Coó bao nhiêu nước tham gia ngày trái đất năm 2024

Ngày 22 tháng 4 hàng năm kể từ năm 1970 là Ngày Trái Đất với những hoạt động bảo vệ môi trường rộng rãi tại trên 190 nước có sự tham gia trực tiếp của hàng chục triệu người. Nhưng ở Việt Nam, rất ít người biết về Phong trào Ngày Trái Đất dù Ngày Trái Đất đã được Liên Hợp Quốc công nhận từ năm 2009. Có rất nhiều sáng kiến công dân và của các tổ chức NGOs Việt Nam trong đó có VACNE có thẻ tạo dựng nên Triết lý riêng của ngày Trái Đất Việt Nam.

Nguyễn Đình Hòe - VACNE

Coó bao nhiêu nước tham gia ngày trái đất năm 2024
Coó bao nhiêu nước tham gia ngày trái đất năm 2024
Coó bao nhiêu nước tham gia ngày trái đất năm 2024

2 (hai) kiểu Logo Ngày Trái Đất, biến thái từ chữ e (ecology) và thượng nghị sỹ Nelson, G.

  1. Ngày Trái Đất là gì?

Ngày Trái Đất (Earth Day - ED) là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu. Được đề xuất lần đầu ở Hoa Kỳ năm 1970, năm 2009 đã được Liên Hợp Quốc công nhận.

  1. Lịch sử ngày trái đất.

Ông John McConnell, người đề xướng Ngày Trái Đất, đã vận động cử hành tôn vinh Trái Đất ngày 21-03-1970. Thành phố San Francisco đã hưởng ứng, công bố ngày 21-03-1970 là Ngày Trái Đất, và sau đó Tổng thư ký Liên hiệp quốc U Thant đã công bố đó là ngày Trái Đất Quốc tế. Đó là ngày mùa đông chấm dứt, chuyển sang xuân, cây cối nẩy lộc đâm chồi. Nhưng sau này nhiều nhóm hàng năm cử hành Ngày Trái Đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái Đất, và họ cử hành vào ngày 22 tháng 04 hàng năm theo đề xuất của ông Gaylord Nelson.

Ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Wisconsin Mỹ, phát động vào Ngày Trái Đất vào ngày 22-4-1970 với 20 triệu người tham gia. Cho đến nay, ngày này hàng năm vẫn được tổ chức kỷ niệm bằng những việc như trồng cây, dọn sạch rác và vận động cho một môi trường sạch. Ông đã lấy mô hình những buổi hội thảo rất hiệu quả về Chống Chiến tranh Việt Nam thời đó làm mẫu cho Ngày Trái Đất.

Gaylord Nelson đã bắt đầu ngày này bằng phát động một cuộc biểu tình về môi trường sau những hội thảo chống lại cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Nelson ủng hộ một nỗ lực phi tập trung, quần chúng, trong đó mỗi cộng đồng hình thành hành động của họ nhằm vào những vấn đề môi trường địa phương theo tiếp cận “từ dưới lên”, nghĩa là theo sáng kiến và nỗ lực của cộng đồng..

Tổng thống Clinton từng tuyên bố: "Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn" (8).Trong ngày này mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải,... Nói chung là nhằm mục đích bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp. Đây là một ngày rất ý nghĩa đối với công đồng.

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Năm 1995, 15 năm sau khi về hưu, Nelson được Tổng thống Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực của ông trong công tác môi trường. Ông qua đời ngày 3-7-2005 (8).

Ngày Trái Đất đầu tiên được tổ chức tại Hoa Kỳ. Sau đó Denis Hayes vốn là chuyên gia điều phối Ngày trái Đất toàn Hoa Kỳ, đưa nó lên tâm quốc tế vào năm 1990 và khi đó Ngày Trái Đất đã được tổ chức 141 quốc gia. Ngày Trái Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (the Earth Day Network - EDN) và được tổ chức hàng năm tại hơn 175 (có só liệu là 192) nước. Nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái Đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường.

Giải thích sự bùng nổ của Ngày Trái Đất, Nelson nói: “Ngày Trái Đất thành công nhờ phản ứng tự nguyện của tầng lớp thường dân. Chúng tôi không có thời gian hay nguồn lực để tổ chức 20 triệu người biểu tình và hàng nghìn trường học và các cộng đồng địa phương tham gia. Đó là điều đáng chú ý về Ngày Trái Đất. Nó tự tổ chức”. Năm 2009, Liên hợp quốc chính thức chọn ngày 22 tháng 4 là ngày Trái Đất nhưng gọi tên là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (1).

Trong thông điệp nhân Ngày mẹ Trái Đất (22/4/2010), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi thế giới hãy bảo vệ và dành cho Trái Đất sự chăm sóc xứng đáng. Nhà lãnh đạo tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này nêu rõ Trái Đất đang phải chịu nhiều áp lực trước những nhu cầu ngày càng tăng của con người. Nhân loại phụ thuộc vào sự hào phóng của Trái Đất để sống, tồn tại và phát triển, song lại khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và không bền vững.

Hậu quả là sự biến đổi khí hậu, tầng ozone bị suy kiệt, sự đa dạng sinh học đang suy giảm nhanh chóng, nguồn nước ngọt và nước biển ngày càng bị ô nhiễm, đất đai và các nguồn hải sản đang bị vắt kiệt. Chính con người đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ sự thiếu ý thức của mình trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên và không có các chính sách bảo vệ thỏa đáng.

Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định bảo vệ Mẹ Trái Đất phải là nhân tố xuyên suốt và nhất quán trong chiến lược phát triển của nhân loại. Ông nêu rõ thiếu một môi trường bền vững, các nước không thể đạt được các mục tiêu xóa đói nghèo, cải thiện y tế và đảm bảo sự tồn tại của con người (9).

  1. Phong trào Ngày Trái Đất trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ

Ngày Trái Đất đầu tiên 22/4/1970 đã thu hút gần 20 triệu người tham gia. Ngay sau đó như một kết quả của phong trào này các bộ luật Không khí sạch, Nước sạch và Bảo tồn các loài đang bị đe dọa đã được công bố (3).Sau đó là sự ra đời mạng lưới Ngày Trái Đất (Earth Day Network - EDN) thu hút sự tham gia của gần 22.000 đối tác tại 192 quốc gia. Thu hút hơn 1 tỷ người trên thế giới tham gia các sự kiện Ngày Trái Đất hàng năm, khiến cho sự kiện này là sụ kiện dân sự lớn nhất thế giới.

Những nội dung chính của EDN là xây dựng trường học xanh, thúc đẩy các phong cách tiêu thụ xanh tại mỗi hộ gia đình và trên toàn cầu, thông tin và tăng cường năng lực bảo vệ môi trường cho cộng đồng để mọi người có thể hành động vì an toàn sức khỏe cho tương lai và cho con cái họ. Với sự tham gia của các tổ chức thành viên, EDN cung ứng cơ hội cho cộng đồng ở mọi cấp từ địa phương, quốc gia đến quốc tế. EDN với trên 40 năm hoạt động là tổ chức dân sự hàng đầu trong lĩnh vực thực hành các sáng kiến công dân rất khác nhau từ ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước sạch đến vbaor vệ các voi(2) . Nội dung chính của phong trào EDN là (3):

· Xây dựng mô hình Trường học xanh và đẩy mạnh giáo dục môi trường

· Thúc đẩy một nền kinh tế xanh toàn cầu

· Thực hiện 1 tỷ Hành động xanh hưởng ững Hội nghị Thượng đỉnh Rio 2012

· Một số trang web về EDN:

Ngày Trái Đất đã được hưởng ứng rộng rãi ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Ngày Trái Đất đầu tiên (1970) đã có sự tham dự và ủng hộ của hai nghìn trường đại học và cao đăng, gần 10 nghìn trường tiểu học và cấp hai và hàng trăm cộng động dọc Hoa Kỳ. Quan trọng hơn, nó "đưa 20 nghìn người Mỹ ra khỏi nhà trong ánh nắng của mùa xuân cho một cuộc tuần hành hoà bình ủng hộ môi trường." Phong trào này đã tập hợp hàng triệu người, 17.000 đối tác là các công ty và tổ chức trên khắp thế giới cam kết thúc đẩy chính sách khí hậu, hiệu quả năng lượng, năng lượng tái sinh và việc làm “xanh” trong một nền kinh tế toàn cầu “xanh”.

Tại Ấn Độ

Ngày Trái Đất tại Ấn Độ tập trung vào việc huy động cộng đồng và giới lãnh đạo tham gia phong trào Bảo vệ môi trường. ngày Trái Đất Ấn Độ tập trung vào các

• Giáo dục môi trường

• Phụ nữ và tiêu dùng xanh

• Tặp huấn tăng cường năng lực Bảo vệ môi trường

• Tổ chức sự kiện ED. ED ở Ấn Độ là cơ hội lớn cho công dân tham gia phong trào bảo vệ môi trường ở mọi cấp từ đại phương đến toàn quốc, trong đó coa nhiều thành phố lướn như New Delhi, Kolkata, Hyderabad, and Mumbai với nhưng xhoatj động như hòa nhạc công cộng, trồng cây, dịch vụ công cộng,…Riêng lễ kỷ niệm ED năm nay 2012 dự kiến thu hút khoảng 1 triệu người tham gia.

Ngày Trái đất ở một số nước khác.

Các nhà hoạt động môi trường tại Makassar, Indonesia kỷ niệm Ngày Trái đất bằng buổi trình diễn kêu gọi bảo vệ cây cối trên trái đất.

Tại Angono, thuộc tỉnh Rizal của Philippines, các nhà hoạt động môi trường thuộc tổ chức Hòa bình xanh cắm biển cảnh báo tình trạng xả rác gây ô nhiễm nguồn nước. Tổ chức này kêu gọi chính phủ Philippines thi hành nghiêm ngặt luật rác thải để bảo vệ nguồn nước.Các "vận động viên" tham gia cuộc đua Tour of the Fireflies lần thứ 10 trên một con đường ở Manila (Philippines) ngày 20-4. Hàng ngàn người đã đạp xe để ủng hộ bầu không khí sạch và môi trường không ô nhiễm nhân kỷ niệm Ngày Trái đất

Đêm trước Ngày Trái đất, chính quyền thành phố Đài Bắc (Đài Loan) cho hiển thị dòng chữ "Cool Below 2 Degrees" (Lạnh dưới 20C) trên mặt tòa nhà Đài Bắc 101 tầng để cảnh báo tình trạng ấm lên toàn cầu

Học sinh Hàn Quốc lăn quả bóng khổng lồ tượng trưng cho Trái đất trong một hoạt động kỷ niệm Ngày Trái đất ở Seoul.

Coó bao nhiêu nước tham gia ngày trái đất năm 2024

Các nhà hoạt động môi trường Mỹ, Philippines và Canada

với thông điệp "Cứu lấy Trái đất, hãy ăn chay"

Cách đây 2 năm. LHQ kỷ niệm Ngày “Mẹ Trái đất” (22-4 -2010) với chủ đề “Hãy sử dụng thông minh nguồn nước đang ngày càng khan hiếm của Trái đất” và chiến dịch “Chạy trên toàn cầu vì một Trái đất sống”.Lễ kỷ niệm mở đầu bằng chiến dịch “Chạy trên toàn cầu vì một Trái đất sống” diễn ra suốt 24 giờ ở hơn 175 thành phố trên khắp thế giới bắt đầu vào chủ nhật 18-4, với chủ đề “Mỗi bước đi và mỗi giọt nước để giải quyết cuộc khủng hoảng nước” nhằm nâng cao nhận thức về nguồn nước sạch và an toàn đang ngày càng khan hiếm trên toàn cầu. Tại nhiều thành phố cũng sẽ diễn ra các buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ quốc tế vì “Một Trái đất sống và xanh”.

  1. Ngày Trái Đất năm nay 2012 trên thế giới

Chủ đề Ngày Trái Đất năm nay là: Huy động Trái Đất (Mobilize the Earth): Tạo cơ hội cho mọi người hãy chung tiếng nói kêu gọi một tương lai bền vững và một cuộc sống có chất lượng (The Earth Day 2012 campaign is designed to provide people with the opportunity to unite their voices in a call for a sustainable future and direct them towards quantifiable)(3)

Lời kêu gọi kỳ vọng vào ED 2012 sẽ có hơn 1 tỷ người tham gia kêu gọi hãy bảo vệ Mẹ Trái Đất,kêu gọi đoàn kết, mọi cá nhân, tổ chức và chính phủ hãy hành động vì một tương lai bền vững, hãy thực hiện 1 tỷ hành động xanh hưởng ứng Hội nghị Thượng đỉnh Rio 2012 (3).

  1. Ngày Trái Đất ở Việt Nam. Những nội dung có thể tạo dựng tiêu chí riêng cho Ngày Trái Đất của Việt Nam

5.1.Ngày Trái Đất đã từng hiện hữu và rồi bị lãng quên ở Việt Nam

Khoảng trên chục năm trước, cục Bảo vệ Môi trường (cũ) đã tổ chức vài lần mit tinh kỷ niệm ngày Mẹ Trái Đất. Sự kiện này sau đó đã không được tổ chức nữa nên người Việt Nam ít biết về Ngày Trái Đất. Lý do chính người ta cho rằng Sự kiện Ngày Trái Đất chưa có Thông điệp rõ ràng và trùng với mục tiêu ngày Môi trường thế giới 5/6 hàng năm.

Ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân Hội nghị Môi trường Thế Giới tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định ngày này là Ngày Môi trường Thế Giới (tiếng Anh : World Environment Day - viết tắt : WED) . Tiêu chí của nhiều lần kỷ niệm WED đều lấy mục tiêu chung là bảo vệ Trái Đất . Ví dụ: năm 1974 là :Only one Earth (Chỉ có một Trái Đất); 1992: Only One Earth, Care and Share (Chỉ có một Trái Đất, hãy gìn giữ và chia sẻ); 1994: One Earth One Family (Một Trái Đất Một Gia đình); 1997: For Life on Earth (Vì cuộc sống trên Trái Đất); 1998: For Life on Earth - Save Our Seas (Vì cuộc sống trên Trái Đất, Hãy cứu lấy Đại dương);1999: Our Earth - Our Future - Just Save It! (Trái Đất của chúng ta – Tương lai của chúng ta- Hãy bảo vệ Trái Đất) 2002:Give Earth a Chance (hãy cho Trái Đất một cơ hội); 2009: Your Planet Needs You - Unite to Combat Climate Change ( Trái Đất cần chúng ta, Hãy Đoàn kết chống lại biến đổi khí hậu) và 2010:Many Species. One Planet. One Future (Muôn loài. Một Trái Đất. Một Tương lai).

Có lẽ sự phân biệt không rõ ràng với ngày Môi trường thế giới 5/6 khiến cho Ngày Trái Đất bị lu mờ?

