Chức năng quản lý nhà nước về thương mại

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Quản lý Thương mại

I. Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước về thương mại nội địa.

1. Thương mại nội địa

- Tham mưu về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, chương trình, đề án,… và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt, gồm các loại hình: chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống các cửa hàng, hợp tác xã thương mại dịch vụ, hệ thống đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng và các loại hình thương mại khác theo yêu cầu của Bộ Công Thương và tình hình thực tế tại địa phương;

- Hướng dẫn, quản lý hoạt động thương mại, gồm: xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng thương mại theo quy hoạch, phát triển chợ nông thôn, đôn đốc huyện, thị xã, thành phố giải tỏa các điểm mua bán tự phát, ổn định trật tự kinh doanh theo hướng văn minh thương mại;

- Thẩm định hồ sơ, thủ tục cấp mới, thu, đổi các loại giấy phép kinh doanh đối với mặt hàng hạn chế kinh doanh: bán buôn rượu, bán buôn thuốc lá; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; ban hành văn bản phân hạng siêu thị, trung tâm thương mại; chủ trì, phối hợp thẩm định hồ sơ thiết kế công trình xây dựng thương mại như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, xăng dầu, kho hàng hóa theo thẩm quyền quy định; báo cáo tình hình và đề xuất giải pháp các vấn đề liên quan đến các loại hình hoạt động kinh doanh nói trên;

- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hoá, kết nối cung cầu, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu và sách, tập, dụng cụ học sinh nhằm thúc đẩy thị trường nội địa phát triển;

- Tổng hợp các thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông của các mặt hàng thiết yếu. Đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ;

2. Xúc tiến thương mại nội địa: thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại. Gồm:

- Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, gồm: xác nhận thông báo thực hiện khuyến mại; xác nhận đăng ký thực hiện, sửa đổi bổ sung chương trình khuyến mại; xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; xác nhận đăng ký tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm và giám sát việc thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại nêu trên;

- Phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại thực hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại tại địa phương [thực hiện các Chương trình kết nối cung cầu, đưa hàng Việt về nông thôn, Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt…] theo quy định của pháp luật;

3. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Phối hợp cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể:

- Xây dựng Đề án, Chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện các văn bản quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Hướng dẫn, xác nhận hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại địa phương theo quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng;

4. Nhiệm vụ khác: tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực An toàn giao thông, phòng chống lụt bão…

II. Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước về kinh tế ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế.

1. Về kinh tế ngoại thương

- Thẩm định hồ sơ, thủ tục cấp mới, thu, đổi các loại giấy phép kinh doanh đối với các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Xây dựng đề án kế hoạch, chính sách quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương tại địa phương, phát triển thị trường trong khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế trong từng thời kỳ;

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định;

- Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương và quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;

- Phối hợp Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý ngoại thương theo thẩm quyền;

- Duy trì, cập nhật, cung cấp thông tin cho các hệ thống thông tin về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, xúc tiến thương mại;

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất phục vụ công tác quản lý nhà nước về ngoại thương tren địa bàn tỉnh Bình Dương.

2. Xúc tiến thương mại nước ngoài

- Triển khai thực hiện các chính sách xúc tiến thương mại hỗ trợ hoạt động ngoại thương

- Xây dựng, thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ;

- Xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện các hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam;

- Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics trên địa bàn tỉnh phục vụ hoạt động ngoại thương; hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đào tạo, nâng cao năng lực thương nhân trong xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

3. Về xuất nhập khẩu

- Tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá;

- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gồm: xác nhận bản cam kết nhập khẩu thép phục vụ sản xuất, gia công; xét duyệt hồ sơ xác nhận danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín trên địa bàn tỉnh; kiểm tra năng lực sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn theo quy định; phối hợp quản lý hoạt động của Hội, Hiệp hội liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu;

- Tham gia Tổ công tác nắm tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương khảo sát tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; tham mưu đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu; tổng hợp, phân tích, đánh giá và dự báo tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh;

- Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, kiến nghị với Bộ Công Thương và UBND tỉnh giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp về hoạt động xuất nhập khẩu.

