Còn mỗi cái nịt là gì năm 2024

Chắc hẳn ở đâu đó các bạn đã nghe thấy cụm từ “còn cái nịt”. Nếu bạn vẫn đang tự hỏi còn cái nịt là gì, cụm từ này có ý nghĩa gì và bắt nguồn từ đầ? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết sau.

Còn mỗi cái nịt là gì năm 2024
Còn cái nịt là gì? Hot trend này có nguồn gốc từ đâu?

1. Ý nghĩa của cụm từ “còn cái nịt”

1.1 Cái nịt là gì?

Trước khi đi vào giải thích ý nghĩ của cụm từ “còn cái nịt”, trước hết các bạn cần hiểu cái nịt là gì? Cái nịt là ngôn ngữ địa phương, chỉ được sử dụng ở một số vùng miền cụ thể. Do vậy, có thể danh từ cái nịt còn xa lạ với nhiều người. Ở mỗi nơ cái nịt lại mang ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Với dạng danh từ: Ở miền Bắc, cái nịt được định nghĩa là dây chun dùng để buộc, thường sử dụng để buộc tóc hoặc dùng buộc cọc tiền. Còn ở miền Nam, cái nịt lại dùng để chỉ dây lưng hay còn gọi là thắt lưng.
  • Với dạng động từ: nịt có nghĩa là buộc, bó sát. Một số từ phổ biến như nịt bụng, nịt ống quần,…

1.2 Còn cái nịt là gì?

Còn cái nịt đang là cụm từ viral, rất phổ biến trong cộng đồng mạng, đặc biệt là giới trẻ. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa thực sự của cụm từ này. Vậy còn cái nịt là gì?

Theo nghĩa đen, cụm từ “còn cái nịt” đơn giản có thể hiểu là chỉ còn đúng sợi dây nịt, không còn bất kỳ thứ gì khác.

Còn mỗi cái nịt là gì năm 2024
Nghĩa đen của cụm từ còn cái nịt

Nếu hiểu theo nghĩa sâu xa hơn, “còn cái nịt” đồng nghĩa với mất hết, mất sạch chẳng còn lại gì, chỉ còn duy nhất mỗi cái nịt (thứ chẳng có giá trị gì).

Còn mỗi cái nịt là gì năm 2024
Nghĩa bóng của cụm từ còn cái nịt

Tóm lại, còn cái nịt được dùng để nói ai đó không còn gì có giá trị, mất sạch tất cả.

2. Nguồn gốc của cụm từ “còn cái nịt”

Qua phần trên bạn đã hiểu còn cái nịt là gì. Bây giờ, chúng ta cùng đi tìm hiểu nguồn gốc ra đời của cụm từ này nhé! Cụm từ này xuất hiện lần đầu trên livestream “Chuyện nhặt được tiền” của hot Tiktoker Tiến Bịp vào ngày 07/05/2021. Cụm từ dí dỏm “còn cái nịt” đã nhanh chóng trở thành hot trend ngay sau đoạn video

Nhắc đến Tiến Bịp, anh là một người thường xuyên đăng tải livestream lên các nền tảng mạng xã hội để chia sẻ quan điểm, bàn luận về các vấn đề xã hội, tệ nạn hay chỉ đơn giản là một đoạn video nói về đạo lý.

Trong video livestream này, Tiến Bịp cho rằng nếu cõ lỡ đánh rơi một số tiền lớn ở ngoài đường thì chắc người kém may mắn này chỉ nhận lại được mỗi cái “nịt” buộc tiền thôi. Còn những trường hợp mà người nhặt được trả lại cho người mất là không có thật. Anh đưa ra lý giải của bản thân là do người trả lại tiền cảm thấy “nuốt không trôi”.

Khi ai cũng nhìn thấy họ nhặt được tiền thì khó mà giấu làm của riêng cho mình được. Hoặc là bởi vì số tiền đánh rơi quá nhỏ, chỉ khoảng vài chục nghìn đồng thì không đáng để lấy. Còn nếu số tiền lớn như vài triệu, vài chục triệu thì sẽ khác.

Còn mỗi cái nịt là gì năm 2024
Nguồn gốc của trào lưu còn cái nịt

Dưới đây là tóm tắt nội dung chính của buổi livestream, hot Tiktoker Tiến Bịp nói rằng nếu nhặt được tiền:

  • Bạn đút túi => Nghĩa là bạn tham lam.
  • Bạn trả lại => Nghĩa là bạn ngu dốt hoặc do không thể tiêu, không thể nuốt trôi khoản tiền đó nên mới buộc phải trả lại.
  • Sau đó, hot Tiktoker Tiến Bịp lấy ví dụ với trường hợp của chính bản thân mình:

+ Nếu anh nhặt được 20 nghìn đồng => Chắc chắn anh sẽ trả lại ngay cho người mất.

+ Nhưng nếu anh nhặt được 20 triệu đồng => Thì còn cái nịt (có thể hiểu là để tâm lý được thanh thản, thay vì tham lam lấy hết tiền thì bạn vẫn đàng hoàng để lại cho nạn nhân mất tiền chiếc nịt, coi như vẫn tìm được cái gì đó cho đỡ tiếc và hối hận).

Không chỉ riêng cụm từ “còn cái nịt”, các cụm từ khác như “tham lam”, “ngu dốt” bắt nguồn từ video này của Tiến Bịp cũng dần trở thành trào lưu.

3. Tại sao cụm từ “còn cái nịt” lại trở nên phổ biến?

Dưới đây là một số lý do khiến “còn cái nịt” trở nên viral như hiện nay:

  • Hot Tiktoker Tiến Bịp là người có tầm ảnh hưởng không nhỏ

Thực tế, để nói Tiến Bịp là nhân vật có tầm ảnh hưởng thì có lẽ là hơi quá, vì điều quan trọng để đánh giá là họ mang lại tác động tốt đẹp hay không tốt đẹp cho xã hội. Mặc dù vậy, không thể không thừa nhận rằng, đối với cộng đồng Livestream và Tiktok thì Tiến Bịp hay Huấn Hoa Hồng là một trong những cá nhân có cách nói chuyện lôi cuốn, hài hước và được nhiều người theo dõi.

  • Cách phát âm của cụm từ “còn cái nịt”

Từ “nịt” sử dụng thanh nặng nên khi ta phát âm tạo cảm giác đột ngột và có điểm nhấn đặc biệt hơn so với những thanh âm khác. Tiến Bịp sử dụng từ “nịt” ở cuối câu đã tạo được ấn tượng mạnh trong đoạn kết của video. Nếu anh sử dụng cụm từ “còn cái dây chun” thay vì còn cái nịt thì có lẽ video này đã không trở nên viral đến thế.

Còn mỗi cái nịt là gì năm 2024
Hot trend còn cái nịt được cộng đồng mạng hưởng ứng nhiệt tình

  • Sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng mạng

Sau buổi livestream ngày 07/05/2021, đoạn video của “hiện tượng mạng” Tiến Bịp đã nhanh chóng trở nên viral trên các nền tảng mạng xã hội nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình của cư dân mạng với cụm từ “còn cái nịt” đầy hóm hỉnh nhưng cũng cực kỳ thực tế.

Cộng đồng mạng đã góp phần quan trọng giúp cụm từ này trở thành trào lưu mới. Họ dùng cụm từ này để ám chỉ việc mất hết tất cả, chẳng còn gì, không còn tình nghĩa gì nữa. Hay đôi lúc, người ta cũng sử dụng cụm từ “còn cái nịt” thay cho những từ có nét nghĩa khá tương đồng như “Tưởng tượng à”, “Mơ đi”, …

4. Cách sử dụng cụm từ “còn cái nịt”

Cụm từ còn cái nịt gây bão mạng được nhiều người ghi nhớ và dùng những tình huống khác nhau. Không chỉ để nói về chuyện nhặt được tiền, nhặt được đồ mà còn là những câu chuyện về tình yêu, về việc thi cử, về việc vay mượn và đối nhân xử thế.

