Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2024

Quá trình xuất khẩu hàng hóa là vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp hiện nay. Vậy trong quá trình xuất khẩu hàng hóa có những lưu ý quan trọng nào doanh nghiệp cần biết? Cùng AGlobal tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái quát về quá trình xuất khẩu hàng hóa

1.1. Quá trình xuất khẩu hàng hóa là gì?

Quá trình xuất khẩu hàng hóa thường bao gồm việc vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến nơi nhập khẩu thông qua các phương tiện vận chuyển như tàu biển, máy bay, xe tải, hoặc đường bộ. Ngoài ra, nó còn liên quan đến các hoạt động liên quan như đóng gói, xử lý hải quan, và thủ tục giấy tờ.

1.2. Tầm quan trọng của quá trình xuất khẩu hàng hóa với doanh nghiệp

Xuất khẩu có vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế. Vai trò của xuất khẩu phải xét đến khía cạnh đối với đất nước và đối với người kinh doanh.

  • Vai trò trong kinh tế quốc gia

Quá trình xuất khẩu hàng hóa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường khi, đem lại nguồn ngoại tệ và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy quan hệ ngoại giao, giao lưu/hợp tác kinh tế với các nước. Quá trình xuất khẩu hàng hóa còn là tiền đề cho nhiều cuộc hợp tác giao thương lâu dài với các quốc gia trên thế giới.

Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2024

Theo Tổng cục Thống kê, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 6 năm 2023 có những biến động như sau: Tổng kim ngạch ước đạt 56,01 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước nhưng giảm 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi một phần sau đợt dịch Covid-19 kéo dài từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023.

Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm 2023, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh và biến động thị trường quốc tế. Tổng kim ngạch chỉ đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu giảm 12,1%, nhập khẩu giảm 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2023 ước tính xuất siêu 12,25 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

  • Vai trò đối với cá nhân/tổ chức kinh doanh

Quá trình xuất khẩu hàng hóa giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tăng doanh số bán hàng, đa dạng và mở rộng thị trường đầu ra, tạo việc làm cho nhiều công nhân, nhân viên, tăng uy tín và sức ảnh hưởng lên các nơi nhập khẩu.

2. Các bước trong quá trình xuất khẩu hàng hóa thông qua Amazon

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa thông qua Amazon có thể là một cơ hội tuyệt vời để tiếp cận khách hàng quốc tế và tận dụng tiềm năng của thị trường toàn cầu.

Theo các nguồn tin từ Bộ Công Thương (Việt Nga, 2019), Bộ Công Thương (Nga Vũ, 2019) và Amazon Global Selling (2021), doanh nghiệp cần thực hiện theo 4 bước sau:

  • Tiến hành nghiên cứu thị trường

Tìm hiểu nhu cầu, xu hướng, đối thủ cạnh tranh và các quy định của thị trường mục tiêu.

  • Chuẩn bị sản phẩm

Bao gồm bao bì, giấy chứng nhận, hình ảnh và nội dung của sản phẩm, cơ cấu giá. Sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, an toàn và phù hợp với tiêu chuẩn của Amazon.

  • Tìm nhà cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ hoàn thiện đơn hàng (FBA) của Amazon để họ chịu trách nhiệm nhận, vận chuyển và đưa hàng tới tay người tiêu dùng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các thủ tục liên quan đến thuế, hải quan, thanh toán.

  • Bán hàng và sử dụng công cụ quảng cáo

Doanh nghiệp cần mở tài khoản bán hàng trên Amazon và đăng ký sản phẩm lên hệ thống. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ quảng cáo của Amazon để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu hàng hóa

3.1. Chính sách và quy định của quốc gia

Những chính sách và quy định này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp. Quốc gia có thể áp đặt các loại thuế khác nhau đối với hàng hóa xuất khẩu, như thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu, và các khoản phí khác.

Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2024
Những khoản thuế này có thể làm tăng giá thành của hàng hóa và làm cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên không cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

3.2. Văn hóa và ngôn ngữ

Văn hóa và ngôn ngữ khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ của các quốc gia mà họ muốn xuất khẩu hàng hóa để đảm bảo hiệu quả của các hoạt động xuất khẩu.

3.3. Nhu cầu tiêu dùng của nước nhập khẩu

Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2024
Nhu cầu tiêu dùng của các nước nhập khẩu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp xuất khẩu về việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Nhu cầu của người tiêu dùng tại quốc gia nhập khẩu tăng tạo động lực cho quốc gia sở tại tăng cường xuất khẩu.

Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà kinh doanh lạc quan vào triển vọng trong tương lai về doanh số bán được bên cạnh sự tăng giá bán sản phẩm do lượng cầu tăng.

3.4. Khả năng sản xuất của quốc gia xuất khẩu

Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2024
Khả năng sản xuất của các quốc gia xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Mẫu mã, chất lượng, sản lượng sản phẩm đáp ứng được thị hiếu quốc tế thì tiềm năng phát triển, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu cũng như doanh nghiệp xuất khẩu sẽ rất cao trên thị trường quốc tế.

3.5. Trình độ phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ xuất khẩu

Trình độ phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ trong quá trình xuất khẩu của các quốc gia xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và đàm phán với các đối tác thương mại.

Cơ sở hạ tầng tiên tiến, kho bãi, đường xá thuận tiện và hiện đại, dịch vụ xuất khẩu với chuyên môn hóa cao giúp chi phí logistic giảm dẫn đến giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

3.6. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu

Sự cạnh tranh lành mạnh sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp xuất khẩu không ngừng đầu tư phát triển công nghệ, chất lượng sản phẩm. Đồng thời cạnh tranh cũng góp phần đào thải những doanh nghiệp yếu kém, chưa đủ năng lực.

3.7. Tỷ giá hối đoái

Khi tỷ giá hối đoái tăng thì đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, giá hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt hơn, qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung xuất khẩu và ngược lại. Do vậy, việc giảm giá đồng nội tệ là chính sách phổ biến của các quốc gia nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

Cùng với đó, việc nhập khẩu hàng hóa tăng lên nếu tỷ giá hối đoái giảm xuống vì khi đó giá hàng nhập khẩu giảm so với hàng hóa trong nước.

Theo SSI Research, Ngân hàng Nhà Nước sẽ đặt mục tiêu ổn định thanh khoản làm ưu tiên trong năm 2023, do đó biến động của đồng VND sẽ giảm so với năm 2022. Điều này cũng có liên quan đến việc đồng USD được dự báo đã đạt đỉnh vào cuối năm 2022 và Fed có kế hoạch kết thúc chu kỳ tăng lãi suất vào giữa năm 2023.

Cụ thể, SSI Research dự báo tỷ giá USD/VND sẽ là 23.200 vào cuối quý I/2023 (thấp hơn mức 24.000 đồng trong báo cáo trước) và 23.500 vào giữa năm 2023 (thấp hơn mức 23.800 trước).

Trong khi đó, Ngân hàng UOB lại dự báo tỷ giá đồng USD/VND sẽ tiếp tục tăng lên với mức 25.200 trong quý I/2023, 25.400 trong quý II/2023, đạt 25.600 trong quý III/2023 và 25.800 trong quý IV/2023.

Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2024
Các chuyên gia của Công ty chứng khoán VNDirect cho rằng việc đồng USD hạ nhiệt là một thông tin tích cực đối với Việt Nam khi áp lực lên tỷ giá VND giảm bớt.

3.8. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới

Mặc dù đây là yếu tố vĩ mô nhưng có tác động mạnh mẽ đến quá trình xuất khẩu hàng hóa. Một cuộc chiến tranh thương mại, một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hay thậm chí một đại dịch sẽ làm xuất nhập khẩu của mọi quốc gia rơi vào tình huống khó khăn.

Ví dụ điểm hình cho tác động của yếu tố này là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do các biện pháp đóng cửa biên giới để phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia trong năm 2020.

4. Các lợi ích của quá trình xuất khẩu hàng hóa trên Amazon

4.1. Tiếp cận với thị trường toàn cầu

Quá trình xuất khẩu hàng hóa trên Amazon cung cấp cho doanh nghiệp một cơ hội để tiếp cận với thị trường toàn cầu. Với hơn 300 triệu khách hàng trên toàn thế giới, Amazon là một trong những nơi tốt nhất để bán hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng quốc tế.

Đọc thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường: Cần lưu ý gì khi lập báo cáo?

4.2. Mở rộng kênh bán hàng

Quá trình xuất khẩu hàng hóa trên Amazon mang lại khả năng mở rộng kênh bán hàng cho doanh nghiệp. Với các công cụ và tài nguyên do Amazon cung cấp như Amazon FBA Fulfillment, Amazon Global Selling, Amazon Advertising, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với thị trường quốc tế và đối tượng khách hàng mới hơn.

Điều này giúp cải thiện đáng kể vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Tham khảo: Amazon FBA Fulfillment - Giải pháp bán hàng tối ưu cho doanh nghiệp

4.3. Giảm chi phí đầu tư

Giảm chi phí đầu tư là một trong những lợi ích chính của việc xuất khẩu hàng hóa trên Amazon. Thay vì phải đầu tư vào việc thiết lập một cơ sở thương mại tại các quốc gia đích, các doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng điện tử của Amazon để bán hàng và vận chuyển chúng đến khách hàng trên toàn thế giới.

Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2024
Điều này giúp tiết kiệm được chi phí cho thuê mặt bằng và trang thiết bị, tuyển dụng, đào tạo nhân viên, cùng các chi phí khác liên quan đến việc điều hành một cơ sở thương mại truyền thống cho doanh doanh nghiệp.

4.4. Hỗ trợ quản lý sản phẩm

Amazon cung cấp cho doanh nghiệp một hệ thống quản lý sản phẩm trực tuyến rất tiện lợi. Doanh nghiệp có thể tải lên sản phẩm, quản lý lượng hàng tồn kho và giá cả, và quản lý đơn đặt hàng từ khách hàng.

4.5. Giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy

Amazon có một hệ thống giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy. Doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ vận chuyển của Amazon để giao hàng đến khách hàng trên toàn thế giới.

Hệ thống giao hàng của Amazon được đánh giá rất cao bởi khách hàng vì độ tin cậy và tính chuyên nghiệp.

4.6. Giảm rủi ro về tài chính.

Khi xuất khẩu hàng hóa trên Amazon, doanh nghiệp sẽ được bảo vệ bởi chính sách bảo vệ người bán của Amazon.

Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2024
Chính sách này bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro về tài chính, bao gồm việc phát hiện và ngăn chặn gian lận tín dụng, bảo vệ khỏi các mất mát về hàng hóa vận chuyển.

5. Kết luận

Quá trình xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động kinh doanh quan trọng với tầm quan trọng rất lớn đối với các doanh nghiệp. Để xuất khẩu hàng hóa thuận lợi, doanh nghiệp cần nắm vững quy định pháp luật cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó doanh nghiệp cần không ngừng đầu tư cải tiến và phát triển sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu của các thị trường xuất khẩu.

Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.

AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản và quảng cáo của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.