Chuẩn mực kế toán số 01 hàng tồn kho năm 2024

Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam mới nhất đã được điều chỉnh và bổ sung theo các Quyết định và thông tư của Bộ tài chính

Chuẩn mực kế toán số 01 hàng tồn kho năm 2024

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 01 - CHUẨN MỰC CHUNG

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 01 - CHUẨN MỰC CHUNG (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài ...

Chuẩn mực kế toán số 01 hàng tồn kho năm 2024

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 HÀNG TỒN KHO

CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 17 - THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng ...

Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là một tổ chức độc lập có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới sử dụng để lập Báo cáo tài chính. Uỷ ban này được điều hành bởi một hội đồng gồm đại diện của 13 nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác. Tất cả các thành viên của uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đều là các chuyên gia kế toán hàng đầu thuộc liên đoàn kế toán quốc tế (IAFC). Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã xây dựng được hệ thống các chuẩn mực kế toán cơ bản có thể vận dụng ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở tiêu chuẩn hoá và hài hoà đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá hiện nay đặc biệt là hài hoà và thống nhất trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính. Vì vậy có nhiều quốc gia quan tâm đến việc nghiên cứu, xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán quốc gia trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế xem xét chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho IAS 2 là căn cứ để có thể so sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 2) và những quy định kế toán hàng tồn kho hiện nay từ đó có những phương hướng hoàn thiện.

Mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế số 2 (IAS 2) - Hàng tồn kho là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; ghi giảm giá hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Hàng tồn kho đề cập trong chuẩn mực này gồm:

- Hàng hoá mua về để bán, gồm hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán.

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán

- Sản phẩm dở dang, gồm sản phẩm chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho.

- NVL, công cụ, dụng cụ tồn kho và đã mua đang đi trên đường.

- Chi phí dịch vụ dở dang

Theo chuẩn mực, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trong đó giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệu quả.

Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.

Về phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, theo chuẩn mực gồm 4 phương pháp: phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp nhập sau - xuất trước.

Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho.

So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02 và chuẩn mực kế toán Việt Nam (Bảng số 1)

Bảng 1: Bảng so sánh phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Theo IAS 2

Theo kế toán Việt Nam VAS 02

1. Phương pháp đánh giá hàng nhập:

- Giá gốc hàng tồn kho gồm:

Tổng chi phí mua gồm:

+ Giá mua ghi trên hoá đơn

+ Các chi phí mua

+ Giảm giá thương mại

Chi phí chế biến gồm:

+ Chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất chung: Định phí và biến phí

- Phân bỏ chi phí sản xuất chung

+ Phân bổ biến phí dựa trên tình hình sử dụng thực tế máy móc thiết bị.

+ Phân bổ định phí dựa trên năng suất trung bình của thiết bị sản xuất

1. Phương pháp đánh giá hàng nhập:

- Đối với nguyên vật liệu, hàng hoá mua ngoài:

Giá nhập = giá mua + chi phí mua + chi phí (thuế nhập khẩu, hao hụt trong định mức…)

- Đối với thành phẩm, sản phẩm dở dang thì chi phí bao gồm:

+ Chi phí nguyên liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung: được phân bổ trên khối lượng sản xuất thực tế chứ không dựa trên cơ sở năng suất hoạt động bình thường

2. Phương pháp đánh giá hàng xuất

- Phương pháp chuẩn:

+ Nhập trước, xuất trước.

+ Bình quân gia quyền

+ Tính theo giá đích danh.

- Phương pháp thay thế được chấp nhận:

+ Nhập sau, xuất trước (đã loại bỏ)

2. Phương pháp đánh giá hàng xuất

+ Nhập bình trước xuất trước

+ Bình quân gia quyền

+ Giá thực tế đích danh

+ Nhập sau xuất trước

+ Giá bình quân kỳ trước

3. Đối tượng lập dự phòng

Chủ yếu là các loại hàng tồn kho dùng để bán. Các loại tồn kho dùng để sản xuất chỉ lập dự phòng khi bán các thành phẩm sản xuất ra từ các loại vật tư đó giảm sút trên thị trường.

3. Đối tượng lập dự phòng

Toàn bộ các loại vật tư, sản phẩm hàng hoá tồn kho.

4. Phương pháp lập dự phòng

- Đối với hàng hoá thành phẩm:

Là chênh lệch giữa giá trị có thể thực hiện được với giá sổ sách

- Đối với các loại hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: Là chênh lệch giữa giá phí thay thế với giá sổ sách