Bên cạnh đó, “còn cái nịt” còn được dùng làm kỹ thuật gây hài. Đó là tự chế nhạo bản thân hay tạo ra một câu chuyện gần gũi nhưng chứa đựng một số yếu tố bất ngờ, thoát khỏi khuôn mẫu.

Các bạn có thể hiểu rõ hơn qua ví dụ sau:

  • Chúng ta chia tay lâu rồi, em còn tình cảm với anh không? Mình quay lại nhé! – Còn cái nịt.
  • Cứ nghĩ rằng hôm nay mọi thứ tốt đẹp sẽ đến với mình nhưng hóa ra … còn cái nịt.
  • Mày còn tiền không? Cho tao vay 5 triệu. – Còn đúng cái nịt.
  • Ê, có gì uống không? – Còn đúng cái nịt. Uống nước lọc đi.
  • Còn mỗi cái nịt là gì năm 2024
    Còn cái nịt là một cụm từ mang yếu tố hài hước

Còn cái nịt là một cụm từ dí dỏm, mang yếu tố hài hước, vui đùa. Chính vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng nó khi trò chuyện cùng bạn bè, người đồng trang lứa, cùng vai vế … Trong những dịp trang trọng, lịch sự hay khi nói chuyện với người lớn tuổi, người có chức vị hơn mình thì không nên dùng. Tuy nhiên, bạn có thể linh hoạt sử dụng nếu người kia cũng có ý muốn đùa vui để tạo bầu không khí thoải mái.

XEM THÊM:

  • Meme cheems là gì? Tìm hiểu nguồn gốc của meme Cheems
  • BBI là gì? Tất tần tật về BBI bạn nên biết

Hy vọng rằng bài viết trên đang giúp bạn hiểu còn cái nịt là gì và nguồn gốc, ý nghĩa, cách sử dụng của cụm từ này. Hãy sử dụng cụm từ còn cái nịt một cách phù hợp, đúng ngữ cảnh để không làm mất sự tinh tế, lịch thiệp của bản thân nhé!

Cái nịt miền Bắc gọi là gì?

Cụ thể như sau: Với dạng danh từ: Ở miền Bắc, cái nịt được định nghĩa là dây chun dùng để buộc, thường sử dụng để buộc tóc hoặc dùng buộc cọc tiền. Còn ở miền Nam, cái nịt lại dùng để chỉ dây lưng hay còn gọi là thắt lưng.

Con nít là cái gì?

Trẻ em hay trẻ nhỏ, con nít, đứa trẻ, đứa bé, đứa nhỏ, thiếu nhi, cháu bé, cháu nhỏ, trẻ thơ, bé thơ là một con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì về mặt sinh học,. Theo định nghĩa pháp lý, một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành.

Dây nịt được làm bằng gì?

Dây thắt lưng (hay dây nịt) là dải vải, da hay nhựa dùng thắt ngang lưng quần để giữ quần được chặt hơn. Một tác dụng khác của đay thắt lưng là dùng cho mục đích thời trang. Dây thắt lưng có thể tạo nhiều hình dạng màu sắc cũng như có nều các khác nhau để khóa thắt lưng, như cài, móc, chốt, khóa giữ,...

Nít có nghĩa là gì?

+ Cái nịt ở miền Bắc được định nghĩa là dây chun buộc dùng để buộc tóc hoặc dùng buộc cọc tiền. Còn ở miền Nam, nịt có nghĩa là dây lưng hay dây để đeo vào quai quần. + Với dạng động từ, từ nịt là buộc, bó sát. Ví dụ: nịt bụng, nịt ống quần, …