Cung cấp xăng cho hoạt động tieesgn anh là gì

Theo Bộ Công Thương, việc áp dụng ngay quy định hóa đơn điện tử và kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, đứt nguồn cung, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.

Cung cấp xăng cho hoạt động tieesgn anh là gì

Nhân viên cửa hàng Petrolimex (TP.HCM) làm hóa đơn điện tử cho khách hàng - Ảnh: HỮU HẠNH

Đó là quan điểm của Bộ Công Thương khi gửi Thủ tướng Chính phủ về quy định thực hiện hóa đơn điện tử và kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế được đưa ra trong dự thảo sửa đổi nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu.

Theo Bộ Công Thương, đề xuất lộ trình triển khai hóa đơn điện tử với cửa hàng bán lẻ xăng dầu được bộ trưởng Bộ Tài chính đưa ra trong quá trình sửa đổi nghị định.

Trên cơ sở chỉ đạo của Phó thủ tướng, dự thảo được bộ xây dựng đã bổ sung quy định hóa đơn điện tử là điều kiện để cấp giấy chứng nhận kinh doanh với cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn

Đồng thời dự thảo cũng đưa ra lộ trình thực hiện về hóa đơn điện tử. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại vùng đồng bằng, đô thị, thời gian áp dụng sau 1 năm; cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở vùng miền núi sẽ thực hiện sau 2 năm kể từ ngày nghị định có hiệu lực thi hành.

Trên thực tế, quy định về hóa đơn, chứng từ đã được đưa ra tại Luật Quản lý thuế và nghị định 123 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2022.

Tuy nhiên chưa có lĩnh vực kinh doanh nào được yêu cầu phải thực hiện hóa đơn điện tử, cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử như là một trong những điều kiện kinh doanh.

Vì vậy khi đánh giá tác động, Bộ Công Thương cho rằng việc áp dụng ngay quy định hóa đơn điện tử và kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, đứt nguồn cung, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung xăng dầu trên thị trường.

Khảo sát thực tế hiện mới chỉ có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) áp dụng hóa đơn điện tử với hơn 2.700 cây xăng.

Kể cả doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) hay Công ty Xăng dầu Quân đội (Mipecorp) vẫn trong quá trình nghiên cứu giải pháp kỹ thuật.

Còn lại các doanh nghiệp khác chưa áp dụng do các chi phí đầu tư có thể lên tới hàng trăm triệu đồng và thời gian thực hiện phải mất từ 1 đến 3 năm.

Trong khi đó thống kê nhanh của 35/63 sở công thương các tỉnh, thành trên cả nước, số cửa hàng bán lẻ xăng dầu của các địa phương này là gần 10.000 cửa hàng.

Số cây xăng có giấy chứng nhận đủ điều kiện nhưng sắp hết hiệu lực thi hành và phải xin cấp lại trong vòng một năm tới là 1.894 cửa hàng (chiếm gần 20%).

Như vậy trong quý 1-2024 có 752 cửa hàng ở 35 tỉnh thành (ước tính cả nước là 1.500 cửa hàng) phải thực hiện ngay nếu đưa quy định hóa đơn điện tử là một trong những điều kiện với cửa hàng bán lẻ xăng dầu khi cấp lại.

Do đó theo Bộ Công Thương, việc này có thể dẫn tới số lượng lớn cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải ngưng hoạt động, gây đứt gãy nguồn cung xăng dầu trên thị trường.

Phải đáp ứng yêu cầu về hóa đơn điện tử

Bộ Công Thương cho biết đã bỏ nội dung quy định về lộ trình thực hiện hóa đơn điện tử. Tuy nhiên bộ này vẫn kiến nghị Chính phủ xem xét quy định việc thực hiện hóa đơn điện tử và kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế là một trong những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải tuân thủ khi kinh doanh xăng dầu.

Dự thảo mới nhất được sửa đổi sẽ theo hướng yêu cầu cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và cơ quan thuế.

Bộ Công Thương cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, yêu cầu với trường hợp cấp mới giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện sẽ phải thực hiện nghiêm và tuân thủ ngay quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn.

Với cây xăng đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, đang hoạt động và đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhưng hết hiệu lực và xin cấp lại, tiếp tục yêu cầu phải đáp ứng quy định về hóa đơn điện tử.

Nhập khẩu ủy thác tiếng Anh là gì, ý nghĩa của nhập khẩu ủy thác ra sao… là những nội dung sẽ được đề cập trong bài viết sau đây.

Nhập khẩu ủy thác tiếng Anh là gì?

Nhập khẩu ủy thác tiếng Anh là Entrusted Import là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập khẩu hàng hóa nhưng không tự mình thực hiện mà ủy thác thông qua công ty cung cấp dịch vụ nhập khẩu. Nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng hóa thông qua các trung gian xuất nhập khẩu.

Ủy thác xuất khẩu tiếng Anh là gì?

Xuất khẩu ủy thác tiếng Anh là Entrusted Export. Tương tự như với hình thức nhập khẩu ủy thác nhưng trong trường hợp muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

“Xuất nhập khẩu ủy thác là việc thuê các công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu thay vì tự thực hiện việc xuất hoặc nhập hàng hóa trực tiếp.”

Khi nào cần sử dụng dịch vụ nhập khẩu ủy thác?

– Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại quốc tế để có thể tự mình thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

– Doanh nghiệp mới thành lập, đội ngũ nhân viên chưa có khả năng cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, chưa biết giao tiếp, đàm phán với những người bán hàng đầu nước ngoài.

– Cá nhân không có tư cách pháp nhân nên không được ký hợp đồng với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó, nếu bạn muốn nhập khẩu hàng hóa, bạn có thể ký hợp đồng ủy thác với công ty dịch vụ xuất nhập khẩu để nhập khẩu số hàng hóa này.

Hợp đồng nhập khẩu ủy thác là gì?

Hợp đồng nhập khẩu ủy thác tiếng Anh là gì? Đó là entrusted import contract

Về cơ bản, hợp đồng ủy thác cũng là một loại hợp đồng dịch vụ nên sẽ bao gồm các điều khoản chính liên quan đến dịch vụ, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm của các bên cùng thời gian thanh toán…

Hợp đồng nhập khẩu ủy thác nên có nội dung khớp với hợp đồng nhập khẩu để tránh tranh chấp về sau.

Rủi ro trong xuất nhập khẩu ủy thác

Có thể nói trong nhập khẩu ủy thác, bên gặp nhiều rủi ro là bên nhận ủy thác do đây là đơn vị đứng tên trên giấy tờ thay mặt bên nhập khẩu. Họ sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến pháp luật khi nhập hàng. Nếu hàng hóa được nhập khẩu là hàng cấm thì bên nhận ủy thác sẽ chịu trách nhiệm đầu tiên.

Để tránh rủi ro, các công ty dịch vụ xuất nhập ủy thác cần:

– Cẩn thận trong việc lập hồ sơ, chứng từ xuất nhập hàng hóa.

– Đảm bảo hàng hóa khai đúng sự thật, không phải hàng cấm để dễ dàng làm việc với hải quan.

Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu giữa FWD và nhà nhập khẩu (người nhận hàng). Để giảm thiểu rủi ro, trong hợp đồng phải ghi rõ các điều khoản hợp đồng về hàng hoá được kê khai bằng văn bản và theo hợp đồng. Bên được ủy quyền sẽ phải chịu trách nhiệm về những hàng hóa khai báo sai sự thật.

Trách nhiệm của các bên trong quá trình ủy thác xuất nhập khẩu

Bên ủy thác (sử dụng dịch vụ)

– Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu;

– Hỗ trợ bên nhận ủy thác trong việc thương lượng và ký kết hợp đồng với người bán;

– Thanh toán chi phí khi sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác và các chi phí khác trong hợp đồng;

– Giao nhận và kiểm kê hàng hóa cùng các trách nhiệm khác theo thỏa thuận.

Bên nhận ủy thác (cung cấp dịch vụ)

– Thương lượng, ký kết hợp đồng với bên bán.

– Nhận đủ giấy tờ cần thiết cho hàng hóa từ người bán.

– Trả tiền hàng hóa cho bên bán.

– Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa

– Khai và nộp các loại thuế

– Đóng gói, vận chuyển và giao hàng cho bên ủy thác cũng như các nhiệm vụ khác trong thỏa thuận.

Quy trình xuất nhập khẩu ủy thác

Vì đã được quy định trong luật thương mại nên việc xuất nhập khẩu ủy thác được xem như là một giao dịch thương mại và quy trình xuất nhập khẩu ủy thác được thực hiện theo các bước sau:

Đàm phán và ký hợp đồng

Vì xuất nhập khẩu ủy thác sẽ đi kèm với nhiều dịch vụ khác như vận chuyển, khai thuế hải quan nên sẽ có trao đổi giữa hai bên (ủy thác và nhận ủy thác) về những điều này.

Làm thủ tục thông quan hàng hóa

Điền thông tin người ủy thác xuất nhập khẩu trên tờ khai hải quan. Điều này giúp người ủy thác có thể xuất được hóa đơn bán hàng đồng thời cũng xác định chủ hàng thực sự là ai.

Để thông quan hàng hóa cần có các giấy tờ sau:

– Tờ khai hải quan

– Hóa đơn thương mại (commercial invoice)

– Vận đơn (Bill of lading)

– Danh sách đóng gói (Packing list)

– Hợp đồng thương mại (Sale contract)

– Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có

– Catalog

– Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện).

– Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành.

– Và những chứng từ khác có liên quan.

Về thuế xuất nhập khẩu, bên ủy thác có thể tự đóng hoặc ủy quyền cho bên được ủy thác. Dù là ai đóng thì tên được ghi nhận cũng là tên của người được ủy thác.

Giao hàng và xuất hóa đơn dịch vụ

Sau khi thông quan hàng hóa, nếu là hàng nhập khẩu thì hàng hóa sẽ được giao bình thường, kèm theo đó là xuất hóa đơn trả hàng và hóa đơn dịch vụ ủy thác cho bên ủy thác. Người ủy thác có thể sử dụng các giấy tờ này để khai thuế đầu vào.

Qua những chia sẻ về nhập khẩu ủy thác tiếng Anh là gì, ủy thác nhập khẩu tiếng Anh là gì, hợp đồng ủy thác cũng như các rủi ro gặp phải, bạn đã có những kiến thức hữu ích liên quan đến lĩnh vực hậu cần logistics.