Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là gì

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là khái niệm không xa lạ với nhiều người, nhưng chưa chắc họ đã hiểu đúng về việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.  Với bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ thế nào là chuyển giao quyền SHCN, và các lưu ý về chuyển giao quyền SHCN.

Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng SHCN cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Bên chuyển giao có thể là chủ sở hữu, hoặc bên nhận chuyển giao được chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép.

Hình thức chuyển giao quyền sử dụng [Li-xăng]: Bên chuyển giao [bên cấp li-xăng] vẫn có quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp; bên nhận chuyển giao [bên nhận li-xăng] không có quyền sở hữu mà chỉ được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó trong phạm vi bên chủ sở hữu [bên chuyển giao] cho phép.

– Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản [hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp]

– Phân loại hợp đồng: 03 loại

  • Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao; bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng SHCN; bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;
  • Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng; bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng SHCN; quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN  đó theo một hợp đồng khác.

– Nội dung:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng; + Dạng hợp đồng;
  • Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
  • Thời hạn hợp đồng;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.
  • Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao quyền SHCN. 
  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

Khi xã hội ngày càng phát triển, đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng có nhiều phát minh, kỹ thuật mới được sáng tạo để phục vụ cho đời sống của con người. thì chuyển giao công nghệ đã không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một trong số những đối tượng của chuyển giao công nghệ lại thuộc những đối tượng được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy Luật sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ có mối liên hệ gì? Cùng Luật ACC tìm hiểu qua bài “ Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ”.

Với mục đích tìm hiểu về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, chúng ta phải tìm hiểu khái niệm chuyển giao công nghệ, căn cứ Khoản 7 Điều 2 Luật chuyển giao công nghệ 2017, khái niệm chuyển giao công nghệ như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Như vậy, từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu, chuyển giao công nghệ là:

  • Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác[ theo Điều 158 Bộ Luật dân sự 2015].
  • Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ nghĩa là tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.

Ngoài ra, liên quan đến khái niệm chuyển giao công nghệ, chúng ta có khái niệm chuyển giao công nghệ trong nước, nước ngoài, từ Việt Nam ra nước ngoài như sau:

“8. Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.

9. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.

10. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài”

Về đối tượng chuyển giao công nghệ, Điều 4 Luật chuyển giao công nghệ 2014 như sau:

Điều 4. Đối tượng công nghệ được chuyển giao

“1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

a] Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

b] Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

c] Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

d] Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

2. Trường hợp đối tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.”

Như vậy, chúng ta có thể thấy nếu công nghệ thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, việc chuyển giao công nghệ này phải được tiến hành cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ như sau:

Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ

“1. Chuyển giao công nghệ độc lập.

2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

a] Dự án đầu tư;

b] Góp vốn bằng công nghệ;

c] Nhượng quyền thương mại;

d] Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

đ] Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.

3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.”

Như vậy liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, về hình thức chuyển giao công nghệ thì chúng ta có thể thấy có: 

  • Chuyển giao công nghệ độc lập 
  • Chuyển giao phần chuyển giao công nghệ một cách gián tiếp như góp vốn bằng công nghệ, nhượng quyền thương mại, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, mua,bán máy móc,…
  • Trong đó, liên quan đến sở hữu trí tuệ, Khoản 4 Điều 5 có quy định nếu chuyển giao công nghệ dưới hình thức chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thì “thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này”

Liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, ta có Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:

Điều 22. Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ

“1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu [nếu có]; ký, đóng dấu giáp lai [nếu có] vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.

3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy có thể thấy Luật Sở hữu trí tuệ cũng là một căn cứ pháp lý của hợp đồng chuyển giao công nghệ 

Từ đây, ta có thể thấy, Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ tuy được quy định ở hai Luật riêng biệt là Luật sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ nhưng lại có mối liên quan với nhau. 

Phát biểu tại tại Hội thảo, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết, tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuê tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ; đồng thời, những lợi ích của chuyển giao công nghệ cũng góp phần khuyến sáng tạo tài sản trí tuệ. 

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ hay bất kỳ vấn đề nào khác về pháp luật, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc gặp trực tiếp để có thể được giúp đỡ, tư vấn kịp thời

  • Chúng tôi là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên giải quyết các vấn đề pháp lý;
  • Bạn không biết trình tự thủ tục giải quyết vấn đề thế nào;
  • Pháp luật Việt Nam luôn luôn thay đổi theo thời gian và bạn chưa nắm chắc những quy định pháp luật mới nhất về vấn đề bạn cần giải quyết;
  • Bận cần giữ bí mật tuyệt đối;
  • Dịch covid 19 rất nguy hiểm. Nếu ở vùng dịch thì việc di chuyển sẽ rất bất tiện, thậm chí là không được ra khỏi nhà nhưng vụ việc của bạn đang rất cấp bách và bạn cần lời khuyên để giải quyết.

Bạn đừng lo vì đội ngũ nhân viên của chúng tôi bao gồm những Luật sư dày dặn kinh nghiệm, đã từng xử lý thành công hàng ngàn hồ sơ chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Vậy còn chần chờ gì nữa mà hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận dịch vụ tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề