The Manufactures Life Insurance Company (MLI), một công ty thành viên thuộc Tập đoàn Tài chính Manulife, đã được chấp thuận về nguyên tắc của Bộ Tài chính về việc mua lại Aviva Việt Nam.

Sau đó tới ngày 16/6/2022, thương vụ mới chính thức được hoàn tất và Aviva Việt Nam được đổi tên thành Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MVI ("MVI Life").

"Chúng tôi đảm bảo rằng mọi quy định và cam kết trong hợp đồng giữa Công ty với Quý khách hàng và các đối tác đều không bị ảnh hưởng", thông báo của MVI Life cho hay.

Thời điểm năm 2017, ngay sau khi VietinBank chuyển nhượng phần vốn góp cho Tập đoàn Aviva, VietinBank và Aviva Việt Nam đã ký kết hợp đồng hợp tác độc quyền trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Tới năm 2018, kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) đã chiếm tỷ trong 77% doanh thu khai thác mới. Năm 2020, phí bảo hiểm quy năm từ kênhBancassurance chiếm tỷ trọng 38% trong tổng phí.

Hợp đồng hợp tác độc quyền với VietinBank này sau đó được thay thế bởi Manulife với thời gian 16 năm, việc mua lại Aviva Việt Nam là một phần gắn liền trong giao dịch.

Aviva lỗ nhiều năm trước khi về tay Manulife

Số liệu từ báo cáo tài chính của Aviva (nay là MVI Life) cho thấy trước khi về tay Manulife, hoạt động của công ty bảo hiểm này cũng không mấy khả quan.

Điểm đáng ghi nhận nhất trong suốt 10 năm (từ năm 2012 đến năm 2021) là sự gia tăng về quy mô tài sản và doanh thu thuần từ hoạt động bảo hiểm.

Theo đó, tổng tài sản của Aviva không thay đổi đáng kể trong 4 năm đầu (2012- 2014), ghi nhận tăng trưởng mạnh từ năm 2017 (từ 1.608 tỷ lên 4.175 tỷ đồng), thời điểm Aviva trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, và lên mức cao nhất trong năm 2021 với 9.514 tỷ đồng. Số lượng nhân viên chính thức của công ty cũng tăng dần theo quy mô tài sản.

Chỉ riêng trong năm 2021, trong khi tổng tài sản của Aviva tăng gần 28% lên hơn 9.500 tỷ đồng thì số lượng nhân viên lại giảm 19% từ 332 xuống 269 người.

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Aviva cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh từ năm 2016 với doanh thu đạt 688 tỷ đồng. Con số này vượt mốc 1.000 tỷ vào năm 2018 và lên 3.320 tỷ đồng vào năm 2021.

Đánh giá hi la nhan vien aviva năm 2024

Mặc dù doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, lợi nhuận của Aviva cũng chỉ ghi nhận hai năm có lãi (từ năm 2014). Cụ thể, năm 2019 lãi 62 tỷ đồng và năm 2021 lãi 312 tỷ đồng trước thuế, thời điểm chuyên giao vốn sang Manulife.

Ở các năm còn lại, Aviva đều ghi nhận lỗ tới hàng trăm tỷ đồng, mức lỗ cao nhất là vào năm 2017 với mức lỗ 619 tỷ đồng trước thuế.

Đánh giá hi la nhan vien aviva năm 2024

Kết quả kinh doanh bất ổn của Aviva trước khi chuyển giao sang Manulife.

Sự "bất ổn" về khả năng sinh lời còn được thể hiện qua biến động của chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu của Aviva. Thời điểm lỗ lớn nhất năm 2017, ROE của Aviva ở mức - 30,32% nhưng vẫn chưa thấp bằng thời điểm năm 2016 với ROE ở mức -71,9%. Ở thời điểm lợi nhuận khả quan nhất (năm 2021), ROE của Aviva đạt mức 13,59%.

Đánh giá hi la nhan vien aviva năm 2024

Hiện MVI Life chưa công bố báo cáo tài chính năm 2022 nên chưa thể đánh giá được hoạt động của Aviva đã thay đổi thế nào sau khi chuyển giao sang một đơn vị sở hữu mới.

Trong một diễn biến có liên quan gần đây, cái tên MVI Life được nhiều phương tiện truyền thông nhắc tới sau khi bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (diễn viên Ngọc Lan) đã phát trực tuyến (livestream) trên Facebook phản ánh nhiều vấn đề bất cập liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ký kết giữa bà và Aviva Việt Nam.

Diễn viên Ngọc Lan cho biết do tin vào lời của tư vấn viên nên không đọc chi tiết lại hợp đồng bảo hiểm nên đã gặp phải những điều không đúng như mong muốn trước khi mua bảo hiểm như: thời gian đóng phí lên tới 74 năm thay vì là 10 năm; số tiền bảo hiểm đóng bảo hiểm sẽ không bị bảo toàn và nhận lãi sau 10 năm;...

Vấn đề đang được cơ quan chức năng yêu cầu công ty MVI Life rà soát và báo cáo lại thông tin về hợp đồng bảo hiểm giao kết với diễn viên Ngọc Lan và quá trình tư vấn của đại lý bảo hiểm,... Đồng thời, công ty phải chủ động làm việc, giải quyết khiếu nại của khách hàng và có phản hồi thông tin khách quan, minh bạch đến các cơ quan thông tấn, báo chí.