Phiên đóng cửa là gì

Việc đọc – hiểu Bảng giá chứng khoán được xem như bài học vỡ lòng đối với bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Khi bạn muốn thực hiện một giao dịch [mua/bán cổ phiếu trên sàn] thì cần phải biết các thao tác trên bảng điện tử đang hiển thị.

Bảng giá chứng khoán thể hiện các thông tin liên quan đến thông tin và giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường, vì vậy nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư khi muốn ra quyết định

THÔNG TIN CHUNG

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán chính thức: HNX [Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội]HOSE [Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh]. Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán [GDCK] đều có một bảng giá riêng cũng như các công ty chứng khoán cũng có 1 bảng giá riêng để phục vụ khách hàng của mình [nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở Giao dịch và Trung tâm lưu ký]. Các bảng giá này chỉ khác nhau về mặt giao diện, còn về cơ bản là hoàn toàn giống nhau.

Ngoài ra trên thị trường chứng khoán còn có sàn UPCOM [Unlisted Public Company Market] là sàn giao dịch “trung chuyển”, được thiết lập với mục đích khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Bảng giá sàn HOSE. Tham khảo tại đây
Bảng giá sàn HNX. Tham khảo tại đây

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các nhà đầu tư cách đọc bảng giá chứng khoán qua Bảng giá trực tuyến của VNDIRECT

CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU

1. Mã chứng khoán [Mã CK]

Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch [được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z]. Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN [UBCKNN] cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó.

Tìm kiếm các mã tại đây

Ví dụ: CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM [Vinamilk]; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mã là BID [BIDV].

2. Giá tham chiếu [TC] hay Giá đóng cửa gần nhất – Giá vàng

Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó [trừ các trường hợp đặc biệt]. Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Do Giá tham chiếu vào màu vàng nên hay được gọi là Giá vàng. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Giá trần [Trần] hay Giá tím

Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

  • Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

4. Giá sàn [Sàn] hay Giá xanh lam

Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

  • Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

5. Giá xanh

Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.

6. Giá đỏ

Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

7. Tổng khối lượng khớp [Tổng KL]

Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

8. Bên mua

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng [KL] mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất [giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác] và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu CTG đang làm 22.30 vậy nên những người mua ở mức giá 1 là 22.20 sẽ phải chờ thêm xem bên bán có ai đặt bán xuống mức 22.20 để chờ khớp.

9. Bên bán

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng [KL] bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất [giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác] và khối lượng đặt bán tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID đang là 31.90 vậy nên những người bán ở mức giá 1 là 31.95 sẽ phải chờ thêm xem bên mua có ai đặt mua lên mức 31.95 để chờ khớp.

10. Khớp lệnh

Là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán [Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán] hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua [không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn].

Ở cột này gồm 3 yếu tố:

  • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL” [Khối lượng thực hiện hay Khối lượng khớp]: Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-“ [Tăng/Giảm giá]: là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu.

11. Giá cao nhất [Cao]

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên [chưa chắc đã phải là giá trần].

12. Giá thấp nhất [Thấp]

Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên [chưa chắc đã phải là giá sàn].

13. Giá trung bình [Trung bình]

Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất.

14. Cột Dư mua / Dư bán

Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

15. Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán [ĐTNN Mua/Bán]

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch [gồm 2 cột Mua và Bán]

  • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
  • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

16. Các chỉ số thị trường [ở hàng trên cùng]

Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh [HOSE]

Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh [HOSE] và Sở GDCK Hà Nội [HNX].

Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội [HNX]

Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM

Ví dụ minh họa:

  • Đối với chỉ số VN-INDEX có đồ thị thể hiện diễn biến của chỉ số trong phiên ngày hôm đó.
  • Tại thời điểm trong hình ảnh, VN-Index đạt 845.92 điểm, tăng 8,91 điểm [tương ứng với mức tăng 1,06% – so với mức tham chiếu của chỉ số].
  • Khối lượng cổ phiếu khớp trên sàn HOSE là 385,271,832 cố phiếu ứng với Giá trị giao dịch đạt 8,060.628 tỷ đồng.
  • Toàn sàn HOSE có 231 mã tăng [trong đó 11 mã tăng trần], 63 mã đứng giá [bằng giá tham chiếu] và 135 mã giảm [trong đó 7 mã giảm sàn].
  • Thị trường đang ở trạng thái Đóng cửa.

Từ các thông tin trên, Nhà đầu tư có thể nhận định thị trường hiện tại để ra quyết định. Xu hướng tăng đang lan tỏa trên thị trường, số mã tăng vượt trội so với số mã giảm, nhiều hơn cả tống số mã giảm và đứng giá.

ỨNG DỤNG

Để có thể hiện thực được thao tác và quan sát thêm các chỉ số trên Bảng giá chứng khoán, Nhà đầu tư truy cập vào ngay Bảng giá DBOARD hoặc xem thêm các video hướng dẫn.

Mở tài khoản chứng khoán tại đây để có những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình giao dịch.

Đầu tư chứng khoán từ lâu đã không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người, với nhu cầu có cơ hội kiếm thêm thu nhập từ ngoài công việc chính thì đây được xem là công việc tạo ra tiền nhanh chóng lại không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, để có thể hiểu được và chơi được chứng khoán thì cần phải có thời gian tìm hiểu về thị trường chứng khoán và giá đóng cửa hay mở cửa là một trong những thuật ngữ bắt buộ người chơi phải hiểu. Vậy, giá đóng cửa là gì? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về khái niệm trên cũng như tìm hiểu về mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ pháp lý: Luật chứng khoán 2019;

1. Giá đóng cửa là gì?

Mức giá đóng cửa được hiểu là mức giá cuối cùng được chọn vào lúc đóng cửa phiên giao dịch trong ngày đồng thời sẽ là giá tham chiếu của cổ phiếu đó cho phiên giao dịch kế tiếp.

Giá đóng cửa được xác định ở phiên ATC đối với cả 3 sản HOUSE, HNX và UPCOM.

Thông thường mức giá này được xem là một chỉ báo để đo lường tâm lý thị trường.

Bên cạnh đó, chúng ta có khái niệm về mức giá mở cửa như sau:

Giá mở cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tien trong ngày giao dịch chứng khoán. Giá này sẽ bao gồm giá mua và giá bán chứng khoán và được xác định dựa theo phương thức đấu giá.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Giá đóng cửa được dịch sang tiếng anh như sau: Closing price

Khái niệm về mức giá đóng cửa được dịch sang tiếng anh như sau:

The closing price is understood as the last price selected at the close of the day’s trading session and will be the reference price of that stock for the next trading session.

Giá mở cửa: Opening price

3. Tìm hiểu về mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa

Thứ nhất, về mức giá mở cửa

Giá mở cửa và đóng cửa nhìn chung đều là mức giá được sử dụng trên thị trường chứng khoán.

Giá mở cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch chứng khoán. Giá mở cửa gồm giá mua và giá bán chứng khoán được xác định dựa trên phương thức đấu giá của người chơi tại thời điểm diễn ra giao dịch.

Thứ hai, giá đóng cửa

Giá đóng cửa được hiểu là mức giá thị trường của cổ phiếu vào thời điểm đóng cửa thì đây là mức giá được lựa chọn cuối cùng tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán. Và chúng ta có thể hiểu giá đóng cửa hôm nay chính là giá tham chiếu ngày mai hay còn được hiểu là giá giao dịch thành công cuối cùng của ngày hôm nay. Cứ theo một vòng tuần hoàn như vậy, giá đóng cửa ngày hôm mai sẽ là giá tham chiếu cho ngày kia. Cứ đi theo một trình tự như thế sẽ tạo ra một chuỗi sự liền mạch về Giá thị trường. Đây chính là những khái niệm cơ bản nhất về giá cả khi bạn muốn đầu tư chứng khoán hay tiền ảo thì nhất định phải biết.

Hiện nay, giá đóng cửa của bất kỳ cổ phiếu nào của công ty thường sẽ không phản ánh những tin tức có liên quan đến vấn đề tài chính của công ty phát hành ngày hôm đó. Các thông tin về công ty liên quan đến việc chia tách cổ phiếu, cổ tức thường được phát hành sau khi kết thúc ngày giao dịch thông thường để tạo cơ hội cho các nhà giao dịch tiêu hóa hết tin tức trước khi hành động.

Một, ý nghĩa của giá đóng của trên cổ phiếu

Giá đóng cửa trên cổ phiếu được xem là một con số tiêu chuẩn được thực hiện theo dõi bởi các nhà đầu tư, tổ chức tài chính và các tổ chức khác đưa ra quyết định về cổ phiếu và công ty. Bởi thế giá đóng cửa được các nhà đầu tư, thương nhân, tổ chức tài chính, cơ quan quản lý và các bên liên quan khác sử dụng nó làm điểm tham chiếu để xác định hiệu suất trong một thời gian nhất định như một năm, một tuần và trong khung thời gian ngắn hơn như một phút hoặc ít hơn. Giá đóng cửa của trên cổ phiếu là căn cứ để các nhà đầu tư xem xét, so sánh với giá sau thị trường của cổ phiếu để quyết định có nên đầu tư hay không.

Hai, giá đóng cửa có hiệu chỉnh được hay không?

Trên thị trường hiện này thì giá đóng cửa hiệu chỉnh với tên gọi tiếng anh là Adjusted Closing Price đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho người chơi. Đây chính là một công cụ hữu ích khi kiểm tra khoản lợi nhuận dựa trên các dữ liệu quá khứ vì nó mang lại cho các nhà phân tích bức tranh toàn cảnh về các đại diện chuẩn xác của vốn chủ sở hữu của công ty vượt quá giá trị thị trường. Chúng ta thường hay nghe nhắc đến giá cố phiếu bị chi phối bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ thị trường như nền kinh tế thay đổi, chính sách hỗ trợ của nhà nước, nền chính trị hay sự hợp tác của các quốc gia khác nhau,…Chính vì vậy mà các nhà đầu tư cần phải có những phân tích thật sâu và chắc chắn sau khi thị trường đã đóng cửa để tìm kiếm những tác động khác nhau. Và lúc này giá đóng cửa chính là sự phản ánh chính xác nhất giá trị cổ phiểu đó sau khi được hạch toán.

Thứ ba, cách tính giá đóng cửa điều chỉnh trên thị trường

Để có thể đưa ra mức giá phù hợp cho người tham gia giao dịch và đáp ứng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp thì nếu chỉ dùng giá chưa điều chỉnh để giao dịch trên thị trường là sự sai lệch vô cùng lớn. Vì vậy, khi muốn đầu tư, mỗi người cần phải tìm hiểu cách tính cụ thể và có độ chính xác lớn nhất. Có như vậy, việc đầu tư cổ phiếu mới ít gặp rủi ro và đem lại lợi nhuận cao nhất. Cụ thể, chúng ta cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Tính tỷ suất lợi nhuận thật sự của cổ phiếu qua từng chu kỳ;

Bước 2: Tính giá đã được điều chỉnh của cổ phiếu.

4. Một số lệnh giao dịch chứng khoán

4.1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa [ATO]

  • Lệnh giao dịch bao gồm lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm gioa dịch chứng khoán, thỏa mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán chứng khoản. Và lệnh ATO sẽ được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh. Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh.
  • Tuy nhiên, nhược điểm của lệnh này chính là đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh. Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.

4.2. Lệnh thị trường trên sàn HSX [MP]

Đây là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Đây là một loại lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất tại thời điểm đã đặt lệnh và lệnh bán MP sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp. Trường hợp khối lượng đặt của lệnh MP vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc trên và không thể tiếp tục khớp lệnh được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.

Lưu ý:

  • Lệnh MP sẽ có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục và sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.
  • Ngoài ra, lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp một phần, phần còn lại sẽ tự động hủy nếu chứng khoán hết room.

4.3. Lệnh giới hạn [LO]

Đây là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến ngày giao dịch hoặc đến khi lệnh bị hủy bỏ.

Trên đây là một số lệnh được sử dụng thông dụng và mang lại nhiều hiệu quả cho người tham gia giao dịch và công ty chứng khoán, ngoài ra sẽ có một lệnh khác hỗ trợ kèm theo. Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ loại lệnh nào người tham gia giao dịch cần phải cân nhắc kỹ tình hình thực tế để có lựa chọn lệnh phù hợp nhất.

5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

  • Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.
  • Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
  • Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
  • Thựchiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
  • Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
  • Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
  • Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này.

Như vậy, bất kỳ chủ thể nào hoạt động chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều phải tuân theo quy định của pháp luật chứng khoán. Không thực hiện những hành vi sai lệch, hoặc những hành vi gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Trường hợp vi phạm người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về giá đóng cửa là gì, mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa hiện nay. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề