Chôn trộm hài cốt bị xử lý như thế nào

Như thế nào là xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt? Các yếu tố cấu thành?Khung hình phạt?

Câu hỏi: Như thế nào là tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt; Các yếu tố cấu thành tội phạm xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt? Hình phạt của tội này?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ http://luatsurienghcm.com, Với câu hỏi của bạn như vậy, Văn Phòng Luật Sư Nhật Bình (NBL) xin trả lời như sau:

Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết.

Khi xác định hành vi nào là hành vi xâm phạm mồ mả, cần xác định:

Thứ nhất, người có hành vi cho dù là với bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến sự nguyên dạng của xác, hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả;

Thứ hai, người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những người chết (trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);

Thứ ba, người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích của người chết đó;

Thứ tư, người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

- Chủ thể: người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
- Khách thể: Quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu tài sản của người khác.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
- Mặt khách quan: Hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt trong đó có hành vi đào, phá mổ mả, chiếm đoạt đồ vật để trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
+ Hành vi đào, phá mồ mả là hành vi đào, phá nơi chôn cất người chết (hình thức địa táng).
+ Chiếm đoạt đồ vật để trong mộ là lấy ch mình những đồ vật đã được chôn cùng người chết, chiếm đoạt đồ vật để ở trên mộ là lấy cho mình các đồ vật để trên mộ theo phong tục tập quán và dành cho ngưới chết.
+ Thi thể được hiểu là thân xác người chết, hài cốt được hiểu là phần xương còn lại của người chết.Hình phạt cho tội này được quy định tại Điều 319 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH

Nhat Binh Law - NBL
Add   : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel     : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email :
Website: luatsurienghcm.com

Các bài đăng khác

  • Người thuê nhà tự ý cho thuê lại nhà ở đang thuê
  • Bùng nợ app vay tiền có vi phạm pháp luật hay không?
  • Mạo danh ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  • Hiếp dâm, giết người rồi tự sát: Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường?
  • Sổ hộ khẩu bị thu hồi, chứng minh thông tin cư trú thế nào?