Đại học Marketing Hà Nội lấy bao nhiêu điểm?

Năm nay, trường Đại học Thương mại có mức điểm chuẩn học bạ dao động từ 27 đến 29 điểm. Hai ngành lấy mức điểm cao nhất là "Marketing" (chuyên ngành Marketing thương mại) và "Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng". Ngành Thương mại Điện tử (chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử) lấy điểm đầu vào là 28,5 điểm và ngành Marketing (Marketing số) là 27,38 điểm.

Đối với trường Đại học Mở Hà Nội, trường sẽ nhận tất cả Học sinh Giỏi (PT4) có mức điểm chuẩn là 28,7 cho ngành Marketing và 27,5 cho ngành Quản trị Kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển của phương thức xét học bạ là 18 điểm và điểm xét theo kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM là 600 điểm cho tất cả các ngành.

Ngoài ra, Hội đồng tuyển sinh trình độ đại học chính quy trường Đại học Tài chính - Marketing cũng thông báo mức điểm trúng tuyển. Điểm xét tuyển được tính bằng cách cộng tổng điểm trung bình theo tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Theo đó, để đậu vào ngành Marketing và Kinh doanh Quốc tế chương trình chuẩn của trường, thí sinh cần đạt 29 điểm. Ngành Quản trị Kinh doanh chương trình chuẩn yêu cầu thí sinh đạt 27,8 điểm.

Nhìn chung, điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển sớm ngành Marketing của các trường Đại học năm nay nằm ở mức cao, đặc biệt là trường Đại học Ngoại thương lấy mức điểm chuẩn học bạ cao nhất 29 điểm.

Đại học Marketing Hà Nội lấy bao nhiêu điểm?

Ảnh minh họa từ Internet

Lý giải sức hút của ngành Marketing

Ngành Marketing đã và đang thu hút nhiều bạn trẻ yêu thích, lựa chọn. Ở hầu hết các nhóm trường Đại học, Cao đẳng đào tạo khối ngành kinh tế đều có khoa Marketing với nhiều chuyên ngành khác nhau. Sự thú vị của ngành Marketing chính là tính ứng dụng cao. Những kiến thức học được ngoài việc áp dụng vào công việc kinh doanh thì bạn vẫn có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày để xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội.

Đại học Marketing Hà Nội lấy bao nhiêu điểm?

Ảnh minh họa từ Internet

3 yếu tố dưới đây giúp cho độ “hot” của ngành Marketing chưa bao giờ hạ nhiệt:

Môi trường năng động, sáng tạo: Hiện nay có 2 môi trường làm việc khá phổ biến để bạn lựa chọn phù hợp với mong muốn, mục tiêu và tính cách của mình chính là Client và Agency.

- Ở môi trường Client, bạn sẽ được rèn luyện tất cả kĩ năng từ việc lên nội dung ý tưởng, xây dựng kế hoạch thực hiện đến quản lý, giảm sát và theo dõi, đánh giá hiệu quả của từng chiến dịch nhất định. Đây là cơ hội để bạn tiếp xúc với khách hàng, các đơn vị đối tác, báo chí, agency… giúp bạn nâng cao chuyên môn, mở mang kiến thức và cải thiện độ nhạy bén của mình.

- Ngược lại khi làm việc tại Agency, bạn chỉ làm một công việc nhất định nhưng cho các đối tượng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ưu điểm của môi trường này là giờ giấc linh hoạt và thoải mái, tính chất công việc đa dạng lĩnh vực và khuyến khích sự sáng tạo không ngừng. Nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức về vấn đề “cạn ý tưởng” và yêu cầu bạn phải luôn tạo ra sự mới mẻ để thu hút và mang lại hiệu quả công việc.

Thu nhập cao và hấp dẫn: Marketing là phòng ban trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra doanh thu cho công ty nên có mức lương ổn định và đi kèm với mức tiền thưởng hấp dẫn. Sinh viên ngành Marketing mới ra trường sẽ có lương khởi điểm cao hơn các ngành nghề khác. Với đặc thù của nghề thì mức lương của “marketer” cũng được xác định bằng yếu tố kinh nghiệm. Với những vị trí yêu cầu kinh nghiệm lâu năm như Trưởng phòng, Giám đốc… thì mức lương dao động từ 30 - 40 triệu đồng/ tháng.

Cơ hội việc làm lớn: Nhu cầu nhân sự về ngành Marketing cao nhiều vì hầu hết các công ty đều có bộ phận Marketing và quyết định mua hàng của một người được tác động rất nhiều thông qua quảng cáo và những thông điệp truyền tải. Chỉ cần một click tìm kiếm trên Google cụm từ “tìm việc làm marketing” bạn sẽ nhìn thấy rõ được cơ hội việc làm của ngành này lớn đến mức nào. Trên các website tìm việc có đến 40% tin tuyển dụng về lĩnh vực Marketing với đa dạng các vị trí ứng tuyển. Các doanh nghiệp cũng không ngừng tìm kiếm những nhân tài để mang lại hiệu quả trong việc kinh doanh.

(Dân trí) - Marketing luôn được xếp vào hàng "top" những ngành hút nhân lực nhất trong thời gian gần đây. Thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn 3 trước để xác định điểm trúng tuyển của mình.

Đại học Marketing Hà Nội lấy bao nhiêu điểm?

Thí sinh TPHCM dự thi tốt nghiệp THPT 2022 (Ảnh: Hải Long).

Tất cả công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hoặc sản xuất hàng hóa đều cần một đội ngũ marketing để quảng bá thương hiệu của mình một cách rộng rãi, từ đó tiếp cận với khách hàng, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ.

Theo trường Đại học Thương mại, kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cho thấy, ngành marketing nằm trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất. Thống kê trực tuyến trên trang web về việc làm của Vietnamworks.com cũng cho thấy, 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing.

Cơ hội thăng tiến ở nghề này rất cao, có đến 30% vị trí quản lý cao cấp trong doanh nghiệp được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc ngành Marketing.

Dưới đây là điểm chuẩn vào ngành Marketing 3 năm gần nhất tại một số trường đại học lớn trên cả nước, mời thí sinh tham khảo:

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Trường Đại học Kinh tế quốc dân xét tuyển các tổ hợp A00, A01, D01, D07 cho ngành Marketing.

Năm 2019, điểm trúng tuyển vào ngành này tại trường Đại học Kinh tế quốc dân là 25.60 điểm, đến năm 2020 đã tăng lên 27.55 điểm. Năm 2021, điểm chuẩn tiếp tục tăng lên tới ngưỡng 28.15 điểm.

Theo Đề án tuyển sinh năm 2022 của nhà trường, chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức thi tốt nghiệp THPT là 35%, tương ứng 77 sinh viên sẽ được tuyển vào ngành Marketing theo phương thức này.

Từ năm 2023, nhà trường dự kiến không tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác, chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp/xét tuyển sớm, với 100% chỉ tiêu sau khi trừ đi số thí sinh diện tuyển thẳng.

Trường Đại học Thương Mại

Marketing cũng là ngành thường xuyên có điểm chuẩn cao nhất tại trường Đại học Thương Mại.

Theo đó, năm 2019, ngành Marketing (marketing thương mại) lấy điểm đầu vào là 24, trong khi đó ngành Marketing (Quản trị thương hiệu) lấy 23.3 điểm. Năm 2020, điểm chuẩn Marketing (marketing thương mại) tăng lên ngưỡng 26.7 điểm. Ngành Marketing (Quản trị thương hiệu) cũng tăng, ở mức 26.15 điểm.

Năm 2021, trường Đại học Thương mại công bố điểm chuẩn ngành Marketing (marketing thương mại) là 27.45 và ngành Marketing (Quản trị thương hiệu) là 27.15. Nhà trường tuyển sinh theo các tổ hợp xét tuyển A00, A01, D01 và D07.

Số liệu thống kê từ trường Đại học Thương mại, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp ở ngành này lên tới 95.5%.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh ngành Marketing theo các khối A00, A01, D01. Năm 2019, điểm đầu vào ngành này ở cơ sở phía Bắc của trường là 23.35, cơ sở phía Nam là 21.2 điểm. Năm 2020, điểm đầu vào ở cơ sở phía Bắc và phía Nam lần lượt là 25.5 và 24.6. Đến năm 2021, điểm tiếp tục tăng, ở ngưỡng 26.45 điểm với cơ sở phía Bắc, 25.65 điểm với cơ sở phía Nam.

Theo Đề án tuyển sinh nhà trường đã công bố, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức thi tốt nghiệp THPT với ngành Marketing năm nay là 170 chỉ tiêu cho cơ sở phía Bắc, 50 chỉ tiêu cho cơ sở phía Nam.

Trường Đại học Hà Nội

Trường Đại học Hà Nội tuyển sinh ngành Marketing dạy bằng tiếng Anh, khối xét tuyển D01, môn tiếng Anh nhân hệ số 2. Năm 2019, điểm chuẩn vào ngành này là 31.40 điểm, đến năm 2020 tăng 3.08 điểm, lên mức 34.48 điểm. Năm 2021, điểm chuẩn là 36.63, tiếp tục trong nhóm ngành có điểm chuẩn cao nhất của nhà trường.

Năm 2022, tổng chỉ tiêu cho ngành Marketing dạy bằng tiếng Anh, trường Đại học Hà Nội là 75 sinh viên, trong đó 38 chỉ tiêu xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT, 37 chỉ tiêu theo các phương thức khác.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Năm 2019, điểm trúng tuyển vào ngành Marketing, Đại học Kinh tế TP.HCM là 24.90 điểm, đến năm 2020 và 2021 tăng lên ở mức: 27.50 điểm. Nhà trường tuyển sinh theo 4 tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07.

Ngoài ra, điểm đầu vào ngành Marketing phân hiệu Vĩnh Long và Marketing ISB - Chương trình cử nhân tài năng của nhà trường trong năm 2021 lần lượt là: 17 và 27.4 điểm.

Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh ngành Marketing, Đại học Kinh tế TP.HCM năm nay theo phương thức thi tốt nghiệp THPT là 22 chỉ tiêu, theo phương thức khác là 198 chỉ tiêu.

Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM

Trong 3 năm từ 2019 đến 2021, điểm đầu vào ngành Marketing, trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM lần lượt là 25, 27.25 và 27.55 điểm. Điểm đầu vào ngành Marketing Chất lượng cao lần lượt là 24.15, 26.9 và 27.3 điểm qua 3 năm.

Ngoài ra, năm 2021, nhà trường cũng tuyển sinh ngành Marketing Chất lượng cao bằng tiếng Anh với điểm chuẩn 26.7 điểm.

Trường ĐH Mở TP.HCM

Ngành Marketing luôn thuộc top những ngành đứng đầu về điểm chuẩn của trường Đại học Mở TP.HCM, trong đó 2 năm gần đây đều đứng vị trí đầu tiên. Nhà trường cũng xét tuyển theo các khối: A00, A01, D01, D07.

Năm 2019, điểm trúng tuyển ngành này của trường ĐH Mở TP.HCM là 21.85, năm 2020 là 25.35 điểm và năm 2021 lên tới 26.95 điểm.

Tin liên quan

Đại học Marketing Hà Nội lấy bao nhiêu điểm?

Chọn ngành học nào dễ kiếm việc khi "sống chung" với dịch Covid-19?

Học ngành nào, nghề gì ra trường dễ kiếm việc làm vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các học sinh lớp 12 hiện nay, nhất là trong giai đoạn Covid-19 đang làm thị trường lao động thay đổi rất lớn.

Đại học Marketing Hà Nội lấy bao nhiêu điểm?

Tư vấn tuyển sinh 2022: Ngành học yêu thích nhất phải xếp ở vị trí cao nhất

Làm thế nào để tăng cơ hội trúng tuyển? Đó là các thí sinh phải chọn được cho mình được ngành học yêu thích nhất, phù hợp nhất để đặt vào vị trí cao nhất trong bản đăng ký xét tuyển.