Cho la p xươ ng lông da i bao nhiêu năm 2024

Chúng có tên gọi khác là Dachshund hoặc Tacken. Tuy nhiên với tên chó lạp xưởng thì mọi người sẽ hình dung dễ hơn vì liên tưởng tới ngoại hình như “xúc xích” của chúng.

Nguồn gốc của chúng thì không ai rõ nhưng chúng lại được phát hiện sớm nhất ở Đức trong thế kỉ XV. Sau đó chúng xuất hiện ở nhiều quốc gia khác. Tuy giống chó này có thân hình “mi nhon” nhưng chúng là có biệt danh là tiêu diệt cáo rừng.

Đến cuối thế kỷ XIX, chó lạp xưởng có xu hướng du nhập đến Mỹ tuy nhiên sau chiến tranh thứ nhất, số lượng nuôi giảm đi rõ rệt. Dù vậy, đến năm 1950 thì chúng đã khôi phục và trở nên phổ biến.

[A-Z] Cách nuôi chó husky tại Việt Nam – Đơn giản như đan rổ

1.2. Phân loại giống chó lạp xưởng

Có 2 cách phân chia như sau:

Phân loại theo chỉ số:

  • Chó Lạp Xưởng Standard: Cân nặng không quá 9kg, vòng ngực từ 35cm.
  • Chó Lạp Xưởng Mini: Khi 15 tháng tuổi, vòng ngực 30 – 35cm.
  • Chó Lạp Xưởng Rabbit: Vòng ngực khoảng dưới 30cm (ở 15 tháng tuổi).

Phân loại theo kiểu lông:

  • Lông dài: Giống này khá phổ biến ở Nhật Bản, Đài Loan. Ngoại hình của chúng rất mềm mượt. Tuy nhiên cách nuôi lại vất vả hơn vì cần tắm và tỉa tót thường xuyên.
  • Lông ngắn: Đây là loại phổ biến nhất vì cách chăm sóc không quá cầu kỳ và tốn nhiều thời gian.
  • Lông cứng: Là loại hiếm nhất trong 3 loại. Và cách nuôi cũng phức tạp hơn nhiều.

1.3. Đặc điểm ngoại hình và tính cách chó lạp xưởng

Ngoại hình chính là đặc trưng và cũng là tên gọi cho giống chó này.

  • Thân hình thon dài cùng đôi chân ngắn. Khi nhìn tổng thể, giống như một cái xúc xích đang di chuyển.
  • Khi trưởng thành chúng sẽ có chiều cao từ 20cm đến 27cm và cân nặng khoảng 5kg.
  • Chó lạp xưởng tuy không cao lớn như các giống chó săn khác nhưng tốc độ di chuyển khá bất ngờ.

Bên cạnh cách nuôi chó lạp xưởng, thì bạn cần biết không chỉ có ngoại hình đáng yêu, tính cách của chúng cũng khiến nhiều người yêu thích như:

  • Năng động và hoạt bát: Với bản tính đi săn, nên nguồn năng lượng từ giống chó này rất lớn. Nên chúng thường chạy nhảy, vui đùa và cực kỳ phấn khích khi được dắt đi dạo.
  • Thích sự ồn ào: Chúng sủa rất lớn và bạn sẽ bất ngờ với khả năng canh giữ nhà của chúng đó.
  • Luôn mang niềm vui cho chủ nhân: Sự hoạt bát vui vẻ của chúng luôn khiến bạn như đang có người bạn bên cạnh.

1.4. Mức độ nguy hiểm của chó lạp xưởng

Theo thống kê, nếu không biết cách nuôi không đúng thì sẽ biến chúng thành giống chó hung hăng, không hề giống với ngoại hình đáng yêu của chúng. Thậm chí là nguy hiểm ngang với Rottweiler và Bull Terrier.

[Chia sẻ] Cách nuôi chó Béc giê – Tất tần tật kinh nghiệm người mới

Cho la p xươ ng lông da i bao nhiêu năm 2024
Giống chó săn nên khá hung dữ

2.1. Chế độ dinh dưỡng cho chó Lạp Xưởng

Do cấu trúc xương lạ nên hệ tiêu hoá của giống chó này cũng yếu hơn các dòng chó khác. Việc quan trọng nhất là vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và dinh dưỡng cho chúng. Và chế độ theo từng độ tuổi như sau:

  • Chó lạp xưởng con từ 1 – 2 tháng tuổi: Lúc này, chỉ nên cho chúng ăn đồ ăn mềm như cháo, bột xay, sữa… Chia thành 4-5 bữa nhỏ, không nên ăn quá no, tránh đồ ăn thô và cứng.
  • Chó lạp xưởng từ 3 – 6 tháng tuổi: Hãy bổ sung thêm thịt, rau,… vào khẩu phần ăn của chúng để đa dạng chất dinh dưỡng. Thức ăn cần được nấu mềm, tránh cho ăn các loại nội tạng vì khiến hệ tiêu hoá bị rối loạn.
  • Chó Lạp Xưởng từ 6 tháng tuổi trở lên: Giảm bữa ăn còn 2-3 bữa/ngày. Tăng cường cho ăn các thực phẩm giàu protein, canxi và đạm. Có thể cho chúng tập ăn trái cây.
    [Tiết Lộ] 5+ Cách nuôi chó Rottweiler

    An toàn

    Hiệu quả

2.2. Cách chăm sóc, vệ sinh chó lạp xưởng

Chó lạp xưởng là giống chó năng động nên không thích hợp để chúng trong nhà quá lâu, sẽ khiến chúng bị chán và ít hoạt động. Nên dắt chúng đi dạo mỗi ngày giúp chúng phát triển cơ bắp và giữ dáng.

Vì bản chất là giống chó chân ngắn vì vậy không nên để chúng chạy nhảy trên cầu thang và các đồ vật nội thất khác, sẽ gây tổn thương.

Về việc tắm rửa vệ sinh, thì nên mỗi ngày tắm một lần, còn đối với những giống chó lông dài thì nên cắt tỉa lông nhiều lần trong một năm. Không thể bỏ qua việc chải lông mỗi ngày, cũng là để nhằm giữ bộ lông luôn đẹp.

Chăm sóc chó lạp xưởng từ A-Z

2.3. Hướng dẫn huấn luyện chó Lạp xưởng

Như đã nói trong cách nuôi chó lạp xưởng, thì đây là giống chó đi săn, nếu không huấn luyện nghiêm khắc từ bé, chúng sẽ rất dễ hung dữ và khó thuần. Và dưới đây là những điều cơ bản khi huấn luyện:

  • Môi trường huấn luyện: Không phù hợp trong không gian nhỏ hẹp, việc nhốt chúng quá lâu trong không gian kín cũng khiến chúng trở nên xấu tính như sủa nhiều, bướng bỉnh, cắn phá đồ đạc…
  • Thời điểm huấn luyện: Nên khi chó con được hơn 1 tháng. Dạy bảo lúc này sẽ hình thành thói quen sau này cho chúng.
  • Nên kiên nhẫn: Nên dạy bảo từ từ, không quát nạt hay đánh mắng sẽ khiến chúng sợ và phản ứng gay gắt lại.
    Cho la p xươ ng lông da i bao nhiêu năm 2024
    Nên huấn luyện từ bé

3. Lưu ý khi nuôi chó lạp xưởng từ bé đến lớn

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như không thể bỏ qua việc tiêm vacxin hay tẩy giun sán thường xuyên.
  • Chó lạp xưởng thường xuyên mắc các bệnh về xương do cấu trúc cơ thể đặc biệt như hội chứng đĩa xương sống và các vấn đề về khớp. Cần chú ý triệu chứng để đi khám chữa kịp thời.
  • Kiểm soát lượng ăn vì chó lạp xưởng rất dễ béo phì. Tránh cho chúng gặm các loại xương và thức ăn có hàm lượng chất béo cao.
  • Dắt đi dạo thường xuyên, không nên nuôi nhốt trong thời gian dài.
  • Với những giống lông dài, cần được chải, tỉa lông và tắm thường xuyên, không sẽ dẫn tới các bệnh về da.

4. Giá bán chó Lạp Xưởng bao nhiêu?

Chó Lạp Xưởng sinh ra tại Việt Nam: Có giá khoảng 2 – 4 triệu/1 con, bên cạnh đó sẽ không có giấy tờ.

Chó Lạp Xưởng nhập từ Thái Lan: Giá dao động từ dưới 6 triệu – 9 triệu/1 con. Và có giấy tờ kèm theo và được chăm sóc tốt từ bé.

Chó Lạp Xưởng nhập từ châu u và Châu Mỹ: Khoảng 15 triệu /1 con. Bố mẹ thuần chủng và đầy đủ giấy tờ gia phả.