Chi khác ngân sách là gì

Khoản chi ngân sách nhà nước là khoản tiền dùng để chỉ tiêu cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được ghỉ tron9 dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Việc sử dụng các khoản chỉ ngân sách nhà nước phải phù hợp với quy định của pháp luật và các định mức chỉ tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quy?" quy định. Theo quy định của Luật ngân sách nhá nước năm 2002, các khoản chỉ của ngân sách nh nước gồm: các khoản chỉ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chỉ trả nợ nhà nước, chỉ viện trợ và các khoản chỉ khác theo quy định của nhấn bat Các khoản chi thường xuyên theo định kì được bố trí kinh phí đều trong năm để chỉ; các khoản chỉ có tính thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự toán quý để thực hiện; chi đầu tư phát triển phải bảo đảm cấp đủ và đúng tiến độ thực hiện trong phạm vi được giao; đối với những dự án, nhiệm vụ chỉ cấp thiết được tạm ứng trước dự toán để thực hiện.

Quy định về chi thường xuyên

  • 1. Phạm vi ngân sách nhà nước
  • 2. Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước
  • 3. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
  • 4. Dự phòng ngân sách nhà nước
  • 5. Quỹ dự trữ tài chính

Các khoản chỉ thường xuyên từ ngân sách nhà nước là những khoản chỉ nhằm duy trì các hoạt động cơ bản của Nhà nước, không thể trì hoãn. Các khoản chỉ thường xuyên của ngân sách được phân cấp cho từng cấp của hệ thống ngân sách nhà nước. Ngân sách trung ương đảm nhận các khoản chỉ thường xuyên mang tính quốc gia như các khoản chì cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin... do trung ương trực tiếp quản lí. Ngân sách địa phương đảm nhận các khoản chỉ thường xuyên theo phân cấp quản lí trực tiếp về kinh tế - xã hội của từng cấp chính quyềnđịa phương.

Chỉ thường xuyên cụ thể thường gồm các khoản:

1] Chỉ cho hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơquan trung ương quản lí;

2] Chỉ cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lí;

3] Chi cho hoạt động quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;

4] Chi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;

5] Chỉ cho hoạt động trợ giá của Nhà nước;

6] Chỉ cho các chương trình quốc gia; 7] Chỉ hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội; 8] Chỉ trợ giá cho các đối tượng chính sách...

1. Phạm vi ngân sách nhà nước

1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm:

a] Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

b] Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

c] Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;

d] Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm:

a] Chi đầu tư phát triển;

b] Chi dự trữ quốc gia;

c] Chi thường xuyên;

d] Chi trả nợ lãi;

đ] Chi viện trợ;

e] Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Bội chi ngân sách nhà nước.

4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.

2. Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước

1. Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.

3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

a] Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b] Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

5. Bội chi ngân sách địa phương:

a] Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b] Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

c] Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.

6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:

a] Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;

b] Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

c] Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

3. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước

1. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.

4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.

6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.

7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.

8. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.

9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

10. Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.

11. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

4. Dự phòng ngân sách nhà nước

1. Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp.

2. Dự phòng ngân sách nhà nước sử dụng để:

a] Chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói; nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp mình mà chưa được dự toán;

b] Chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản này, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;

c] Chi hỗ trợ các địa phương khác theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 9 của Luật này.

3. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước:

a] Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;

b] Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

5. Quỹ dự trữ tài chính

1. Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh] lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật, số dư của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp không vượt quá 25% dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó.

2. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng trong các trường hợp sau:

a] Cho ngân sách tạm ứng để đáp ứng các nhu cầu chi theo dự toán chi ngân sách khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách;

b] Trường hợp thu ngân sách nhà nước hoặc vay để bù đắp bội chi không đạt mức dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi nhưng mức sử dụng trong năm tối đa không quá 70% số dư đầu năm của quỹ.

3. Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính.

Luật Minh KHuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề