Bài thơ Hầu trời thể hiện khát vọng gì của nhà thơ

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy phân tích bài thơ “hầu trời” của Tản Đà để thấy được cái tôi cá nhân của tác giả

Mở bài Phân tích bài thơ “hầu trời” của Tản Đà

Tản Đà là một nhà thơ kiệt xuất thuộc thế kỉ cuối cùng của nề Hán học Việt Nam. Mặc dù vậy Tản Đà được xem là gạch nối của thơ ca nước ta giữa hai thế kỉ. Tuy xuất thân từ nề nếp nho phong cũ nhưng ông lại có tâm hồn lãng mạn, sáng tạo ra những câu thơ mà ta thấy nó không xa lạ lắm so với nền thơ ca hiện đại, nền thơ mới, cả về thể điệu, hình ảnh, ngôn ngữ và nhất là tâm tình. Ta có thể hiểu thêm về thơ và những đóng góp của ông cho văn học Việt Nam qua bài thơ “hầu trời” bài thơ thể hiện cái tôi cá nhân của chính tác giả.

Thân bài Phân tích bài thơ “hầu trời” của Tản Đà

Cả bài thơ đó là một câu chuyện được lồng vào thơ, qua đó chi chúng ta thấy được tác giả là một người có tính cách táo báo, hơi ngông, biểu hiện ngay ở nhan đề bài thơ “hầu trời”. Trong bài thơ, Tản Đà thể hiện cái tôi cá nhân, cái tôi lãng mạn và đó cũng chính là khía cạnh tâm hồn của ông, một cái tôi “ngông” đó chính là tính cách của nhà thơ.

Như chúng ta đã biết thơ chính là người, bài thơ là một giấc mộng trong rất nhiều giấc mộng của Tản Đà, giấc mộng lên trời được đọc thơ cho trời nghe và đằng sau giấc mộng đó là con người Tản Đà, tâm hồn Tản Đà và cá tính của ông.

Để làm rõ được cái hay, cái đẹp của bài thơ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cái tôi của nhà thơ và đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong thơ của ông.

Sự hiện diện của cái tôi lãng mạn được thể hiện ngay từ giấc mộng được lên trời đọc thơ, giới thiệu thơ văn của mình cho các tri tiên và trời nghe. Qua đó thể hiện sự khát vọng muốn được thể hiện mình, thể hiện tài năng, hơn thế nữa, tác phẩm của ông không bị trời phạt mà được mọi người khen ngợi hết lời. Điều đó nói lên rằng, trời biết xem trọng tài năng, gia trị thơ ca:

“Đêm qua chẳng biết có hay không,

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thế!

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.

Xem thêm:  Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Nguyên lúc canh ba nằm một mình,

Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.

Nằm buồn, ngồi dậy đun nước uống,

Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn.

Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng

Ra sân cùng bóng đi tung tăng

Trên trời bỗng thấy hai cô xuống

Miệng cười tủm tỉm cùng nói rằng:

– “Trời nghe hạ giới ai ngâm nga,

Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!

Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng

Có hay lên đọc, Trời nghe qua”.”

Rồi thì ông được trư tiên và trời khen ngợi làm ông càng hào hứng để đọc, lúc đầu ông cứ nghĩ lên đọc để mình có dịp thể hiện tài năng cho trời biết, nhưng rồi không ngờ mọi người lại thích và đồng tình:

“Đọc hết văn vần lại văn xuôi

Hết văn thuyết lý lại văn chơi

Đương cơn đắc ý đọc đã thích

Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.”

Đoạn thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê “hết”, “lại” thể hiện giọng thơ phấn khởi, nhiệt tình và hào hứng của Tản Đà.

“Những áng văn con in cả rồi

Hai quyển “Khối tìng” văn thuyết lý

Hai “Khối tình” con làvăn chơi

“Thần tiền”, “Giấc mộng” văn tiểu thuyết

“Đài gương”, “Lên sáu” văn vị đời

Quyển “Đàn bà Tàu” lối văn dịch

Đến quyển “Lên tám” nay là mười

Nhờ Trời văn con còn bán được

Chử biết con in ra mấy mươi?””

Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê, thể hiện được tài năng tài hoa của mình, biểu hiện là ông kể hết quyển sách này đến quyển sách khác, ở nhiều tác phẩm khác nhau với nhiều phong khác khác nhau như văn chơi, văn tiểu thuyết, văn chơi, văn dịch,…

Cái tôi lãng mạn của ông được thể hiện rất rõ ở giấc mơ của ông, giấc mơ được lên trời của người thi sĩ nơi trần gian, muốn kể cho trời nghe về cuộc sông dưới trần gian như thế nào để người hiểu hơn.

“Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó.

Giấy người mực người thuê người in

Mướn cửa hàng người bán phường phố.

Văn chương hạ giới rẻ như bèo

Kiếm được đồng lãi thực rất khó.

Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.

Lo ăn lo mặc hết ngày tháng

Học ngày một kém tuổi ngày cao

Sức trong non yếu ngoài chen rấp

Một cây che chống bốn năm chiều.

Trời lại sai con việc nặng quá

Xem thêm:  Ý nghĩa tác phẩm Số phận con người của Sô Lô Khốp

Biết làm có được mà dám theo”.

Tản Đà đã tâm sự về cuộc sống nghèo khó của người thi sĩ dưới trần gian, bên cạnh việc phô diễn tài năng, Tản Đà còn gửi gắm cả tâm sự của mình, qua đó để thể hiện của người nghệ sĩ đó là được khẳng định tài năng của mình, muốn tài năng của mình được mọi người chấp nhận, cùng đồng cảm và chia sẻ cùng ông về văn thơ cũng như tâm sự đời thường mà ông và mọi người đang cảm thấy bất lực, bí bách, không lối thoát. Tác giả lên trời để phô thơ, phô diễn tài năng và kể về cuộc sống của mình, được mọi người trân trọng giá trị, trân trọng tài năng của mình. Trong giấc mộng lên trời ấy ta thấy rõ cái tôi của Tản Đà, khát vọng về tự do, khát vọng về cõi tri âm và rộng ra đó là khát vọng về một xa hội tự do, lên trời để đọc thơ thể hiện khao khát được khẳng định tài năng của mình, khao khát nghệ thuật được trân trọng, thể hiện được cái tôi nghệ sĩ, bay bổng nhưng cái tôi đó có bay bổng tới đâu, cho dù có cách li với cuộc sống trần thế thì vẫn bắt rễ với cuộc đời này. Thể hiện ông là một con người thật sự có trách nhiệm với đời với văn chương.

Bên cạnh cái tôi lãng mạn thì cái tôi “ngông” cũng được Tản Đà thể hiện rõ trong bài thơ này, qua những hành động và lời này của ông, đó là giấc mơ lên trời để được đọc thơ, để được mọi người công nhận tài năng của mình. Chính Tản Đà tự khen của mình nhưng đó không phải là cái khen vô cơ, vô lý mà điều đó được thể hiện qua việc thơ của ông được trời và trư tiên đồng tình, hết lời khen ngợi:

“Văn dài hơi tốt ra cung mây!

Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay,

Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

Hằng Nga, Chúc Nữ chau đôi mày”

Thơ ông được trời khen hay:

“Văn đã giàu thay, lại lắm lối

Trời nghe Trời cũng bật buồn cười!

Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:

– “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”

Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Êm như gió thoảng! Tinh như sương!

Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!

Chẳng hay văn sĩ tên họ gì?

Người ở phương nào, ta chưa biết”.

Đây là những câu thơ trời khen tác giả, nhưng sự thật là chính tác giả khen mình, tác giả sử dụng biện pháp so sánh để khen ngợi vẻ đep, sự tinh túy của đất trời và sự vật nhưng thực chất là tự khen mình.

Xem thêm:  Hóa thân thành một loại đồ vật em hãy kể lại những cảm xúc của đồ vật ấy

Tản Đà cho rằng việc sáng tác thơ ca của ông là ông đang gánh vác trách nhiệm của nhân loại, qua đó cho thấy được ý thức trách nhiệm của nhà thơ đối với cuộc đời, điều đó cũng chính là những bộc bạch của ông, ông đã ý thức được giá trị thơ văn của mình trong cuộc đời này để cuộc đời càng trở nên đẹp và có ý nghĩa hơn. Bởi ông biết rằng văn chương thời đó thì rẻ như bèo, cuộc sống của những người thi sĩ lại vô cùng nghèo khó nhưng ông đã dũng cảm dùng văn chương của mình để kiếm sống và làm đẹp cho đời. thể hiện một cái tôi bản lĩnh.

Cái ngông chính là cá tính của con người được biểu hiện qua lời nói, hành động, cử chỉ và thái độ sống. Với giọng điệu và ngôn ngữ rất tự nhiên, rất phong túng với một loạt cảm thán kiểu trầm trồ, thán phục, tự đề cao tài năng của mình, ông xem mình như là người của trời, là con trời được phái xuống trần gian đề truyền bá những cái hay, cái đẹp cho đời, tự ý thức sâu sắc về bản thân, về tài năng, phẩm chất, giá trị tài năng đích thực của mình.

Tản Đà mạnh dạn thể hiện tài năng bản ngã: cái tôi cá nhân, một cái tôi phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời, cái ngông của tác giả chính là vẻ đẹp thực sự của một con người có tài năng và bản lĩnh cứng cỏi. Có thể nói, có tài năng như thế ông xứng đáng nhận được cuộc sống sung túc hơn nhưng ông lại chấp nhận dám sống bằng tài năng, do vậy trong cuộc đời của ông ông sống một cuộc sống vô cùng nghèo khổ.

Kết luận Phân tích bài thơ “hầu trời” của Tản Đà

Qua câu chuyện “hầu trời” tác giả đã thể bản ngã, cái tôi cá nhân, hiếm có, đáng trân trọng, sáng tạo nghệ thuật mới mẻ và đặc sắc. “Hầu trời” chính là minh chứng cho sự ra đời và phát triển văn học, thơ Tản Đà là gạch nối giữa hai thế kỉ văn học hiện đại và trung đại ở các tín hiệu nghệ và cảm xúc của cái tôi.

Theo Nhungbaivanhay.vn

Chủ đề: bản thâncá nhânCon còcon ngườicuộc sốngdũng cảmgiới thiệuhành độngHầu Trờihiện đạikhát vọnglời nóiphân tíchquyển sáchTản Đàvăn họcy tá

Câu 1: Ý nào sau đây chưa chính xác khi nói về Tản Đà?

  • A. Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời khi Hán học đã tàn mà Tây học vừa mới bắt đầu.
  • B. Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi ông nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn văn học
  • C. Thơ văn ông được xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: Trung đại và Hiện đại. 

Câu 2: Bài thơ Hầu trời của Tản Đà được viết bằng:

  • A. chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.
  • B. chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.
  • C. chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.

Câu 3: Trong bài thơ Hầu trời, nhà thơ Tản Đà được mời lên Thiên đình để làm gì?

  • A. Phụ trách chợ văn trên Thiên đình.
  • C. Chịu phạt vì tội đọc thơ giữa đêm khuya làm Trời mất ngủ.
  • D. Dạy cho Trời và chư tiên làm thơ.

Câu 4: Dòng nào sau đây không thể hiện cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời?

  • A. Xem mình bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.
  • B. Không thấy ai tri âm với mình ngoài trời và tiên.
  • C. Tự cho mình văn hay khiến trời phải khen thưởng

Câu 5: Nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ Hầu trời là:

  • A. Thể thơ thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
  • B. Ngôn từ hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
  • C. Cách biểu hiện cảm xúc tự do, phóng túng,  bình dân

Câu 6: Từ phía người đọc, bút danh Tản Đà trước hết và chủ yếu muốn gợi liên tưởng đến điều gì trong tâm hồn, tính cách nhà thơ?

  • A. Tính cách "ngông" và xu hướng thoát li thực tại.
  • C. Tính cách lãng mạn, phóng túng.
  • D. Niềm khao khát tự do, lòng trân trọng cái đẹp của tạo hóa.

Câu 7: Qua câu chuyện "hầu Trời" được Tản Đà hư cấu, kể lại bằng thơ, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?

  • A. Nói chí một cách trịnh trọng.
  • B. Tỏ bày cảm xúc một cách lâm li, thống thiết.
  • D. Tỏ lòng một cách trang nghiêm.

Câu 8: Tác giả Tản Đà tự nói mình là một vị tiên trên thượng giới bị đày xuống trần gian vì tội gì?

  • A. Vô lễ với Trời.
  • B. Trêu ghẹo Hằng Nga.
  • C. Cá tính ngông nghênh.
  • D. Yêu tiên nữ.

Câu 9: Đoạn thơ sau trong bài thể hiện nội dung gì?

 Bẩm trời, cảnh con thực nghèo khóTrần gian thước đất cũng không cóNhờ Trời năm xưa học ít nhiềuVốn liếng còn một bụng văn đó.Giấy người mực người thuê người inMướn cửa hàng người bán phường phố.Văn chương hạ giới rẻ như bèoKiếm được đồng lãi thực rất khó.Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu

  • A. Tác giả kể về tài năng của mình.
  • B. Nói đến những khó khăn của cuộc sống người dân dưới hạ giới.
  • D. Tác giả nói đến nỗi khổ khi không còn ai thích đọc văn chương.

Câu 10: Dòng nào không phải là sáng tạo mới mẻ, độc đáo của bài thơ Hầu trời của Tản Đà?

  • A. Ngôn ngữ thơ ít tính cách điệu, ước lệ, gần với ngôn ngữ đời thường.
  • B. Giọng thơ tự sự rất hóm hỉnh, có duyên.
  • D. Biểu hiện cảm xúc phóng túng, tự do, không hề gò ép. Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.

Câu 11: Thi sĩ Tản Đà đã vẽ một bức tranh chân thực và cảm động về cuộc đời cơ cực, tủi hổ của mình, cũng là của bao nhiêu người nghệ sĩ tài hoa trong xã hội thực dân phong kiến trong bài thơ Hầu trời.

  • Chi tiết nào không có trong bức tranh ấy?
  • A. Sống không có nhà cửa cho đàng hoàng.
  • B. Làm chẳng đủ ăn.
  • C. Bên ngoài o ép đủ điều.

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây về cái "ngông" của Tản Đà về sau đã trở thành một biệt danh quen thuộc của ông?

  • A. Tự cho văn mình hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.
  • B. Nhận mình là người nhà Trời, xuống hạ giới thực hành "thiên lương".
  • C. Không thấy ai đáng coi là bạn tri âm của mình, ngoài Trời và chư tiên.

Câu 13: Câu thơ nào trong bài thơ Hầu trời thể hiện rõ nhất giọng ngông ngạo, tự đắc của nhà thơ Tản Đà khi đọc thơ cho Trời nghe?

  • A. "Chè Trời nhấp giọng càng tốt hơi".
  • C. "Đương cơn đắc ý đọc đã thích".
  • D. "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay".

Câu 14: Bút danh Tản Đà được tạo ra theo cách nào?

  • A. Ghép tên làng với tên thôn ở quê ông.
  • C. Ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông.
  • D. Ghép tên một thắng cảnh với tên một thắng cảnh khác ở quê ông.

Câu 15: Văn Tản Đà tuy rất tiêu biểu cho đặc điểm văn chương buổi giao thời, nhưng vẫn mang đậm đặc điểm văn chương truyền thống. Chất truyền thống lộ rõ ở đặc điểm nào trong những đặc điểm sau?

  • A. lắm lối.
  • B. giàu.
  • D. dài.

Câu 16:Trong bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà, thái độ của trời khi nghe tác giả đọc thơ như thế nào?

  • A. Lè lưỡi.
  • B. Chau mày.
  • D. Lắng tai đứng.

Câu 8: Dòng nào không kể đúng về cái đêm nhà thơ Tản Đà không ngủ được trong bài thơ Hầu trời?

  • A. Ngâm văn chán lại ra sân chơi trăng.
  • B. Nằm vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.
  • D. Uống rồi lại nằm ngâm văn.

Câu 14: Dòng nào nói không đúng về tác giả Tản Đà?

  • A. Ông theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khóa thi Hương hỏng, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ. 
  • B. Ông sinh năm 1889, mất năm 1939, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây [nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây].
  • C. Bút danh của ông được tạo ra bằng cách ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông.

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A. Cảm hứng phê phán, hài hước.
  • B. Cảm hứng lãng mạn
  • C. Cảm hứng trữ tình xen lẫn với hiện thực.
  • D. Cảm hứng hiện thực xen lẫn với phê phán

Bài thơ “Hầu Trời” thể hiện khát vọng gì của nhà thơ

  • A. Khát vọng một cuộc sống đổi đời.
  • B. Khát vọng được ngâm thơ của mình cho Thượng đế nghe.
  • D. Khát vọng được một lần lên trời để ngắm cảnh tiên bồng.

Tại sao Tản Đà nhận được lời đánh giá hết sức trân trọng của Hoài Thanh là: “Người của hai thế kỉ”?

  • A. Vì Tản Đà sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học mới chỉ bắt đầu, cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông đều mang dấu ấn này.
  • B. Vì Tản Đà sống và làm thơ trong vào hai thế kỉ, cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
  • C. Vì cuộc đời của Tản Đà chịu nhiều mất mát do thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành thuộc địa của chúng.
  • D. Vì hầu hết các sáng tác của Tản Đà tập trung vào hai giai đoạn là cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.

Video liên quan

Chủ Đề