- Thẩm định hồ sơ, thủ tục cấp mới, thu, đổi các loại giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Bình Dương; xác nhận đăng ký dấu nghiệp vụ giám định.

4. Về cạnh tranh, chống bán phá giá và chống trợ cấp

 - Hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh,  chống bán phá giá; chống trợ cấp và tự vệ trên địa bàn tỉnh; bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với các cơ quan có liên quan sửa đổi bổ sung các quy định, những văn bản đã ban hành không phù hợp với pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ;

- Phối hợp Cục Quản lý cạnh tranh hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp [nếu có];

- Quản lý các hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; xác nhận thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

5. Về hội nhập kinh tế quốc tế

- Phối hợp tham mưu cho Ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh xây chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh cho từng giai đoạn;

- Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế do Ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế phân công;

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Công thương theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

6. Thương mại điện tử: Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử theo quy định của Bộ Công Thương và địa phương tỉnh.

7. Quản lý hoạt động logistic trên địa bàn tỉnh

- Tham mưu Lãnh đạo xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển và thu hút đầu tư vào ngành dịch vụ logistics.

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thẩm định chủ trương đầu tư có liên quan đến ngành dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu cấp giấy phép kinh doanh thực hiện kinh doanh dịch vụ logistics theo nghị định 09/2018 và Nghị định 163/2018.

Hoạt động thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ phát triển hội nhập.  Song song với việc phát triển nền kinh tế, cơ quan quản lý kinh doanh thương mại giúp cho việc phát triển diễn ra bền vững, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin tổng quan về hệ thống cơ quan quản lý kinh doanh thương mại tại Việt Nam.

Bộ và Cơ quan Ngang Bộ

Các cơ quan này chủ yếu quản lý các vấn đề cấp vĩ mô thông qua việc ban hành văn bản hướng dẫn cho cơ quan cấp dưới, và giao cho cơ quan cấp dưới thực hiện các công việc quản lý.  Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì các Bộ và Cơ quan Ngang Bộ sẽ trực tiếp quản lý một số công việc quan trọng có thể liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư như:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại Nghị định 86/2017/NĐ-CP.  Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA], vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Thông thường trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý các hồ sơ cấp phép cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài [tùy thuộc vào quy mô của dự án mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể tự phê duyệt dự án hoặc báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội để phê duyệt].

Bộ Công Thương

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương được quy định tại Nghị định 98/2017/NĐ-CP.  Theo đó, Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan đến công nghiệp và thương mại, cũng như kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.

Đặc biệt, doanh nghiệp tại Việt Nam cần lưu ý rằng các vấn đề về phòng vệ thương mại [chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ] sẽ do Bộ Công thương thực hiện.  Cụ thể, Cục Phòng vệ thương mại – Cơ quan trực thuộc Bộ Công thương sẽ tiếp nhận các yêu cầu điều tra hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.  Sau quá trình điều tra, Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời hoặc chính thức đối với các mặt hàng bị điều tra.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại Nghị định 16/2017/NĐ-CP.  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.  Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước là thực hiện quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quy trình tổ chức, thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

Cụ thể, các doanh nghiệp tại Việt Nam khi muốn đầu tư vốn ra nước ngoài, hoặc vay vốn từ nước ngoài trong một số trường hợp nhất định thì cần phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.  Theo quy định tại Thông tư 12/2016/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.  Bên cạnh đó, theo Điều 18 Thông tư 03/2016/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay có kim ngạch vay trên 10 triệu USD [hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương] và các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Cơ quan Cấp Tỉnh

Cơ quan hành chính cấp tỉnh có nhiệm vụ thực hiện các quy định trong pháp luật, chủ trương, chính sách mà các Bộ và cơ quan ngang Bộ đề ra.  Vì vậy, trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sẽ chủ yếu làm việc với cơ quan cấp tỉnh.  Một số cơ quan đáng chú ý và nhiệm vụ chung của các cơ quan này có thể được kể đến như sau:

Ủy ban Nhân dân Cấp Tỉnh

Ủy ban Nhân dân Cấp Tỉnh là cơ quan thực hiện chức năng quản lí hành chính trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.  Do phạm vi cần quản lý rất rộng, nên trong từng lĩnh vực nhất định, Ủy ban Nhân dân sẽ có các cơ quan chuyên môn hỗ trợ xử lý công việc.  Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, các cơ quan mà doanh nghiệp cần lưu ý là:

  • Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cơ quan này trực tiếp xử lý các hồ sơ cấp phép cho các dự án đầu tư của tổ chức/cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; xử lý việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam [bao gồm các doanh nghiệp có 100% vốn Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn nước ngoài].
  • Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Cơ quan này có chức năng thực hiện các công việc liên quan đến lao động và công việc nội bộ của doanh nghiệp, cụ thể như xử lý hồ sơ cấp, gia hạn, hoặc cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài, tiếp nhận đăng ký nội quy lao động, xử lý hồ sơ về vấn đề cho thuê lại lao động; và
  • Sở Công Thương: Cơ quan này thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến xúc tiến thương mại [đăng ký hoạt động khuyến mãi, tổ chức hội chợ, v.v.]. Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 07/2016/NĐ-CP, khi các thương nhân nước ngoài muốn thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, họ cần phải đăng ký với Sở Công thương nơi họ dự kiến đặt văn phòng đại diện để có giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh của Công an Cấp Tỉnh

Trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài, việc sắp xếp nơi cư trú cho người lao động là vấn đề cấp thiết mà doanh nghiệp cần phải giải quyết.  Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh có thẩm quyền thực hiện việc cấp, gia han thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú, cấp thị thực cho người nước ngoài cư trú tại địa bàn, đảm bảo việc cư trú của người lao động nước ngoài trong doanh nghiệp là hợp pháp.

Cục Thuế Cấp Tỉnh

Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khi phát sinh thu nhập chịu thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì không chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thể chịu một số loại thuế khác, ví dụ như thuế giá trị gia tăng, v.v.

Theo quy định tại Điều 3.2.a, Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với một số doanh nghiệp như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn [như thủy điện, bưu chính, viễn thông, xây dựng cơ bản…]; doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn; doanh nghiệp có số thu ngân sách được phân bố cho nhiều địa bàn cấp tỉnh hoặc nhiều địa bàn cấp huyện trên cùng tỉnh, thành phố được thụ hưởng theo quy định của pháp luật, hay doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực phức tạp như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, v.v.

Cơ quan Cấp Quận/Huyện

An sinh Xã hội Cấp Quận/Huyện

Việc chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là nghĩa vụ của doanh nghiệp có sử dụng lao động.  Do đó, doanh nghiệp sẽ phải làm việc cùng với cơ quan An sinh Xã hội – cơ quan Bảo hiểm xã hội để có thể thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ về bảo hiểm cho người lao động của mình.

Chi cục Thuế Cấp Quận/Huyện

Theo quy định tại Quyết định 2845/QĐ-BTC do Bộ tưởng Bộ Tài chính ban hành quy định phân công cơ quan thuế quản lý đối với người nộp thuế, Chi cục Thuế sẽ trực tiếp quản lý các doanh nghiệp có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện và không thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

Lưu ý

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan được đề cập ở trên chỉ là những nội dung phổ biến để nhằm mục đích tham khảo. Những nội dung đó có thể không phù hợp trong một số trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ xử lý việc đăng ký kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam; tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp đặc biệt, việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ được xử lý bởi các cơ quan khác. Ví dụ việc đăng ký kinh doanh của các công ty luật sẽ được xử lý bởi Sở Tư pháp của Ủy ban Nhân dân Cấp Tỉnh, việc đăng ký kinh doanh của các ngân hàng thương mại sẽ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ do Bộ Tài chính xử lý, v.v.

Nếu độc giả có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về vấn các cơ quan quản lý kinh doanh thương mại tại Việt Nam, vui lòng liên hệ với các luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi tại .

Video liên quan

Chủ Đề