Tại sao tháng 1 gọi la tháng Giêng

Trao đổi với PV, Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian cho biết, xét về ngữ âm lịch sử, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán.

“Người Trung Quốc gọi tháng 1 Âm lịch là Chính nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm đều có vần “iêng”. Vì thế, người Việt gọi tháng 1 Âm lịch là tháng Giêng”, Giáo sư Hoạch nói.

Giáo sư Hoạch lấy ví dụ thêm: “tứ chính chấn” trong tiếng Hán, sang Nôm đọc thành “tứ chiếng” trong câu nói “trai tứ chiếng, gái giang hồ”.

Theo Giáo sư Hoạch, ngày đầu tiên của tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên đán. Nguyên ở đây có nghĩa là thứ nhất, người đứng đầu như nguyên soái, nguyên thủ quốc gia… Và đặc biệt, trong Âm lịch, tháng Giêng là tháng không được phép nhuận. Đa phần các lễ hội của Việt Nam hiện nay tập trung trong tháng Giêng.

Ngày đầu tiên của tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa.

Giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cũng cho rằng, nguồn gốc của chữ Giêng trong tháng Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán.

“Tháng 1 Âm lịch người Trung Quốc gọi là Chính nguyệt. Nguyệt nghĩa là trăng nhưng cũng có nghĩa là tháng. Chính nguyệt là tháng chính, tháng đầu tiên của năm. Chính tương đồng với chiếng, qua thời gian, người ta đọc chệch âm thành Giêng”, giáo sư Biền giải thích.

Theo giáo sư Biền, trong tháng Giêng người ta thường kiêng kị làm việc xấu bởi đây là tháng khởi đầu của năm mới, tháng đầy sự tốt đẹp nên con người làm điều không hay sẽ dông cả năm.

Ngoài ra, trong tháng Giêng, người Việt có một tục lệ là cúng Rằm tháng Giêng và đi chùa lễ Phật để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp. Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng cúng rằm tháng Giêng” để nói về ý nghĩa quan trọng của ngày này.

Lễ rằm tháng Giêng xưa còn thường gọi là Tết muộn bởi, những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khỏe mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình có người chết vào dịp Tết Nguyên đán được ăn Tết bù.

Theo Dân Việt

Từ khóa: vì sao gọi là tháng Giêng rằm tháng Giêng tháng Giêng là gì tháng Giêng 2019 rằm tháng Giêng 2019

Trong âm lịch, hiện nay thuật ngữ tháng giêng [hay chính nguyệt] dùng để chỉ tháng thứ nhất của năm. Tháng này còn gọi là tháng Dần. Ngày đầu tiên của tháng này có thể dao động trong khoảng giữa hai tiết Đại hàn và Vũ thủy, nhưng nói chung nó chủ yếu dao động xung quanh tiết Lập xuân trong phạm vi ±10 ngày [xem thêm tiết khí]. Việc xác định ngày bắt đầu cũng như số ngày trong tháng phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai trăng mới [new moon] kế tiếp nhau, tuy nhiên nói chung thì nó có 29 hoặc 30 ngày. Ngày đầu tiên của tháng này là Tết Nguyên Đán. Đa phần các lễ hội của Việt Nam hiện nay tập trung trong tháng giêng. Trong âm lịch, tháng giêng là tháng không được phép nhuận [rất thú vị là người ta không thể ăn hai Tết Nguyên Đán trong vòng chỉ có một tháng], mặc dù vậy nhưng theo một số phép tính lịch trước thì đến năm 2148 [Mậu Thân] sẽ nhuận tháng giêng [Mùng 1 tháng Giêng âm lịch vào ngày Chủ nhật 21.1.2148, mùng 1 tháng Giêng nhuận vào thứ Ba ngày 20.2.2148].[1] Trước đó, năm Quý Hợi 1803 lịch Việt Nam cũng nhuận tháng giêng.[2] Đôi khi người ta vẫn gọi là tháng một, tuy nhiên đa phần hiểu tháng một âm lịch là tháng thứ 11 [tháng Tý] trong những năm âm lịch thường. Các nhà lập lịch còn thêm Can vào trước tên gọi của tháng, nên trên lịch có các tên tháng như Giáp Dần, Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần tùy theo từng năm. Tuy nhiên, rất khó nhớ cách gọi này nếu không nhìn vào lịch.

Xem thêm

  • Tháng một dương lịch

Tham khảo

  1. ^ //www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/JavaScript/currentyear.html?yy=2148
  2. ^ //thanhnien.vn/van-hoa/vi-sao-nam-nay-viet-nam-an-tet-truoc-trung-quoc-mot-ngay-317188.html

Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tháng_giêng&oldid=68148851”

Tháng Giêng chính là tháng đầu tiên của năm âm lịch, đây là điều ai cũng biết, nhưng rất nhiều người không rõ vì sao tháng này có tên là "Giêng".

Cùng với tháng Chạp, tháng Giêng rất đặc biệt vì có tên riêng thay vì chỉ được gọi theo số thứ tự như các tháng khác.

Vì sao gọi là tháng Giêng?

Theo các nhà nghiên cứu, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán. Tháng 1 âm lịch được người Trung Quốc rất coi trọng vì là tháng đầu tiên của năm, họ gọi nó là “chính nguyệt”.

Thực tế các chữ vần "inh" khi “Nôm hóa” hay bị đọc chệch thành vần "iiêng”, chẳng hạn như “tứ chiếng” [trai tứ chiếng, gái giang hồ] có nguồn gốc từ “tứ chính trấn”.

Đối với người Việt Nam, tháng Giêng cũng có vai trò rất quan trọng. Đây là khoảng thời gian có sự kiện quan trọng nhất trong năm: Tết Nguyên đán, và là tháng có nhiều lễ hội nhất, gồm các hội đền, hội chùa, hội làng… Vì thế nên cha ông ta mới gọi “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.

Rằm tháng Giêng cũng được coi trọng hơn các rằm khác. “Cả năm được rằm tháng Bảy, cả thảy được rằm tháng Giêng”, “Cúng quanh năm không bằng cúng rằm tháng Giêng”. Năm có 12 rằm nhưng chỉ rằm tháng Giêng được gọi là Tết – Tết Nguyên tiêu.

Những kiêng kỵ trong tháng Giêng

Vì là tháng khởi đầu của năm nên để “đầu xuôi đuôi lọt”, người Việt Nam mong muốn giữ mọi thứ trọn vẹn, đẹp đẽ nhất trong khoảng thời gian này. Người già, người lớn luôn nhắc trẻ con, thanh niên cư xử đúng mực, không làm việc xấu kẻo dông cả năm.

Trong tháng này, người ta cũng cố gắng cẩn thận để không làm rơi vỡ đồ đạc, vì sự đổ vỡ luôn mang hàm ý xui xẻo, đen đủi; kiêng cãi vã, đánh mắng nhau. Đặc biệt về mặt tài chính, mọi người thường kiêng vay tiền và trả tiền trong tháng Giêng, nhất là trước rằm, bởi sự thất thoát tiền bạc hay nợ nần đều là điều cần tránh trong dịp đầu năm.

  • Tuyển sinh
  • Dạy con
  • Tin tức Giáo dục

Sự kiện: Hỏi - Đáp, Câu đố

Dân gian vẫn hay gọi tháng 1 Âm lịch là tháng Giêng. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của tháng Giêng là gì?

Nguồn gốc từ "tháng Giêng" bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, tháng 1 Âm lịch được người Trung Quốc gọi là Chính nguyệt. Nguyệt nghĩa là trăng nhưng cũng có nghĩa là tháng. Chính nguyệt là tháng chính, tháng đầu tiên của năm. Chính có phát âm tương đồng với chiếng, qua thời gian, người ta đọc chệch âm thành Giêng.

bắt nguồn từ chữ chính trong tiếng Hán, người trung quoocsraats coi trọng tháng đầu tiên của năm nên họ gọi nó là "chính nguyệt", với người Việt Nam tháng Giêng có vai trò quan trọng, là tháng có nhiều sự kiện nhất trong năm: Tết Nguyên đán và có nhiều lễ, hội, đền, chùa, hội làng... nên cha ông ta từ xưa đã có câu: tháng Giêng là tháng ăn chơi, tay gậy, tay bị khắp nơi tung hoành.

Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần “iêng”. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là “Tháng”. Vậy nên cách gọi “tháng Giêng” bắt nguồn từ đó

Tháng Giêng chính là cách gọi khác của tháng 1 Âm lịch. Theo đó, chữ "Giêng" được bắt nguồn từ chữ "Chính" trong tiếng Hán. Người Trung Quốc thường gọi tháng 1 Âm là Chính Nguyệt mà chữ "Chính" khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta lại có vần "iêng". Còn từ "Nguyệt" cũng có nghĩa là "tháng". Vì vậy, cách gọi tháng Giêng được bắt nguồn từ đó.

Bắt nguồn từ cách đọc phiên âm từ chữ Hán sang chữ Nôm. Chữ Hán gọi tháng đầu tiên của năm là chính nguyệt [tháng chính, tháng đầu tiên]. Khi người Việt phiên âm sang chữ Nôm thì đã lệch âm "chiếng", dần dần đọc chệch âm thành "giêng".

Là tháng dành riêng để ăn chơi

Là tháng sau tết cổ truyền , vui chơi

Câu trả lời cho thắc mắc này cần phải được giải đáp bằng những thông tin mang yếu tố lịch sử từ liên quan tới văn hóa. Theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian thì xét về ngữ âm lịch sử, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán. “Người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt. Chữ Chính trong tiếng Hán khi chuyển sang chữ Nôm của ông cha ta thì có vần “iêng”. Chữ Nguyệt có nghĩa là trăng nhưng cũng mang nghĩa là “Tháng”. Vậy nên cách gọi “tháng Giêng” bắt nguồn từ đó” – GS nói. GS Hoạch cũng chia sẻ thêm một ví dụ về chữ “Chính” trong tiếng Hán, đó là: “tứ chính chấn” trong tiếng Hán khi sang chữ Nôm đọc là “tứ chiếng”. Vậy nên mới có câu nói “trai tứ chiếng, gái giang hồ”. Theo GS Kiều Thu Hoạch, ngày đầu tiên của tháng Giêng [mồng 1] được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, là thứ nhất giống như Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên soái… Tháng Giêng [tháng 1 âm lịch] là tháng không được nhuận.

Nguồn: //danviet.vn/tai-sao-thang-1-am-lich-duoc-goi-la-thang-gieng-5020211520585953.htmNguồn: //danviet.vn/tai-sao-thang-1-am-lich-duoc-goi-la-thang-gieng-5020211520585953.htm

sự kiện Hỏi - Đáp
Thông tin doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề