Vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng của người giáo viên trong nhà trường.

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác

Kiến thức của bạn:

     Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Luật giáo dục 2019
  • Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014

Nội dung tư vấn:

1. Quy định pháp luật về nhà giáo

     Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh. Theo đó, Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

  • Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
  • Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
  • Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

    Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo

a. Nhiệm vụ của nhà giáo

     Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

  • Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
  • Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
  • Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
  • Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo

b. Quyền của nhà giáo

     Nhà giáo có những quyền sau đây:

  • Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
  • Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
  • Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
  • Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

3. Quy định pháp luật về thỉnh giảng

      Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.

      Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 69 của Luật này. Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.

      Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng.

4. Các hành vi nhà giáo không được làm

     Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
  • Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;
  • Xuyên tạc nội dung giáo dục;
  • Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

5. Ngày Nhà giáo Việt Nam

     Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.

6. Câu hỏi thường gặp về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo

Hiện nay trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào thưa luật sư?

      Căn cứ điều 10 nghị định 24/2021/NĐ-CP ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn đã phân tích trên đây, nhà giáo trong cơ sở giáo dục còn có những trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

  • Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
  • Tham gia tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
  • Tham gia giám sát việc tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

    Để được tư vấn chi tiết thêm về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp luật có liên quan, quý khách vui lòng liên hệ tới công ty luật Toàn Quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo hoặc các vấn đề liên quan theo quy định pháp luật mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
  • Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, không thể thiếu đến vai trò của nhà giáo. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vị trí, vai trồ của nhà giáo theo quy định của pháp luật.

Nhà giáo hay còn gọi là giáo viên [giảng viên] được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học cho học sịnh các cấp khác nhau phù hợp với độ tuổi và nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy định của nhà trường và pháp luât.

Căn cứ theo Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định vị trí, vai trò của nhà giáo như sau:

Điều 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo

1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.

Về vị trí của nhà giáo

Theo đó, nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy kiến thức, kỹ năng và giáo dục về đạo đức, nhân cách cho người học trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục là Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định rõ đối tượng gọi là giáo viên và giảng viên. nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên. Giáo viên là người có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ theo quy định. Còn đối với nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên được gọi là giảng viên. Giảng viên  đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Có trình độ Đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Về vai trò của nhà giáo

Theo quy định nêu trên, Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh

Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Xuất phát là người truyền tải tri thức đến người học nên nhà giáo có vai trò then chốt đến chất lượng giáo dục. Nghề nhà giáo được ví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn. Đây chính là yếu tố quyết định nên vị thế, tầm quan trọng của nhà giáo trong xã hội.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề