Cơ sở hạ tầng trong ngành xây dựng

MÃ NGÀNH 7580210

Ngành Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Xây dựng dành cho các sinh viên có sở thích về thiết kế san nền, giao thông và hệ thống cấp thoát nước cho các dự án quy hoạch khu dân cư và hệ thống cấp thoát nước cho các công trình dân dụng – công nghiệp và nhà cao tầng. Chương trình bao gồm các môn cốt lõi cần thiết để thiết kế san nền, giao thông hệ thống cấp thoát nước cho các khu quy hoạch [khu dân cư, du lịch giải trí, …], hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chữa cháy trong nhà cao tầng kỹ thuật.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực Kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Kỹ sư tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án, quản lý và vận hành khai thác các công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng [như đường và giao thông + điện+cấp thoát nước]. Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, có khả năng vận dụng và sáng tạo tốt, phản biện, viết báo cáo và thuyết trình; Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm chuyên dụng.

Đây là ngành có nhu cầu xã hội cao. Các kỹ sư ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng được trang bị các kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở về cơ học, kỹ thuật xây dựng và kiến thức chuyên môn về kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm thiết kế, xây dựng và quản lý thuộc các lĩnh vực điện, đường và giao thông, cấp thoát nước đô thị.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia công tác tại các Bộ, Sở Giao thông Vận tải; Bộ, Sở  Xây dựng; Các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ, thuộc UBND tỉnh/UBND huyện; Các Phòng Hạ tầng, Phòng Xây dựng - Giao thông, Phòng Tài nguyên môi trường, Thanh tra xây dựng… thuộc UBND các Quận huyện;  Các công ty trong nước hoặc nước ngoài về: tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công ở các lĩnh vực như Điện, Cấp thoát nước, đường và Giao thông, Xây dựng

Sinh viên tốt nghiệp có thể học lên bậc sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước

Môn xét tuyển:

- A00 [Toán, Lý, Hóa] - A01 [Toán, Lý, Anh] - B00 [Toán, Hóa, Sinh]

- D01 [Toán, Văn, Tiếng Anh

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu :

- Chuẩn bị khu đất xây dựng

- Tổ chức giao thông công công

- Quy hoach giao thong do thi

- Thiết kế đường đô thị

- Cấp nước đô thị

- Xử lý nước cấp

- Thoát nước đô thị

- Xử lý nước thoát

- Mạng điện đô thị

Những tố chất phù hợp với ngành:

- Có năng kiếu vẽ và đam mê sáng tạo

- Thích quan sát, tìm tòi, học hỏi và suy luận logic

- Yêu thích nghệ thuật và có óc thẩm mỹ

- Biết tính toán và phân tích đảm bảo an toàn, tiết kiệm trong thiết kế.

Hoàn tất tất cả các môn học trong toàn khóa học, sinh viên sẽ được nhận bằng Kỹ sư do trường ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng cấp theo phôi bằng của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện về mặt vật chất, kỹ thuật,... tồn tại trong xã hội và môi trường dùng để phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất, đời sống của con người. Hãy cùng IMUABANBDS tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cơ sở hạ tầng là gì trong bài viết dưới đây nhé. 

Cơ sở hạ tầng là gì?


Cơ sở hạ tầng là gì? Đó là một bộ phần cấu thành nên nền kinh tế xã hội


Cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp dùng để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế.

Xét trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng là những tài sản hữu hình gồm đường xá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, lực lượng lao động tri thức… Dựa trên cơ sở có sẵn, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội luôn được duy trì và phát triển. Đây cũng chính là những công trình thuộc hạ tầng xã hội hoặc hạ tầng cơ sở theo quy định tại 

Mục 1.2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD

. Xét trên phương diện kinh tế hàng hóa thì cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng. Loại hàng hóa này dùng để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội. Xét trên phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng là kết quả, sản phẩm của quá trình đầu tư được gom góp lại qua nhiều thế hệ. Nó được coi là một bộ phận giá trị, tiết kiệm quốc gia, được đầu tư đáp ứng mọi yêu cầu, mục tiêu phát triển trên mọi mặt của đất nước.

Từ đó, tựu chung lại có thể hiểu như sau: Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội… được trang bị các yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. Cơ sở hạ tầng vừa có các yếu tố vật chất vừa phi vật chất và nó cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư để làm nền tảng cho sự phát triển của toàn xã hội.


Đây là một phạm trù khá rộng, bao gồm tất cả mọi yếu tố


Dựa trên những tiêu chí khác nhau, cơ sở hạ tầng được phân chia thành nhiều loại như sau:  
  • Cơ sở hạ tầng kinh tế là một bộ phận thuộc những ngành phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa. Nó sẽ gồm hệ thống đường xá, giao thông vận tải, thủy lại, cấp thoát nước, sân bay, bến cảng…
  • Cơ sở hạ tầng xã hội là bộ phận thuộc các lĩnh vực đảm bảo những điều kiện chung cho hoạt động văn hóa, xã hội, đời sống của con người với các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, các công trình công cộng.
  • Cơ sở hạ tầng môi trường là bộ phận thuộc các lĩnh vực phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn, cải tạo môi trường sống như các công trình phòng chống thiên tai, công trình bảo vệ đất, rừng, biển, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp…
  • Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng là một bộ phận đảm bảo những điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực này gồm hệ thống cơ sở vật chất sản xuất bảo quản vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài,...


Cơ sở hạ tầng được phân chia theo nhiều lĩnh vực khác nhau


Cơ sở hạ tầng sẽ được phân theo các ngành như: giao thông vận tải, bưu chính, năng lượng, xây dựng, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội…
Cơ sở hạ tầng được chia thành: cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, cơ sở hạ tầng đồng bằng…
Cơ sở hạ tầng được chia thành các cấp do trung ương quản lý, do địa phương quản lý:
 
  • Do trung ương quản lý bao gồm cơ sở hạ tầng có quy mô lớn gồm hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bến cảng,...
  • Do địa phương quản lý gồm: cơ sở hạ tầng giao cho tỉnh/huyện/xã như cầu đường, kênh rạch, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa…

Nhờ vào cách phân loại này nhằm để xác định được rõ trách nhiệm cũng như nâng cao tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc khai thác tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương. Đồng thời, nhờ vào đó để có được biện pháp quản lý, sử dụng tốt cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý.
Cơ sở hạ tầng được phân thành cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất:
 
  • Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất gồm các công trình như hệ thống đường giao thông, điện, kênh rạch, trường học, công trình y tế, cơ sở quốc phòng an ninh…
  • Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất bao gồm hệ thống thiết chế xã hội, cơ chế hoạt động, an ninh trật tự, thủ tục hành chính… Đây đều là các yếu tố liên quan đến điều kiện, môi trường phục vụ cho các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết lý giải về vấn đề cơ sở hạ tầng là gì, phân loại cơ sở hạ tầng theo những đặc điểm, hình thái riêng. 

Từ việc phân loại cơ sở hạ tầng trên các tiêu chí khác nhau thành các loại hình khác nhau sẽ giúp cho việc phân cấp quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng các loại cơ sở hạ tầng phù hợp đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế, xã hội.

Mời bạn tham khảo clip với nội dung "8 dự án cơ sở hạ tầng hứa hẹn nhất thế giới" để hiểu thêm về cơ sở hạ tầng là gì nhé.


Xem thêm


Video liên quan

Chủ Đề