5.2. Trường học xanh

Mô hình Trường học xanh “Green School” phát triển rộng trên thế giới đặc biệt ở Châu Âu. Năm 1998 -1999 với sự tài trợ của ĐSQ Vương quốc Bỉ, Trường Phổ thông Trung học cơ sở Trưng Vương quận Hoàn Kiếm Hà Nội đã xây dựng mô hình này có kết quả rất tốt. Thầy cô giáo được tập huấn về môi trường sau đó chủ động lồng ghép nộ dung môi trường vào bài giảng. học sinh được nghe nói chuyện về Bảo vệ Môi trường sau đó tham gia các cuộc thi vẽ và viết về Bảo vệ Môi trường, phòng học chuẩn về Môi trường được xây dựng.

Với mục đích giáo dục trẻ em về ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, CLB Xuân Đỉnh tình nguyện kết hợp cùng Ban thanh thiếu niên xã Xuân Đỉnh xây dựng Đề án tổ chức chương trình “Em yêu mẹ trái đất” từ 2010 với các nội dung : Ngày bé khỏe đến trường, vẽ 1000 bức tranh về Môi trường, dân vũ, Hội trại vì Trái Đất xanh, vẽ bức tranh lớn “Chung tay cứu mẹ Trái Đất”, tổ chức Hội chợ xanh, Diễn đàn Thắp sáng ước mơ.

Cuộc thi “Sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước” được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt nam (VACNE) tổ chức cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông toàn quốc liên tục gần chục năm qua. Các em đoạt giải nhất được gửi đi thi tại Thụy Điển. Cuộc thi này là một nội dung sắc bén của hoạt động giáo dục môi trường trong mô hình Trường học xanh

5.3.Tiết kiệm và lối sống xanh

Lao động và tích lũy của cải là động lực khiến tổ tiên khỉ vượn tiến hóa thành loài người. Trợ giúp cho động lực này là sự hình thành ngôn ngữ, chữ viết, sau đó là giáo dục và đào tạo. Phần lớn nhân loại hướng đến sự giàu có, và đang nỗ lực hết mình cho lý tưởng trở thành giàu có, theo nghĩa “giàu là có rất nhiều thứ”. Ngoài thỏa mãn nhu cầu ăn mặc, người ta ngày càng tích lũy nhiều hơn nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền, cũng như nhiều phương tiện tiêu dùng đắt tiền khác. Rồi tích lũy tiền bạc thành nhiều dạng đầu tư, thành các loại tài khoản nhà băng, thành kim loại quý hiếm để bất cứ lúc nào cũng có thể biến chúng thành những thứ thỏa mãn nhu cầu của mình. Hàng hóa sản xuất ra ngày càng đa dạng về chủng loại và nhiều về số lượng đã được siêu công nghệ quảng cáo suốt ngày quyến rũ tiêu dùng. Rằng phải mua sắm thế nào mới là …sành điệu.

Một cuộc sống chất lượng nhưng tiết kiệm hợp lí có lẽ là phương án duy nhất cứu rỗi loài người, xét trên góc độ nước ảo. Tiêu dùng xa xỉ hay lãng phí cũng đều là tước đoạt cơ hội của người khác, phản ánh sự thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm.

Tiêu dùng bền vững không có nghĩa là từ bỏ các tiện nghi hiện đại để trở về với lối sống đơn sơ. Không ai có thể bắt con người phải thắt lưng buộc bụng trong khi khả năng của chúng ta rất lớn. Nhưng đã qua rồi thời đại sành điệu được đánh giá bằng sự phung phí. Thay đổi thói quen không phải là dễ dàng, thay đổi cách ăn uống đã gắn với văn hóa lại càng là khó hơn. Thế nhưng không gì là không thể. GS. Allan - người đưa ra khái niệm nước ảo - đã quyết định trở thành người ăn chay, bởi vì sự khác nhau giữa ăn mặn và ăn chay là quá lớn xét về phương diện nước ảo. Hãy thử hình dung thế giới này có tới hơn 6 tỷ người, chỉ mỗi người giảm bớt đi một khẩu phần thịt thì lượng nước được tiết kiệm sẽ lớn như thế nào... quyền lựa chọn vẫn thuộc về người tiêu dùng.

Sinh viên đang đi đầu trong việc xây dựng lối sống bền vững, cái được gọi là trào lưu “sống xanh”. “Sống xanh” ngày nay đang phát triển trong giới trẻ các trường Đại học Việt Nam, “sống xanh mới là sành điệu” – một quan điểm rất tiến bộ và rất bền vững. Xét trên quan điểm của lý thuyết nước ảo, đó chính là một trong những phương án cứu rỗi nhân loại vầ rất gần gữi với giáo lý “Thiểu dục Tri túc của đạo Phật”. Ngày nay đã xuất hiện những quan điểm làm giàu bền vững : “giàu là không cần đến rất nhiều thứ, biết đủ là giàu”. Giới sinh viên ngày nay ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những sáng kiến rất hay: “mỗi tuần ăn chay ít nhất 1 ngày”, “nếu đi bộ được thì không đi xe máy”, “ đi chung xe máy để giảm tắc đường và ô nhiễm”, “đồ đạc dùng bền để không phải mua mới”, “dùng bút bi loại thay được ruột”, “ dùng giấy cả 2 mặt”, “ dùng cỡ chữ 12 thay cho cỡ chữ 14”, “bảo quản và chuyển giao giáo trình cho sinh viên năm dưới”, “đổi đồ dùng cho nhau để không cần mua đồ mới”,…

5.4 Phong trào Bảo tồn cây di sản Việt Nam của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt nam (VACNE)

Nhằm hưởng ứng năm quốc tế về đa dạng sinh học 2010, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội BVTNMT) có sáng kiến đề xướng việc tổ chức, điều tra phát hiện và thẩm định để vinh danh Cây di sản Việt Nam với mục đích bảo tồn, duy trì phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm này. Đây là một sáng kiến, một chủ trương có ý nghĩa không những đối với chiến lược bảo tồn phát triển bền vững Đa dạng sinh học của Việt Nam mà còn có ý nghĩa khơi dậy lòng yêu quý thiên nhiên của cả cộng đồng, lòng biết ơn các bậc tiền bối đã dày công bảo vệ. Để thực hiện chủ trương đó Hội BVTNMT Việt Nam đã đề xuất một số tiêu chí cây di sản Việt Nam (DSVN). Cây di sản phải là cổ thụ thân gỗ đơn lẻ hoặc quần thể cổ thụ mọc tự nhiên hoặc được trồng có tuổi đời 100 tuổi đối với cây trồng và trên 200 tuổi đối với cây tự nhiên,. Đó là những cây không những có chức năng sinh thái cảnh quan quan trọng mà còn có giá trị đặc biệt về thẩm mỹ, văn hóa, lịch sử, khoa học và về nguồn gen quý của đất nước.

Phong trào Vinh danh và bảo vệ Cây di sản Việt nam đã được cộng đồng cả nước tham gia nhiệt tình. Hàng trăm cây cổ thụ quý đã được bảo vệ và bắt đầu thu hút hoạt động du lịch, cũng như hoạt động giáo dục môi trường cho lớp trẻ.

Coó bao nhiêu nước tham gia ngày trái đất năm 2024

Lễ công nhận cây di sản Việt nam tại huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc cuối tháng 3/2012

· VACNE đã nhận được tổng cộng 500 hồ sơ đăng ký. Đến 26 tháng 3 năm 2012, VACNE đã công nhận 155 cây. Trải dài từ Cao Bằng phía bắc đến Côn Đảo phía Nam

· Trong số đó, cộng đồng đã tổ chức vinh danh gần 100 cây.

Nguồn VACNE (7)

THẢO LUẬN

· Triết lý của Ngày Trái Đất (22/4) chưa khác biệt rạch ròi với Triết lý Ngày Môi trường Thế giới (5/6). Nhà văn Alex Steffen, người đề xuất phong trào Bright Green Environmentalism (Chủ nghĩa Môi trường xanh nhạt) buộc tội Ngày Trái Đất là đã cô lập hóa việc bảo vệ môi trường, khiến bản thân nó đã vượt quá ích lợi nó tạo ra. Một bài xã luận trên The Washington Times (Thời báo Washington) ngày 5 tháng 5 năm 2009 so sánh Ngày Cây xanh với Ngày Trái Đất, tuyên bố rằng Ngày Cây xanh là một lễ kỷ niệm vui vẻ, phi chính trị trong khi Ngày Trái Đất là bi quan, nặng về chính trị và mô tả con người một cách tiêu cực. Ngoài ra bản chất đáng ngờ của các công ty và sản phẩm tham gia vào các chiến dịch Ngày Trái Đất dẫn đến sự buộc tội sáng kiến Greenwashing là lạm dụng kêu gọi bảo vệ môi trường để quảng cáo và kêu gọi tiêu thị sản phẩm “thân môi trường” nhằm tăng thị phần của một số doanh nghiệp.Nhiều quốc gia đã ban hành chế tài xử phạt nặng những doanh nghiệp lợi dụng quảng cáo Greenwashingđể trục lợi. Thuật ngữGreenwashing lần đầu tiên được Công ty New York Environmentalist Jay Westerveltin sử dụng năm 1986 khuyến cáo du khách dùng lại khăn tắm để “bảo vệ Môi trường” (10). Đấy là những phê phán đơn lẻ về Phong trào Ngày Trái Đất. Sự công nhận của Liên Hợp Quốc năm 2009 và sự tham gia của trên 190 quốc gia với nhiều chục triệu người vào Sự kiện Ngày Trái Đất hiện nay cho thấy sự bàng quan với sự kiện này chỉ làm một quốc gia khó hội nhập đầy đủ với thế giới.

· Một lý do khác là mỗi lần tổ chức các sự kiện môi trường toàn quốc đòi hỏi huy động khá nhiều tâm huyết, thời gian và kinh phí của nhà nước và cộng đồng. Có lẽ vì vậy mà Ngáy Trái Đất đã bị quên lãng? Và có lẽ đó là thói quen của một xã hội bao cấp mà nhà nước lo mọi chuyện còn công chúng thì chỉ biết tham gia thụ động theo phong cách “Từ trên xuống” (top – down approach).

· Tuy nhiên nếu chú ý rằng Ngày Trái Đất là một phong trào dân dự “bởi dân, do dân và vì dân” mà chính quyền quản lý nhưng không lo thay, không làm thay, và nếu làm rõ Triết lý (philosophy) của Ngày trái Đất để nó không trùng với ngày Môi trường Thế giới, thì sự tham gia của Việt Nam vào sự kiện lày sẽ hiện thực.

· Trường học xanh, Một ngày ăn chay để bảo vệ Trái Đất, Cộng đồng bảo tồn cây di sản Việt nam, Tiết kiệm và Lối sống xanh - những phong trào mới phát triển và ngày càng có ảnh hưởng rộng ở Việt Nam - có lẽ là những hoạt động phù hợp và thiết thực hưởng ứng sự kiện Ngày Trái Đất hoặc Ngày Mẹ Trái Đất do sáng kiến của cộng đồng và các tổ chức dân sự. Bản chất Ngày Trái Đất vốn là một nỗ lực phi tập trung, quần chúng, trong đó mỗi cộng đồng hình thành hành động của họ nhằm vào những vấn đề môi trường địa phương theo tiếp cận “từ dưới lên”, nghĩa là theo sáng kiến và nỗ lực của cộng đồng.Đó cũng là những hoạt động chưa được tính đến hay chưa được chú ý đầy đủ trong các sự kiện ngày Môi trường Thế giới và Ngày Làm cho Thế giới sạch hơn ở nước ta.