Iso 45001 2018 là gì

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động [Occupational Health and Safety - OH & S], cùng với cách hướng dẫn sử dụng, cho phép tổ chức chủ động cải thiện hiệu suất OH & S trong việc phòng ngừa thương tích và thiệt hại sức khỏe.

ISO 45001 được định hướng áp dụng cho tất cả các loại hình và tính chất của bất kỳ tổ chức nào, bất kỳ quy mô nào. Tất cả các yêu cầu của ISO 45001  sẽ được tích hợp vào các quy trình quản lý riêng của tổ chức.

ISO 45001 cho phép một tổ chức, thông qua hệ thống quản lý OH & S, để tích hợp các khía cạnh khác về sức khỏe và an toàn, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe/phúc lợi công nhân; tuy nhiên, cần lưu ý rằng một tổ chức có thể được yêu cầu bởi các yêu cầu pháp lý hiện hành để giải quyết các vấn đề đó.

Tiêu chuẩn ISO 45001 KHÔNG…

Tiêu chuẩn ISO 45001 không đưa ra các tiêu chí cụ thể cho kết quả hoạt động OH&S, mà cũng không phải là quy tắc về thiết kế một hệ thống quản lý OH&S. Hệ thống quản lý OH&S của tổ chức phải cụ thể để đáp ứng những nhu cầu riêng của ổ chức đó trong việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật; do đó một doanh nghiệp nhỏ với rủi ro thấp có thể chỉ cần phải thực hiện một hệ thống tương đối đơn giản, trong khi một tổ chức lớn với mức độ rủi ro cao có thể cần một hệ thống phức tạp hơn nhiều. Bất kỳ loại hình hệ thống nào thì cũng phải có khả năng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, với điều kiện hệ thống đó phù hợp và có hiệu quả với tổ chức.

Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 45001 không giải quyết các vấn đề một các cụ thể như an toàn sản phẩm, thiệt hại tài sản hoặc các tác động môi trường, và tổ chức không cần phải tính đến những vấn đề này trừ khi chúng cho thấy có rủi ro đối với người lao động.

Tiêu chuẩn ISO 45001 không nhằm mục đích là một tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý, mà nó là một công cụ quản lý để các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ trở lên sử dụng một cách tự nguyện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro gây hại.

GHI CHÚ: Có một số công ước và tiêu chuẩn của ILO [ILS] liên quan đến OH&S đã được các quốc gia trên thế giới thông qua với mức độ khác nhau. Tiêu chuẩn ISO 45001 phù hợp với các quy định của ILS.

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001?

Tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên Hệ thống quản lý OH&S sẽ cho phép tổ chức cải tiến kết quả hoạt động OH&S của mình bằng cách:

- Xây dựng và thực hiện chính sách và các mục tiêu OH&S

- Thiết lập các quá trình có hệ thống xem xét "bối cảnh" của tổ chức và có tính đến các rủi ro và cơ hội, các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác

- Xác định các mối nguy và rủi ro OH&S gắn với các hoạt động của tổ chức; tìm cách loại bỏ chúng, hoặc kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm ẩn.

- Thiết lập các kiểm soát vận hành để quản lý các rủi ro OH&S cũng như các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác

- Nâng cao nhận thức về các rủi ro OH&S của tổ chức

- Đánh giá kết quả hoạt động OH&S và tìm cách cải tiến kết quả hoạt động đó thông qua các hoạt động thích hợp

- Đảm bảo người lao động có vai trò chủ động trong các vấn đề OH&S

Việc kết hợp các biện pháp này sẽ đảm bảo tăng cường danh tiếng của tổ chức như là một nơi làm việc an toàn, và có thể có nhiều lợi ích trực tiếp hơn, chẳng hạn như:

- Cải thiện khả năng đáp ứng với các vấn đề về tuân thủ pháp luật

- Giảm chi phí về tai nạn

- Giảm thời gian và chi phí cho việc gián đoạn vận hành

- Giảm chi phí đóng bảo hiểm

- Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự

- Thừa nhận đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế [có thể tác động đến khách hàng đang quan tâm đến trách nhiệm xã hội]

Đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn?

Câu trả lời đơn giản là Tiêu chuẩn này dành cho tất cả các tổ chức.

 Bất kể tổ chức của bạn là doanh nghiệp nhỏ, hoặc một tập đoàn toàn cầu; một tổ chức phi lợi nhuận, một tổ chức từ thiện, một tổ chức đào tạo, hoặc một tổ chức chính phủ. Miễn là tổ chức của bạn có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, thì việc áp dụng hệ thống để quản lý sức khỏe và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức đó.

Tiêu chuẩn có thể được sử dụng bởi các tổ chức có các hoạt động với mức độ rủi ro thấp cũng như những tổ chức lớn và phức tạp có mức độ rủi ro cao. Trong khi Tiêu chuẩn yêu cầu các rủi ro OH&S phải được giải quyết và kiểm soát thì tiêu chuẩn cũng có một cách tiếp cận dựa trên rủi ro cho hệ thống quản lý OH&S để đảm bảo:  – a. hệ thống có hiệu lực; – b. được cải tiến để đáp ứng "bối cảnh" thay đổi liên tục của tổ chức.

Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro này phù hợp với cách các tổ chức quản lý các rủi ro "kinh doanh" khác của mình và từ đó khuyến khích việc tích hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn vào các quá trình quản lý tổng thể của các tổ chức.

ISO 45001 liên quan đến các tiêu chuẩn ISO khác như thế nào?

ISO 45001 tuân theo phương pháp cấu trúc cao cấp đang được áp dụng cho các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, như ISO 9001 [chất lượng] và ISO 14001 [môi trường]. Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế khác cũng đã được xem xét [như OHSAS 18001 hoặc "Hướng dẫn ILO - OSH" của Tổ chức Lao động quốc tế] và các tiêu chuẩn quốc gia, cũng như các tiêu chuẩn và công ước của Tổ chức Lao động quốc tế [ILSs].

Khi tiêu chuẩn này được công bố, những tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này sẽ thấy các yêu cầu của tiêu chuẩn đều phù hợp với các tiêu chuẩn khác. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển đổi khá dễ dàng từ sử dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý OH&S hiện có sang sử dụng tiêu chuẩn ISO 45001, đồng thời cũng sẽ giúp tạo sự liên kết và tích hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO khác về hệ thống quản lý vào các quá trình quản lý tổng thể của tổ chức.

Thông tin thêm để hiểu hơn về ISO 45001 là gì?

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về:

- Xây dựng tiêu chuẩn và hoạt động của Ban Dự án

- Cấu trúc cấp cao, xem Phụ lục SL của Chỉ thị ISO

       - Nội dung của phiên bản phát triển, vui lòng liên hệ với Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc gia thành viên của bạn.

Theo tổ chức lao động quốc tế, mỗi ngày có hơn 7600 người trên thế giới chết đi vì tai nạn lao động và bệnh tật. Đó chính là nguyên nhân ủy ban ISO xây dựng và phát triển ISO 45001 – bộ tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn lao động cho doanh nghiệp. Vậy tiêu chuẩn này quy định những gì? Vì sao nó có thể giúp đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động? Với mục tiêu mang lại những nhận thức đúng đắn nhất về ISO 45001, trong bài viết này, Công ty TNHH Tư Vấn Khoa Học và Công Nghệ SUTECH sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật các thông tin chi tiết về ISO 45001. Mong rằng bài viết này sẽ giúp tổ chức/doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét hơn về ISO 45001 cũng như các lợi ích mà tiêu chuẩn này mang lại.

ISO 45001 là gì?

Theo định nghĩa được đưa ra bởi ISO thì ISO 45001 là một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được phát triển và ban hành bởi ISO [Ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế] vào ngày 12 tháng 3 năm 2018. Bộ tiêu chuẩn này được ban hành với mục tiêu giúp giảm chấn thương và các căn bệnh gây ra do nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động.

ISO 45001 chính thức được ban hành vào năm 2018, đây cũng là phiên bản là ISO 45001 hiện tại. Trước khi ISO 45001:2018 ra đời thì OHSAS 18001 là tiêu chuẩn để quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được áp dụng. Đây là một tiêu chuẩn cho các hệ thống quản lý an toàn và nghề nghiệp của Anh cập nhật năm 2007.

Việc áp dụng ISO 45001 vào doanh nghiệp cho thấy sẽ giúp cải thiện an toàn lao động, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc cũng như tạo cho người lao động một môi trường làm việc an toàn hơn, từ đó giảm thiểu tối đa các trường hợp tử vong liên quan đến công việc và môi trường làm việc.

Đối tượng nên áp dụng ISO 45001

Là một tiêu chuẩn giúp cải thiện môi trường làm việc cho người lao động nên ISO 45001:2018 có thể được áp dụng tại bất kỳ doanh nghiệp nào có nhân công. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về những đối tượng nên áp dụng ISO 45001 thì dưới đây là một số đặc điểm về tiêu chuẩn có thể bạn nên biết:

  • ISO 45001:2018 có thể được áp dụng cho bất cứ tổ chức nào mà không phụ thuộc vào quy mô. Dù doanh nghiệp 100 người thì đều có thể áp dụng.
  • Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp từ sản xuất đến dịch vụ
  • ISO 45001:2018 không phải là một tiêu chuẩn cá nhân
  • Tiêu chuẩn ISO 45001 đặc biệt cần thiết với những doanh nghiệp có quy mô lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro lao động cao
  • Doanh nghiệp có thể áp dụng 1 phần ISO 45001 vào quá trình quản lý của doanh nghiệp để cải thiện chất lượng môi trường làm việc của nhân viên. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nếu muốn xin chứng nhận.

Các lĩnh vực bắt buộc cần có chứng nhận ISO 45001 ở Việt Nam

Cũng giống như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, nước ta dù có khá nhiều các chính sách được đưa ra để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng ISO 45001 nhưng về luật pháp thì đây không phải là một chứng chỉ bắt buộc mà doanh nghiệp nào cũng cần sở hữu.

Tuy nhiên, trên thực tế, ở một số lĩnh vực nhất định có các hoạt động liên quan đến cơ sở công lập hay cơ quan nhà nước thì ISO 45001 sẽ được đưa ra như một yêu cầu quan trọng dùng để xét duyệt các nhà thầu muốn hợp tác. Một số lĩnh vực tiêu biểu có thể kể đến như sau:

  • Sản phẩm phục vụ giáo dục
  • Trang thiết bị y tế
  • Xây dựng, công trình
  • Vệ sinh môi trường

Như vậy có thể thấy, khi sở hữu chứng nhận ISO 45001, doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhận thầu các dự án lớn với quy mô quốc gia, cực kỳ có lợi trong quá trình phát triển cũng như tạo uy tín cho doanh nghiệp. Có thể nói việc sở hữu chứng nhận ISO 45001 sẽ có tác dụng như một bàn đạp giúp doanh nghiệp giành được nhiều lợi thế hơn trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

SUTECH – Đơn vị tư vấn ISO 45001:2018 hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc khi áp dụng ISO 45001:2018. Liên hệ SUTECH ngay hôm nay để nhận tư vấn và báo giá chi tiết nhất!

Tư vấn chứng nhận ISO 45001

Cấu trúc của ISO 45001

ISO 45001 được phát triển tuân theo cấu trúc bậc cao với nguyên lý cải tiến liên tục [PDCA], giống phiên bản mới của các tiêu chuẩn ISO khác như ISO 9001, ISO 14001,… Việc này giúp quá trình tích hợp và áp dụng các tiêu chuẩn được dễ dàng, tiết kiệm chi phí hơn. Vậy nguyên lý cải tiến liên tục này hoạt động như thế nào? Dưới đây là một số thông tin về 4 bước cải tiến liên tục bạn có thể theo dõi:

1. Plan [P]

Plan là quá trình hoạch định các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, đánh giá ảnh hưởng của chúng, từ đó thiết lập các mục tiêu cần đáp ứng để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người lao động.

2. Do [D]

Do là hoạt động triển khai Plan được đưa ra ở bước 1. Việc thực hiện này cần được triển khai bởi những nhân sự đã được đào tạo nhận thức theo tiêu chuẩn ISO 45001 để đảm bảo các bước thực thi đúng tiêu chuẩn.

3. Check [C]

Việc kiểm tra [Check] sẽ được thực hiện sau bước triển khai để đảm bảo tính hiệu quả khi áp dụng ISO 45001. Hoạt động này sẽ thông qua việc theo dõi, đo lường những việc làm đã được thực hiện cũng như tác động nó mang lại cho việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Với bước này, về cơ bản ta có thể xác định được việc thực hiện bước 1,2 có ảnh hưởng như thế nào? Ưu, nhược điểm ra sao, những thông tin này là bắt buộc cần có để thực hiện bước tiếp theo trong quy trình PDCA.

4. Action [A]

Bước cuối cùng trong chu trình PDCA là Action, theo đó dựa trên các thông tin có được ở bước Check, doanh nghiệp sẽ có những hành động để cải tiến kết quả thực hiện ISO 45001, quá trình này sẽ diễn ra liên tục đến khi đạt được đầu ra như mong muốn.

  • Bài viết có thể bạn quan tâm: So sánh ISO 45001 và OHSAS 18001

Các thủ tục cần chuẩn bị để xin chứng nhận ISO 45001

Sau khi việc áp dụng ISO 45001 vào doanh nghiệp được đánh giá là hoàn thành, doanh nghiệp sẽ cần một bằng chứng để chứng minh cho việc này, và sở hữu chứng nhận ISO 45001 sẽ là minh chứng cụ thể và rõ ràng nhất. Để xin chứng nhận ISO 45001, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị một số thủ tục như sau:

  • Đăng ký chứng nhận ISO 45001 với những tổ chức có thẩm quyền. Ký hợp đồng và thực hiện các yêu cầu được thống nhất bởi 2 bên
  • Chuẩn bị hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn được đưa ra ở ISO 45001. Dưới đây là một số loại tài liệu bạn có thể tham khảo
    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
    • Bản xây dựng hệ thống và áp dụng ISO 45001:2018 của doanh nghiệp
    • Thông tin về các loại sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trên hệ thống đáp ứng ISO 45001

Một số thông tin cơ bản về chứng chỉ ISO 450001:2018

Những doanh nghiệp đạt điều kiện sau hoạt động đánh giá ISO 45001:2018 sẽ được cấp chứng chỉ ISO 45001:2018. Chứng chỉ này có vai trò như một bằng chứng xác nhận doanh nghiệp đã sở hữu một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001:2018.

Theo đó, một mẫu chứng chỉ ISO 45001:2018 sẽ có các thông tin bắt buộc như sau:

  • Số giấy chứng nhận
  • Tên tổ chức được chứng nhận và địa chỉ đăng ký kinh doanh của tổ chức.
  • Tên tổ chức cấp chứng nhận
  • Lĩnh vực chứng nhận
  • Hiệu lực của chứng chỉ [Ngày cấp – Ngày hết hạn]
  • Dấu chứng chỉ chứng nhận được sử dụng
  • Chữ ký của pháp nhân phụ trách
  • Mã truy xuất chứng chỉ

Bên cạnh đó thì chứng chỉ ISO 45001:2018 có hiệu lực trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian này, doanh nghiệp sở hữu chứng chỉ sẽ được tổ chức chứng nhận giám sát và đánh giá định kỳ 12 tháng/lần để đảm bảo hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vẫn đang thực hiện đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018.

Trên đây là tất cả các thông tin về tiêu chuẩn ISO 45001 mà SUTECH muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích, giúp quý doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn quan trọng này. Quý doanh nghiệp/tổ chức nếu có bất cứ câu hỏi nào về ISO 45001:2018 vui lòng liên hệ hotline 086.869.5822 để được tư vấn chi tiết! SUTECH với đội ngũ chuyên gia hàng đầu luôn sẵn sàng mang đến cho quý khách hàng những thông tin giải đáp chi tiết và hợp lý nhất!

Video liên quan

Chủ Đề