Tại sao sinh viên không hứng thú trong học tập

Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh, mỗi sinh viên [SV] lớn lên trong môi trường văn hoá, xã hội khác nhau, hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú cũng khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng và sự phong phú về phong cách học, một số SV học tập tích cực, chủ động, một số khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồi nghe hơn là tranh cãi.

Cũng từ đó, ông Khanh đã dùng các con số của mình để trả lời các câu hỏi: Phong cách học tập của SV có môi liên hệ như thế nào đến thành tích học tập? Những phong cách học tập nào giúp SV dễ dàng gặt hái sự thành công học đường? Có sự khác nhau đáng kể về phong cách học tập giữa SV học các ngành học khác nhau?...

64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân

Mẫu điều tra SV được chọn theo phương pháp phân tầng theo cụm bán ngẫu nhiên gồm 448 SV của 4 khoa: Toán, Lí, [182 SV Đại học khoa học tự nhiên], Văn và Sử [266 SV Đại học khoa học xã hội và nhân văn].

Cấu trúc của mẫu phân theo giới tính gồm 155 SV nam [chiếm 34,6%] và 293 SV nữ [chiếm 65,4%].

Cấu trúc của mẫu phân theo năm học: năm thứ hai 247 SV [55,1%]; năm thứ ba 171 SV [38,2%]; năm thứ tư 30 SV [6,7%].

Có 55,9% SV thường suy ngẫm để tìm ra các phương pháp học phù hợp và hiệu quả khi học các loại tài liệu khác nhau tuỳ theo mục đích và hoàn cảnh cụ thể.

Có 68,2% SV thường suy nghĩ về cách học, cách thức tự quản lí việc học của mình sao cho hiệu quả.

Có 50,9% SV cho rằng mình tự học hiệu quả nhờ biết kết hợp các phương pháp học khác nhau phù hợp với nhiệm vụ học tập cụ thể.

Nhưng chỉ có 29,2% SV cho rằng mình đã lập thời gian biểu học tập và cố gắng thực hiện đúng thời gian biểu; và cũng chỉ có 36% SV được khảo sát cho rằng mình đã tìm được những phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân và tất nhiên 64% sinh viên còn lại là mơ hồ về phương pháp học.

Hơn 36% SV thích “ngậm hột thị” trong thảo luận

Cũng trong nghiên cứu của mình, PGS Nguyễn Công Khanh đã chỉ ra rằng: 40% SV được khảo sát học theo kiểu khám phá: đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết, tìm kiếm thông tin, bằng chứng để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết. Đây chính là nhóm SV đã tìm được cho mình các chiến lược học tích cực, phù hợp và hiệu quả.

“Tiếc rằng nhóm SV này chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn. Còn một bộ phận khá đông SV chưa tìm được cho mình các chiến lược học tích cực, hiệu quả” - ông Khanh nhận xét.

Về tinh thần tích cực và năng động của sinh viên, ông Khanh cũng cảm thấy rất đáng tiếc khi có tới 36,1% biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; Có 22,9% SV chỉ thích giáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc [chưa kể 42,7% SV cũng có quan điểm gần gần như vậy];

41,1% cho rằng mình học chủ yếu từ vở ghi, giáo trình và ít có thời gian tìm đọc những tài liệu tham khảo; 31,4% số SV được khảo sát cho rằng các chiến lược học của mình hướng vào việc nắm kiến thức hơn là phát triển các năng lực tư duy.

SV mong muốn gì ở giảng viên?

Những con số "đáng sợ" khác:

- Hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng học của mình.

- Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học;

- Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu;

- Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập.

Làm nên sự thụ động của sinh viên, lỗi chính là ở giảng viên. Bởi theo PGS Khanh, đa số SV được khảo sát mong muốn giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích cực hoá người học trong các giờ học.

Có 88,8% SV muốn các bài giảng của giảng viên gồm cả những tri thức mới không có trong giáo trình;

73,3% SV thích được giảng viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán;

82,4% SV thích giảng viên hỏi, khuyến khích SV đặt câu hỏi, hướng dẫn SV đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học;

85,6% SV muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn phương pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu tham khảo này;

79,2% SV mong muốn các môn học có nhiều giờ tự học [có hướng dẫn và giải đáp thắc mắc] hơn so với hiện nay.

Tuy nhiên, khi đưa ra con số chỉ có 34,7% SV thích hỏi và đưa ra những quan điểm của cá nhân, ông Khanh có dự báo rằng những đổi mới về phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá người học có thể sẽ gặp những khó khăn đáng kể do nếp nghĩ và các thói quen học thụ động đã định hình ở một bộ phận lớn SV hiện nay.

SV yếu nhất ở các nhóm: Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc theo dự án, kĩ năng sử dụng máy vi tính, kĩ năng viết báo cáo tham luận, kĩ năng vận dụng vào thực tế.

SV mạnh hơn ở các nhóm kĩ năng: Phân tích và giải thích, giải quyết vấn đề, nghe ghi và hiểu bài giảng.

SV mạnh nhất ở các nhóm năng lực: Làm việc độc lập, tự học, nắm vững kiến thức chuyên ngành và yếu nhất ở các nhóm năng lực: tư duy sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học tập, năng lực ngoại ngữ. [PGS.TS Nguyễn Công Khanh]

Mai Minh

Vì sao những sinh viên giỏi nhất thường không có hứng thú gì với trường học?

Nhiều người tin rằng để thành công phải có đam mê, cần mẫn học hành, chăm chỉ tới trường... Tuy nhiên, trên thực tế, những sinh viên giỏi thường không hứng thú với chuyện trường lớp.

Có rất nhiều ví dụ thực tế chứng minh rằng đam mê dường như không phải một yếu tố cần thiết làm nên thành công, điển hình là đối với việc học ở trường. Bạn có thể nghĩ rằng chắc hẳn những sinh viên giỏi thường học ngày học đêm, chăm chú nghe giảng trên lớp và ít tham gia tiệc tùng.

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng không có mối liên hệ nào giữa trình độ sinh viên với thái độ và tần suất đi học. Một sinh viên không nhất thiết phải “yêu trường yêu lớp” để học giỏi.

Kết quả nghiên cứu này bắt nguồn từ việc phân tích cơ sở dữ liệu quốc tế quy mô lớn, được gọi là Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế [PISA]. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD] thường xuyên cập nhật bản dữ liệu ba năm một lần. Đó là một kho báu vô giá củng cố cho nghiên cứu về quan điểm của sinh viên đối với giáo dục nhà trường.

Đánh giá gần đây nhất của PISA năm 2015 dựa trên 72 quốc gia và nền kinh tế. Đánh giá này gồm các bài kiểm tra về đọc hiểu, toán học, khoa học, cùng với đó là khảo sát về thái độ, niềm tin, thói quen học tập, được thực hiện trên các mẫu đại diện toàn quốc của người trên 15 tuổi thế giới.

Trong khảo sát trước đây, có 4 lựa chọn trắc nghiệm đơn giản được sử dụng để đánh giá thái độ của sinh viên, sinh viên với trường lớp:

● Giáo dục nhà trường không giúp ích nhiều cho việc chuẩn bị hành trang sau khi ra trường.

● Đi học là lãng phí thời gian.

● Giáo dục nhà trường đã giúp tôi tự tin hơn để đưa ta những quyết định.

● Giáo dục nhà trường đã dạy tôi những điều hữu ích cho công việc của tôi sau này.

Kết quả của khảo sát cho thấy giữa thành tích học tập của sinh viên và thái độ của họ với giáo dục nhà trường gần như không có mối tương quan nào. Điều này không lạ. Tương tự, kết quả trong những khảo sát PISA năm 2003, 2009, 2012 cũng không khác gì mấy. Hơn nữa, điều kiện về kinh tế, xã hội, giới tính hay nhóm quốc gia [phát triển và đang phát triển] đều không ảnh hưởng tới kết quả khảo sát này.

Chỉ có khoảng 2%, sinh viên đánh giá cao giáo dục nhà trường, theo kết quả tính toán của PISA tại 62 quốc gia. Điều này nghĩa là ở hầu hết các quốc gia, sinh viên có trình độ học vấn cao thường không đánh giá cao vai trò của trường học. Đơn giản vì học tập tại trường lớp chẳng ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ.

Điều này cũng đặt ra một câu hỏi thú vị về động cơ học tập. Nếu thành tích và thái độ học tập không có mối quan hệ nào, thì điều gì thúc đẩy những sinh viên giỏi đạt được thành tích cao trong học tập? Chắc chắn không phải vì thích đến trường.

Câu trả lời ở bên trong mỗi người.

Các nghiên cứu PISA khác cho thấy điểm khác biệt mấu chốt giữa những sinh viên giỏi và những sinh viên kém hơn nằm ở sự tự tin và sự thấu hiểu về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Những chỉ số tâm lý cá nhân như tự tin, lo lắng, hứng thú học tập, có thể giải thích từ 15-20% sự thay đổi trong thành tích học. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy, sự tự tin về khả năng giải quyết vấn đề của sinh viên quan trọng hơn rất nhiều so với khả năng nhận thức trong trường học.

Tuy nhiên, thái độ của sinh viên đối với giáo dục nhà trường cũng là một vấn đề cần đề cập. Nếu họ không nhận thấy lợi ích của việc học, nếu họ nghĩ rằng trường lớp chẳng đem lại điều họ mong đợi, và nếu họ nghĩ những kỹ năng họ có được phần lớn là từ giáo dục bên ngoài, tất cả sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của sinh viên về những cơ quan chính thống nơi họ làm việc sau này.

Ứng xử ra sao với điều này?

Những bậc cha mẹ chịu trách nhiệm quyết định về việc học tập của con cái họ cần hiểu rõ về những tác động lâu dài của trường học đối với niềm tin và thái độ của bọn trẻ. Đồng thời, Các hoạt động nhóm cũng cần tập trung hơn vào những trải nghiệm, hoạt động thực tế sau khi tốt nghiệp để sinh viên nhận thức được mối liên hệ giữa hiện tại và tương lai.

Không nhất thiết phải học hành cần mẫn, chăm chú nghe giảng mới có thể học giỏi, bạn có thể học từ chính trải nghiệm cuộc sống bên ngoài nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành ý thức kỷ luật của mỗi người. Bí quyết để tiến bộ nằm ở chính sự tự tin vào bản thân bạn.

Nostalgia Spiderum

Theo BI

Từ khóa: sinh viên giỏi, trường học, đam mê

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề