tại sao người chết phải có bát cơm, quả trứng

Nghi thức cúng cơm trong lễ tang tùy vào phong tục từng vùng miền sẽ có sự khác nhau trong sự bày biện lễ vật cúng cơm cũng như nghi thức cúng cơm.

Tại bàn vong linh có cúng 3 chén cơm, đồ ăn, hương hoa trà quả. Cơm gồm một chén giữa đầy cúng cho vong linh người mới chết, hai chén hai bên thì hơi lưng để hai bên, biểu hiện hai bên vai giác, kiến cho những người hầu cận vong linh thầy cúng gọi là Tả mạng thần quang, Hữu mạng thần quang. Có nơi cúng 3 chén, có nơi cúng 6 chén, không nên để 5 chén là sai.

Ý nghĩa chén cơm ở giữa có cắm đôi đũa, hai chén cơm hai bên mỗi chén một chiếc đũa là cúng cơm cho vong linh mới ăn. Tuy nhiên, nếu hai bên để mỗi nơi một đôi đũa nữa thì các cô hồn sẽ đến dành giựt, vong mới không được ăn, nên có thành ngữ “ma cũ ăn hiếp ma mới” là vậy. Theo đó, cúng thì nghi thức này không phải của Phật giáo, mà chỉ làm theo tục lệ tín ngưỡng dân gian từ xa xưa lưu truyền lại.

Cúng cơm cho người đã mất có ăn được không?

Ý nghĩa cúng 3 chén cơm chén giữa đầy dành cúng cho vong linh mới chết, có cắm một đôi đũa. Hai chén hai bên có cắm mỗi chén một chiếc đũa dành cho người giữ vong linh ăn chậm hơn vong linh chánh, nếu không thì vong linh chánh sẽ bị dành giựt, ăn không kịp. Đây cũng là tục lệ văn hóa vùng, tục cúng kiến riêng tại các địa phương trong dân gian Trung quốc có ảnh hưởng đến tục lệ Việt Nam [theo Đại Đức Thạc sĩ Thích Thiện Huy các tục lệ trên chỉ có truyền khẩu trong dân gian, xưa bày nay vẽ chứ không có trong nhà Phật]

Theo tục miền Trung trên nóc áo quan bày một bát cơm úp, cắm một chiếc đũa vót cho sơ ra như gai nhọn [có nơi gọi là chiếc đũa bông], một quả trứng luộc, ba nén hương. Bát cơm, quả trứng, có thể là bữa ăn để linh hồn người chết khỏi trở thành ma đói. Nhưng chiếc đũa có gai nhọn thì chắc chắn không phải là để dùng ăn cơm. Không ai có thể ăn với một chiếc đũa như thế. Chiếc đũa bông nhiều gai nhọn có ý nghĩa không cho giặc cướp lấy cơm của người chết và trừ ma quỷ hiếp đáp vong linh [Phong tục tang ma - Nguyễn Dư].

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Đến ngày động quan, thầy cúng kêu làm lại chén cơm có để trứng gà luộc mới, một đôi đũa bông, chén cơm mới để lại trên nắp áo quan, đến khi đem ra huyệt chôn cất xong, thầy cúng hướng dẫn để chén cơm, trứng luộc, đôi đũa bông trên nấm mộ, nhiều nơi còn đặt thêm mớ bùi nhùi. Tục này mang ý nghĩa chúc tụng: “mớ bùi nhùi tượng trưng cho thế giới hỗn mang; trong hỗn mang hình thành nên thái cực [bát cơm]; thái cực sanh ra lưỡng nghi [đôi đũa]. Có lưỡng nghi [âm dương] là có sự sống [quả trứng]”.

Về thầy cúng, xưa chỉ một, nay có rất nhiều thầy dự có tổ chức thành Ban gọi là Ban kinh sư từ 4 đến 6, hoặc 8 vị có trách nhiệm điều hành đám tang. Ban Kinh sư hướng dẫn như thế nào làm như thế nấy, thầy cúng khi lãnh đám tang có trách nhiệm cúng cơm vào buổi sáng, trưa, chiều, có nơi cúng trưa và chiều.

Tu sĩ Phật giáo, người xuất gia, Sa môn viên tịch chỉ cúng cơm ngọ thời, không cúng cơm chiều.

Trang chủ » Các thể loại khác » Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam » 76. Tại sao, tại sao và tại sao?

Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam

Lời nói đầu 1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì? 2. Mối lái là gì? 3. Lễ vấn danh có ý nghĩa gì? 4. Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không? 5. Người trong cùng họ có lấy nhau được không? 6. Sự tích tơ hồng 7. Tục thách cưới hay dở ra sao ? 8. Bánh su sê hay bánh phu thê? 9. Tiền nạp theo [hay treo] là gì? 10. Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới 11. Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ? 12. Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? và thủ tục tiến hành. 13. Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà? 14. Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu? 15. Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim? 16. Tại sao phải có phù dâu 17. Lễ lại mặt có ý nghĩa gì? 18. Trả lời câu hỏi không rõ câu hỏi 19. Khi người đàn bà tái giá cần có những thủ tục gì? 20. Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ? 21. Quan hệ vợ cả vợ lẽ ra sao? 22. Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào? 23. Dạy con từ thủa bào thai 24. Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh? 25. Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao? 26. Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính? 27. Tại sao tuổi trong khai sinh, trong văn bằng không đúng với tuổi thật? 28. Làm lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào? 29. Có mấy loại con nuôi? 30. Xưng hô thế nào cho đúng? 31. Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào? 32. Cách xưng hô trong họ 33. Phải chăng 34. Nhập gia vấn húy là gì ? 35. Ai vái lạy ai? 36. Đạo thầy trò 37. Miếng trầu là đầu câu chuyện 38. Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng 39. Tại sao gọi là tóc thề? 40. Mầu sắc với truyền thống văn hóa dân tộc 41. Vì sao có tục bán mở hàng ? bán mở hàng thế nào cho đắt khách ? 42. Đạo hiếu là gì? Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào? 43. Tục khao lão 44. Yến lão 45. Tạo sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ 46. Quan hệ giữa họ hàng và làng xã như thế nào 47. Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì? 48. Vai trò tộc trưởng xưa và nay khác nhau như thế nào? 49. Bàn thờ vọng là gì? Cách lập bàn thờ vọng 50. Hợp tự là gì? Tại sao phải hợp tự? 51. Gia phả là gia bảo có đúng không? 52. Gia phả hoàn chỉnh có những mục gì? 53. Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc 54. Ba cha tám mẹ là những ai? 55. Chúc thư là gì? 56. Cư tang là gì ? 57. Vì sao có tục mũ gai đai chuối và chống gậy? 58. Năm hạng tang phục [Ngũ phục] là gì? 59. Cha mẹ có để tang con không? 60. Tại sao có tục kiêng không để cha mẹ đưa tang con? 61. Đám tang trong ngày tết tính liệu ra sao? 62. Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn vấp phải lễ tang, tính sao đây? 63. Người dự đám tang nên như thế nào? 64. Đi đường gặp đám tang nên như thế nào? 65. Người sắp chết có những dấu hiệu gì báo trước? 66. Trong những giờ phút thân nhân hấp hối, người nhà cần làm gì? 67. Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì? 68. Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan? 69. Trường hợp chết đã cứng lạnh, người co rúm không bỏ lọt áo quan thì làm thế nào? 70. Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan? 71. Tại sao trước khi khâm liệm nhập quan có tục đưa người chết nằm xuống chiếc chiếu giải dưới đất? 72. Sau lễ thành phục, trước lễ an táng phải làm gì? 73. Những người điều hành công việc trong lễ tang? 74. Lễ an táng tiến hành như thế nào? 75. Hơi lạnh ở xác chết, cách phòng? 76. Tại sao, tại sao và tại sao? 77. Hiện tượng quỷ nhập tràng 78. Lễ ba ngày [lễ tế ngu] tính từ sau khi mất hay sau khi chôn cất? 79. Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày? 80. Làm lễ chung thất [49 ngày] và tốt khốc [100 ngày], có phải chọn ngày không? 81. Lễ nào là lễ trọng? 82. Khi hết tang làm lễ trừ phục [đàm tế] như thế nào? 83. Vì sao có tục đốt vàng mã? 84. Chiêu hồn nạp táng là gì? 85. Hình nhân thế mạng là gì? 86. Tại sao phải cải táng? Những trường hợp nào không nên cải táng? 87. Thiên táng là gì? 88. Đất dưỡng thi là gì? 89. Tại sao kiêng không đắp mộ trong vòng tang? 90. Tại sao khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi tặt trời chưa mọc, hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che? 91. Ma trơi hay ma chơi? 92. Tục bái vật là gì? Trong phong tục cổ truyền của ta có tục bái vật không? 93. Lễ cúng giỗ vào ngày nào? 94. Mấy đời tống giỗ? 95. Trưòng hợp chết yểu có cúng giỗ không? 96. Cúng giỗ và mừng ngày sinh? 97. Tết nguyên đán có từ bao giờ? 98. Ngày Tết có những phong tục gì? 99. Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày tết? 100. Tại sao cúng giao thừa ngoài trời? 101. Tại sao có Tết Hàn Thực? 102. Tết Đoan Ngọ [Mồng 5 tháng 5] có những tục gì? 103. Có ngày tốt hay xấu không? 104. Xem ngày kén giờ 105. Chú giải bài xem ngày, kén giờ của Phan Kế Bính 106. Thế nào là âm dương, ngũ hành? 107. Thiên can, địa chi là gì? 108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi 109. Cách tính ngày tiết, ngày trực và ngày nhị thập bát tú 110. Cách đổi ngày dương lịch ra ngày can chi 111. Giờ hoàng đạo là gì? Cách chọn giờ hoàng đạo 112. Cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo?

-Tại sao có tục đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng đôi đũa trên bát cơm, cài quả trứng vào giữa hai chiếc đũa rồi thắp hương đặt lên trên đầu người chết suốt trong thời gian chưa nhập quan?

-Tại sao người ta cắm một cái cọc bằng kim loại suốt chân giường người chết?

-Tại sao khi chưa nhập quan, người ta luôn luôn thắp hương nến [nếu không có nến thì thắp ngọn đèn dầu] cho đến khi hạ huyệt không để tắt hương đèn?

-Tại sao hai bên hương án, phía gần kề áo quan, người ta đặt hai cây chuối con?

-Tại sao có tục dựng bó đuốc to ở giữa sân vào ban đêm trước lễ an táng [nếu để qua đêm], con cháu và thân nhân túc trực quanh linh cữu [lễ "Chúc thực" ban đêm, nghĩa là "lễ trồng bó đuốc"?]

-Tại sao có tục kiêng ngăn người nhà không được đứng cạnh thi hài mà khóc, tránh nhỏ nước mắt vào thi hài?

- Tại sao sau lễ nhập quan phải đốt lỗ hung [lỗ đào ở chính giữa giường người mới chết nằm khi chưa nhập quan. Chất đốt có thể dùng trấu, than, củi hoặc giẻ rách...].

-Tại sao lễ tang là việc buồn lại đốt pháo? [Tục này chỉ có ở thành phố đối với người già].

-Tại sao phải nhốt mèo khi nhà có người mới chết ?

-Tại sao khi người chết trong nhà, người ta phải trèo lên mái nhà dỡ một vài viên ngói, hoặc lá tranh [đối với nhà bịt nóc và ít cửa]?

Những câu hỏi trên cùng có chung một câu trả lời: Đó là kinh nghiệm dân gian,dùng phép thuật điều hoà khí âm dương, thu hút tà khí để phòng chống hơi lạnh và phòng xa hiện tượng "Quỷ nhập tràng". Xuất phát từ kinh nghiệm, dần dần bắt trước nhau trở thành phong tục.

Dùng khói lửa, ánh sáng mặt trời [đốt hương, nến, đèn, đuốc, than, trấu, dỡ mái nhà, mở rộng cửa, đào lỗ hung, đốt pháo...] để triệt tiêu hơi lạnh. Dùng bát cơm, quả trứng, cây chuối... để thu hút hơi lạnh [nếu bổ đôi quả trứng, có nhiều lòng đỏ đã trở nên xanh thẫm giống như những quả trứng dùng để đánh gió.]. Nhốt mèo để đề phòng mèo nhảy qua xác chết, kiêng khóc nhỏ nước mắt vào thi hài hoặc cắm cọc kim loại dưới giường người chết, dỡ mái nhà... là những thuật triệt tiêu luồng điện âm dương hút nhau.

Ngoài ra, những người đến dự lễ tang, nhất dự khâm liệm còn có những thuật khác để phòng chống hơi lạnh như ngậm gừng sống, uống nước lá nhót, ăn trầu và xông khói vỏ bưởi, bồ kết trước và sau khi đến lễ tang.

  • 75. Hơi lạnh ở xác chết, cách phòng?
  • 77. Hiện tượng quỷ nhập tràng

Video liên quan

Chủ Đề