Chốt sổ là gì

Dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội ( BHXH ) là dịch vụ an toàn và nhanh chóng nhất cho nhiều doanh nghiệp gặp vấn đề khi người lao động xin nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng và không biết cách nào để làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội. Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vấn đề trên để bảo vệ quyền, lợi ích của cả hai bên

1. Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Có thế hiểu chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng như làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm cho người lao động trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội. Khi người lao động không còn làm việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động thì chúng ta cần thực hiện việc này.

2. Vì sao cần chốt sổ Bảo hiểm xã hội ?

Chốt sổ là gì
Vì sao cần chốt sổ bảo hiểm xã hội?
  • Căn cứ theo Điều 47 Bộ luật lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

  1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc   biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
  2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”.
  • Sổ BHXH được xem như là sổ tiết kiệm của người lao động ( NLĐ ), thể hiện một quá trình tích lũy khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp ( DN ). Vì vậy DN nên làm thủ tục chốt sổ BHXH hoặc tìm một dịch vụ chốt sổ Bảo Hiểm Xã Hội uy tín để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ

3. Dịch vụ chốt sổ Bảo hiểm Xã hội giải quyết vấn đề gì?

Chốt sổ là gì

Nếu Doanh nghiệp gặp khó khăn về các thủ tục chốt sổ BHXH thì dịch vụ chốt sổ là giáp pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp

Ngoài ra DN cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Danh sách lao động đang tham gia BHXH, BHYT ( Mẫu D02 – TS ) tại DN;
  • Bảng kê thông tin ( Mẫu D01 – TS ) nếu có;
  • Đơn đề nghị chốt sổ BHXH theo mẫu
  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT ( Mẫu TK1 – TS, 01 bản / người );
  • Sổ BHXH hoặc BHYT và các trang tờ rơi hoặc tờ bìa sổ BHXH
  • Các tài liệu khác tùy vào yêu cầu cụ thể

Trong quá trình tư vấn về lĩnh vực BHXH thì chúng tôi nhân được rất nhiều câu hỏi của khách hàng liên quan đến việc chốt sổ BHXH, khi khách hàng liên hệ sẽ được tư vấn những vấn đề sau đây:

  • Hướng dẫn thủ tục báo giảm trước khi chốt sổ BHXH khi người LĐ nghỉ việc
  • Tư vấn thời hạn chốt sổ BHXH
  • Tư vấn hồ sơ chốt sổ BHXH
  • Hướng dẫn khách hàng chốt sổ BHXH
  • Tư vấn về các vấn đề khách liên quan đến sổ BHXH

4. Công ty làm dịch vụ chốt sổ Bảo hiểm Xã hội uy tín

Chốt sổ là gì
Công ty làm dịch vụ chốt sổ BHXH uy tín

Trong quá trình làm các thủ tục liên quan đến chốt sổ BHXH thì DN sẽ gặp không ít khó khăn và thắc mắc. Vì vậy chúng tôi giới thiệu đến Doanh nghiệp công ty cung cấp dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội uy tín như Công ty TNHH AZTAX.

Bằng sứ mệnh mang đến một giải pháp tài chính tổng thể, AZTAX tự tin trở thành điểm tựa vững chắc cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, lấy kinh nghiệm làm nền tảng phát triển cốt lõi. AZTAX tin rằng sẽ đảm bảo chính xác an toàn số liệu trong từng giai đoạn phát triển của các Doanh nghiệp. Ngoài ra AZTAX còn cung cấp các dịch vụ khác như: Dịch vụ tăng giảm lao động,

Như vậy qua bài viết trên chúng tôi hy vọng giúp các Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chốt sổ BHXH cũng như các dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội uy tín để có thể giúp các DN thuận lợi hơn trong công việc kinh doanh của mình cũng như đảm bảo quyền lợi cho chính mình và người lao động.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Chốt sổ là gì

Trong quá trình làm việc, người lao động vì một lý do nào đó buộc phải nghỉ việc tại công ty và dừng quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Khi đó, một công việc rất quan trọng đó là chốt sổ BHXH. Vậy hồ sơ, thủ tục khi tiến hành chốt sổ BHXH như thế nào? Để trả lời thắc mắc này, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho quý khách hàng những thông tin cần thiết để thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội được nhanh chóng và đúng luật nhất.

Khi nào tiến hành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp nghỉ việc tại Doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ công ty khác quân và người sử dụng lao động muốn chuyển cơ quan bảo hiểm xã quận mới

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là việc phối hợp giữa người, tổ chức sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc hoặc xin thôi việc theo quy định của Pháp Luật.

Định nghĩa này căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội, từ đây có thể xác định được trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội thì hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Như vậy, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện khi có sự thay đổi về nhân sự hoặc doanh nghiệp có sự thay đổi về cơ quan đóng bảo hiểm. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm xã hội phải tiến hành cùng doanh nghiệp xác nhận quá trình đóng cho người lao động khi có yêu cầu.

Thời gian tiến hành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Điều 48 Bộ Luật Lao động quy định thời gian thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội như sau:

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Đồng thời, căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động thì:

“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, khi rơi vào một trong hai trường hợp cần tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội như đã phân tích ở trên, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội để chốt sổ và trả sổ cho người lao động. Trong thời gian 14 ngày thì người sử dụng lao động sẽ phải trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động và trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài hơn nhưng tối đa không quá 30 ngày. 

Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cần những gì?

Bước 1: Thủ tục báo giảm lao động

Theo đó, bên công ty bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS);

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có);

– Đơn đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu; 

Bước 2: Chốt sổ cho người lao động

Để chốt sổ cho người lao động, đơn vị cần chuẩn bị:

– Sổ BHXH hoặc sổ BHXH và các trang tờ rời hoặc tờ bìa sổ BHXH và các trang tờ rời (bản chính);

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người);

– Các tài liệu khác trong trường hợp cụ thể yêu cầu.

Người sử dụng lao động làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định sẽ thực hiện nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện. Bên cạnh đó, hiện nay để tiết kiệm thời gian và công sức khi thực hiện các thủ tục bảo hiểm xã hội nói chung, chốt sổ bảo hiểm xã hội nói riêng thì doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Chốt sổ là gì

Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP liên quan đến nội dung bài viết trên như sau:

Công ty không chốt sổ có được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp không?

Tôi là Nguyễn Thị Tuyết ở Hà Nội xin luật sư tư vấn cho tôi vấn đề sau:

Tôi đã đóng bảo hiểm đến hết tháng 12/2019 trong khi đó cơ quan tôi mới nộp bảo hiểm đến 12/2018. Tôi đủ tiêu chuẩn để hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng tôi không chốt sổ có được hưởng thất nghiệp không? Bởi vì do nguyên nhân là doanh nghiệp của tôi còn nợ tiền bảo hiểm. Bây giờ tôi muốn nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì cần làm gì?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn luathoangphi.vn xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Căn cứ theo quy định tại Khoản a Điều 2 Công văn 2266/BHXH-BT quy định như sau:

“a) Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.

b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định pháp luật tại Khoản II Công văn số 212/BHXH-QLT có quy định như sau:

10.2. Đơn vị thật sự gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh khi người lao động nghỉ việc, đơn vị phải đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng của người lao động đến thời điểm thôi việc, đồng thời đóng bổ sung ít nhất bằng số nợ BHYT (4,5%) và nợ quỹ BHXH ngắn hạn (4%) để đảm bảo quyền lợi cho những người lao động khác còn làm việc, trên cơ sở đó cơ quan BHXH chốt sổ cho người lao động đến thời điểm thôi việc.”

Ngoài ra, theo quy định pháp luật tại Điều 48 Bộ luật lao động quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn nhất định.

Dựa vào thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

+ Trường hợp 1: nếu công ty của bạn đang trong quá trình làm thủ tục phá sản, giải thể và còn nợ tiền bảo hiểm xã hội thì bên cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xác nhận việc bạn đã tham gia bảo hiểm đến thời điểm tháng 12/2018 và trả sổ cho bạn. Đối với thời gian đang còn nợ bảo hiểm từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019 sẽ được bổ sung sau khi thu hồi được số nợ đối với công ty của bạn.

+ Trường hợp 2: công ty của bạn nợ tiền bảo hiểm nhưng không phá sản hoặc giải thể mà thực sự có gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì khi bạn nghỉ việc tại công ty, công ty bắt buộc phải ưu tiên thanh toán đầy đủ trước các khoản nợ bảo hiểm xã hội cho bạn để tiến hành chốt sổ BHXH cho bạn trước. Nếu công ty vẫn không chốt sổ BHXH và trả sổ BHXH cho bạn thì bạn có thể liên hệ với công đoàn của công ty hoặc thanh tra lao động để được can thiệp, giúp đỡ bảo vệ quyền lợi.

Thứ hai: Quy định pháp luật liên quan đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật việc làm quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

Vì vậy, bạn cần phải nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong vòng 03 tháng kể từ khi bạn nghỉ việc, nếu quá thời hạn 03 tháng thì trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không nhận hồ sơ của bạn trong mọi trường hợp, bất kể mọi lý do. Cho nên, khi công ty cũ trả sổ bảo hiểm muộn cho bạn dẫn đến việc bạn không thể nộp hồ sơ hưởng thất nghiệp đúng hạn thì bạn sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhưng thời gian đóng bảo hiểm của bạn tại công ty cũ vẫn sẽ được bảo lưu để hưởng vào lần thất nghiệp sau.