Chọn phát biểu sai về phương pháp buộc dây garô?

Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu. Theo BS. Ninh Hồng, cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng tránh tình trạng choáng ngất thậm chí có thể tử vong do mất máu. Cần trang bị những kiến thức sau để biết cầm máu đúng cách.

Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương. Người cấp cứu phải căn cứ  từng vết thương và tính chất chảy máu ở vết thương mà chọn biện pháp cầm máu thích hợp, không làm một cách tùy tiện, hoặc sai kỹ thuật, nhất là khi đặt garô, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Nhìn vết thương phân biệt tính chất chảy máu

Bạn có thể nhìn vào vết thương đang chảy máu để phân biệt 3 trường hợp: chảy máu mao mạch, chảy máu tĩnh mạch và chảy máu động mạch.

- Chảy máu mao mạch là máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, nên nhìn vết thương thấy máu chảy tràn ra chậm trên bề mặt vết thương và máu tự cầm sau một thời gian ngắn khoảng vài phút.

-Chảy máu tĩnh mạch thì máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nhưng phải chú ý đến trường hợp tổn thương các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì chảy máu ồ ạt nguy hiểm.

- Chảy máu động mạch, nhìn thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập

Các biện pháp cầm máu

Để cầm máu chúng ta có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp sau đây:

Ấn động mạch: dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch đoạn trên vết thương tính từ tim đến vết thương. Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn.

Chọn phát biểu sai về phương pháp buộc dây garô?

Băng ép cầm máu vết thương ở cẳng chân

Gấp chi tối đa, khi chi bị gấp, động mạch cũng bị gấp và các khối cơ bao quanh đè ép vào động mạch làm cho máu ngừng chảy, nhưng biện pháp gấp chi tối đa chỉ được áp dụng để cầm máu đối với những vết thương không có gãy xương kèm theo.

Băng ép: dùng băng với các vòng băng siết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương, tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông để cầm máu. Biện pháp này thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn.

Băng chèn: là băng ép nhưng có vật chèn lên các vị trí ấn động mạch, vật chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng gần vết thương càng tốt, sau đó băng cố định vật chèn bằng nhiều vòng băng siết tương đối chặt theo kiểu vòng tròn hoặc vòng số 8. Yêu cầu của băng chèn là: đặt vật chèn đúng trên đường đi của động mạch và các vòng băng cố định vật chèn phải siết tương đối chặt.

Băng đút nút là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Biện pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu.

Dùng kẹp để kẹp mạch máu, áp dụng đối với vết thương rộng, nông, kẹp mạch máu rồi để kẹp tại chỗ sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Khâu mép vết thương, sau khi đã nhét gạc chặt vào vết thương, khâu ghì chặt  mép vết thương lại.

Đặt garô là biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi. Các trường hợp cần đặt garô: vết thương cụt chi, hoặc chi bị đứt gần lìa; chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được; vết thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu nói trên mà không có kết quả; garô khi bị rắn độc cắn.

Cách đặt garô: ấn động mạch ở phía trên vết thương để cầm máu. Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương, dùng vải hay gạc lót ở chỗ định đặt garô.

Đặt garô và xoắn dần, bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương, nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được.

Cố định que xoắn, nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định. Băng ép vết thương. Garô phải để lộ ra ngoài, không để ống quần, tay áo hay băng che lấp garô.

Chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

Chú ý: Cứ 30 phút phải nới garô một lần, làm theo thứ tự:  người phụ ấn động mạch ở phía trên garô, người chính nới dây garô từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân, sự chảy máu ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới garô.

Nới garô từ 4 - 5 phút. Nếu thấy máu chảy mạnh ở vết thương thì phải ấn lại động mạch ở gốc chi. Nếu thấy sắc mặt bệnh nhân thay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại ngay.

Khi đặt lại dây garô, không đặt ở vết cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít để khỏi gây lằn da và thiếu máu kéo dài ở chỗ đặt garô.

Khi nới garô mà không thấy chảy máu ở vết thương thì không cần thắt lại garô nữa,  nhưng vẫn để dây garô tại chỗ và sẵn sàng thắt lại nếu vết thương lại chảy máu. Những trường hợp không nới garô gồm: chi đã bị hoại tử, đoạn chi dưới garô có dấu hiệu hoại tử, trường hợp bị rắn độc cắn.

 BS Ninh Hồng 


Ga-rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Việc thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.

Khi xoắn chặt một dây ga-rô vào chi, các mạch máu lớn, nhỏ và các cơ đều bị đè ép. Một ga-rô thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông của máu từ trên xuống dưới và ngược lại. Khi quyết định làm ga-rô, người làm cấp cứu cần ý thức được rằng việc này có thể dẫn tới cắt cụt phần chi ở dưới garô, vì đoạn chi này sẽ chết hoàn toàn nếu bị thiếu máu nuôi quá 60-90 phút. Bởi thế, khi làm ga-rô, bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc sau:

Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương và để lộ ra ngoài. Tuyệt đối không để ống quần, tay áo hay vật gì khác che lấp ga-rô, làm cho người vận chuyển và tuyến sau khó thấy, có thể bỏ qua không xử lý ưu tiên.

Người bị đặt ga-rô phải được nhanh chóng chuyển về tuyến sau. Trên đường vận chuyển, cứ 1 giờ phải nới ga-rô một lần và không để ga-rô lâu quá 3-4 giờ. Việc nới ga-rô phải rất từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt của bệnh nhân, tình hình chảy máu ở vết thương, mạch và sắc đoạn chi phía dưới. Khi nới ga-rô được khoảng 4-5 phút hoặc thấy bệnh nhân biến sắc, máu chảy nhiều thì phải thít chặt garô lại ngay. Khi đặt lại ga-rô, không được buộc chỗ cũ mà lên hoặc xuống một ít.

Phải chấp hành triệt để những quy định về ga-rô: Ghi rõ ngày giờ ga-rô, giờ nới ga-rô lần một, giờ nới ga-rô lần hai, họ tên bệnh nhân. Cần có ký hiệu bằng dải vải đỏ cài vào túi áo trên bên trái (đó là ký hiệu cho những bệnh nhân cần chuyển nhanh và xử trí khẩn cấp).

BS Thùy Ninh, Sức Khỏe & Đời Sống

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Huỳnh Kim Long có nhiều kinh nghiệm trong điều trị Hồi sức – Cấp cứu và Đột quỵ não cấp ở người lớn.

Cầm máu nhanh là một trong những kỹ năng cấp cứu rất quan trọng để cứu sống và hạn chế những biến chứng của vết thương. Mục đích của việc cầm máu tạm thời là nhanh chóng làm ngưng chảy máu trong thời gian đưa đến cơ sở y tế. Nếu kéo dài tình trạng máu chảy nhiều sẽ làm suy tuần hoàn của cơ thể, gây ra tổn thương các mô và các cơ quan trong cơ thể và cuối cùng làm nạn nhân tử vong.

Trong sinh hoạt hằng ngày đôi lúc chúng ta không thể tránh khỏi những nguyên nhân gây chảy máu như dao, kéo... hoặc vật tỳ đè. Trước khi tiến hành cầm máu tạm thời, cần phải xác định mạch máu bị tổn thương thuộc động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch.

Nếu là vết thương động mạch có thể thấy máu chảy nhiều, phụt thành tia, mạnh lên theo nhịp mạch nảy và máu màu đỏ tươi (trừ vết thương động mạch phổi).

Vết thương tĩnh mạch có các đặc điểm: tốc độ chảy chậm hơn so với vết thương động mạch. Nếu các tĩnh mạch lớn bị tổn thương thì máu chảy nhiều và trào ra đều ở bề mặt vết thương. Máu có màu đỏ sẫm.

Vết thương gây chảy máu mao mạch thường gặp ở các vết thương nhỏ, nông, máu chảy ra thường ít và có thể tự cầm.

Hành động nhanh chóng cầm máu rất quan trọng vì mỗi giây chậm trễ là thêm một lượng máu bị mất đi, nạn nhân sẽ bị mất nhiều máu, có thể dẫn đến choáng và tử vong.

Chọn phát biểu sai về phương pháp buộc dây garô?

Bệnh nhân bị choáng và ngất do mất nhiều máu

Khi sơ cứu cầm máu tạm thời, cần áp dụng các biện pháp theo đúng tính chất của vết thương, không tiến hành một cách thiếu thận trọng, nhất là khi quyết định đặt garô. Garô là biện pháp cầm máu tạm thời được áp dụng phổ biến trong các vết thương ở chi có chảy máu ồ ạt.

Một số nguyên tắc cầm máu nhanh bằng garo như sau;

  • Tuyệt đối không đặt trực tiếp dây garô lên vết thương nạn nhân mà cách mép vết thương 2cm về phía trên (đối với các vết thương nhỏ), 5cm đối với các vết thương lớn.
  • Lưu ý lực cột garo không lỏng quá hoặc chặt quá (chỉ garô đủ để cầm máu).
  • Cứ 60 phút phải nới garô một lần từ 1-2 phút.
  • Luôn theo dõi khi đặt garô, tránh để cho phần chi lành phía dưới vết thương trong tình trạng thiếu nuôi dưỡng kéo dài.

Chọn phát biểu sai về phương pháp buộc dây garô?

Luôn theo dõi và điều chỉnh garô thường xuyên

Kỹ thuật cầm máu tạm thời bằng cách ép trực tiếp lên vết thương bằng băng (nếu có) hay vải sạch (ví dụ khăn tay, khăn tắm) hoặc băng ép xung quanh vết thương đối với các vết thương do dị vật sâu, khi ép trực tiếp không thể cầm máu được.

Một lớp gạc và bông thấm nước được đặt để phủ kín vết thương, sau đó đặt một lớp bông mỡ (có tác dụng đàn hồi và không thấm nước) lên trên càng dày thì tạo được sự nén ép càng cao.

Vẫn là kỹ thuật băng ép nhưng có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Nút được nhét càng chặt thì sức ép càng tăng và tác dụng cầm máu càng tốt. Phương pháp cầm máu nhanh bằng băng nút thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu hoặc những vùng đặc biệt của cơ thể (như vùng cổ, vùng chậu).

Dùng kẹp cầm máu nhét gạc vô khuẩn (tốt nhất là khâu sẵn thành cuộn bấc dài 2 cm x 50 cm) nhồi sâu vào tận đáy vết thương, ấn chặt để có tác dụng đè ép, cầm máu rồi băng ép như trên.

Nhược điểm của kỹ thuật băng nút là khi nhét bấc gạc, có thể vô tình đưa cả dị vật và các mô dập nát vào sâu, gây ô nhiễm vết thương.

Chọn phát biểu sai về phương pháp buộc dây garô?

Băng nút được dùng để cầm máu nhanh ở các vết thương động mạch sâu

Theo lý thuyết, khi chi thể gấp tối đa, các động mạch bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh, có thể làm máu ngưng chảy. Tuy nhiên, phương pháp này không kéo dài được mà chỉ là biện pháp rất tạm thời, phải làm ngay khi bị thương rồi sau đó bổ sung bằng các biện pháp khác. Lưu ý chi thể bị gấp tối đa thì dễ mỏi và nếu có tổn thương gãy xương đi kèm thì không thực hiện được. Cách làm tùy theo vị trí tổn thương.

Kỹ thuật cầm máu ấn động mạch dùng ngón tay đè chặt vào động mạch trên đường đi của động mạch từ tim đến vết thương nhằm tác dụng lực ép giữa ngón tay và nền xương lên động mạch. Biện pháp cầm máu tạm thời này rất hiệu quả mà ít gây đau đớn, không gây rối loạn tuần hoàn ở các chi bị thương, nhưng đòi hỏi kỹ thuật viên phải nắm chắc kiến thức giải phẫu về đường đi của các động mạch.

Phương pháp này có nhược điểm là không giữ lâu được vì người ấn nhanh chóng bị mỏi tay. Vì vậy, đây chỉ là động tác cầm máu sơ cứu đầu tiên của y tá đối với một vết thương có chảy máu động mạch vừa hoặc lớn. Tiếp theo, các biện pháp lâu bền hơn được áp dụng để đảm bảo cầm máu và chuyển nạn nhân về tuyến sau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Video đề xuất: Vài phút để xử trí vết thương

XEM THÊM: