Chiều của dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng

Kiến thức Vật lí 11

Dòng điện là gì? Quy ước chiều dòng điện như thế nào? Là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh lớp 7 và lớp 11 quan tâm. Chính vì vậy hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn kiến thức về quy ước chiều dòng điện.

Quy ước chiều dòng điện là chiều dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn đến các thiết bị điện sau đó đến cực âm của nguồn điện. Qua tài liệu này các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức môn Vật lí. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: tổng hợp công thức Vật lí 11, công thức tính từ thông.

Dòng điện là dòng các hạt [electron] chạy qua dây dẫn và các thành phần. Nó là tốc độ của dòng điện tích.

Nếu dòng điện chạy qua vật dẫn, ta nói rằng có dòng điện trong vật dẫn. Trong các mạch sử dụng dây kim loại, các electron tạo thành dòng điện tích.

2. Chiều dòng điện

Theo định nghĩa dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt mang điện tích, chúng ta sẽ xác định được cực dương và cực âm theo chiều của chúng. Có quy ước rằng: Hướng hiện tại là theo nơi mà một điện tích dương sẽ di chuyển, chứ không phải là một điện tích âm.

Vì vậy, nếu các electron thực hiện chuyển động thực tế trong một tế bào theo một chiều nhất định, thì dòng điện chạy theo hướng ngược lại. Dòng điện chạy ngược chiều với các hạt mang điện tích âm, chẳng hạn như electron trong kim loại. Dòng điện chạy cùng chiều với chất mang điện tích dương, ví dụ, khi các ion dương hoặc proton mang điện tích.

3. Quy ước chiều dòng điện

Quy ước chiều dòng điện: chiều dòng điện đi từ cực dương qua dây dẫn đến các thiết bị điện sau đó đến cực âm của nguồn điện.

Các eclectron trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng từ cực âm qua cực dương của nguồn điện.

Về chiều quy ước dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong kim loại ngược nhau.

Hình vẽ bên dưới là sơ đồ một mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 nguồn và 1 công tắc có chiều mũi tên chỉ chiều của dòng điện.

+ Chiều chuyển động của các êlectrôn ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.

+ Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều.

+ Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều.

+ Các vật tiêu thụ điện được nối với nhau tạo thành một dãy liên tiếp ta nói các vật đó được mắc nối tiếp với nhau.

+ Nếu các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của chúng cũng được nối với nhau tạo thành nhiều nhánh, ta nói các vật đó được mắc song song với nhau.

4. Bài tập về chiều của dòng điện

Câu 1. Nêu quy ước về chiều dòng điện trong mạch điện.

A. Chiều dòng điện trong mạch là chiều đi từ cực âm của nguồn điện, qua các dụng cụ, thiết bị điện và trở về cực dương của nguồn điện

B. Chiều dòng điện trong mạch là chiều từ cực âm đến cực dương của nguồn

C. Chiều dòng điện trong mạch là chiều đi từ cực dương của nguồn điện, qua các dụng cụ, thiết bị điện và trở về cực âm của nguồn điện

D. Không xác định được

Câu 2. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?

A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín

B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín

C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch

D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện

Câu 3. Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các ... trong dây dẫn kim loại.

A. hạt nhân nguyên tử

B. êlectron tự do

C. êlectron mang điện tích âm

D. proton mang điện tích dương

Cập nhật: 22/03/2022

Quy ước chiều dòng điện là:

Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:

Cường độ dòng điện được xác định bởi biểu thức nào sau đây?

Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng:

Số electron chuyển qua tiết diện trong thời gian t là?

Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:

Giải thích: Đáp án D

+ Quy ước chiều của dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện tích dương

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu hỏi: Quy ước chiều dòng điện là gì?

Chiều dịch chuyển của các electron

Chiều dịch chuyển của các ion.

Chiều dịch chuyển của các ion âm.

Chiều dịch chuyển của các điện tích dương

Lời giải:

Đáp án D. Quy ước chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện tích dương

Chiều dòng điện được quy ước chính là chiều chuyển động có hướng của các điện tích dương.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về dòng điện và quy ước chiều dòng điện nhé!

Điện là yếu tố chi phối hầu hết tất cả mọi hoạt động, mọi lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay. Điện cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày; cho các nhà máy, xí nghiệp; điện có vai trò quan trọng trong y tế, giáo dục,… Nói chung là ngày nay chúng ta khó có thể hoàn thành công việc nếu như không có điện, mọi hoạt động sẽ bị đình trệ nếu như điện bị mất.

Vậy điện là gì mà lại có tầm quan trọng như vậy? Điện được định nghĩa là các hiện tượng vật lý mà nguyên nhân là do dự dịch chuyển hoặc đứng yên của các điện tích cũng như từ trường, điện trường do chúng tạo nên.

Điện trong tự nhiên có thể kể đến hiện tượng tia sét trong những ngày giông bão, hoặc cá chình điện.Còn nguồn điện mà chúng ta sử dụng hàng ngày thì được sản xuất từ những nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử.

Hiện nay, nhiều nguồn năng lượng từ tự nhiên cũng được tận dụng để tạo ra điện như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

1. Dòng điện là gì?

Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là notron không mang điện và proton mang điện dương.

Dòng điện được định nghĩa chính là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích. Các hạt mang điện ở đây là các hạt electron mang điện tích âm [-] cùng proton mang điện tích dương [+] có khả năng dịch chuyển để tạo ra dòng điện.

2. Quy ước chiều dòng điện

Chiều dòng điện được quy ước chính là chiều chuyển động có hướng của các điện tích dương.

3. Dòng điện trong các môi trường đặc biệt

a. Dòng điện trong kim loại

- Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do. Mật độ của các electron tự do trong kim loại rất cao nên kim loại dẫn điện rất tốt

- Bản chất dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron dưới tác dụng của điện trường.Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại thì các electron tự do trong dây kim loại dịch chuyển từ cực âm sang cực dương của nguồn điện, ngược với chiều quy ước của dòng điện [từ cực dương sang cực âm của dòng điện]

b.Dòng điện trong chất điện phân

- Các dung dịch muối, axit, bazơ hay các muối nóng chảy được gọi là các chất điện phân.

-Hạt tải điện trong chất điện phân là các ion dương, ion âm bị phân li từ các phân tử muối, axit, bazơ.

-Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau trong điện trường.

-Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anôt kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch.

-Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có electron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất động lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.

c. Dòng điện trong chất khí

-Trong điều kiện thường thì chất khí không dẫn điện. Chất khí chỉ dẫn điện khi trong lòng nó có sự ion hóa các phân tử.

-Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.

-Trong các hạt mang điện, các ion dương chuyển động cùng chiều với điện trường, các ion âm và các electron chuyển động ngược chiều điện trường.

d. Dòng điện trong chân không:

-Là dòng chuyển động ngược chiều điện trường của các electron bứt ra từ điện cực.

-Diot chân không chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều, nó gọi là đặc tính chỉnh lưu.

-Dòng electron được tăng tốc và đổi hướng bằng điện trường và từ trường và nó được ứng dụng ở đèn hình tia catot [CRT].

e. Dòng điện trong chất bán dẫn:

-Một số chất ở phân nhóm chính nhóm 4 như Si, Ge trong những điều kiện khác nhau có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện, gọi là bán dẫn.

-Bán dẫn dẫn điện hằng hai loại hạt tải là electron và lỗ trống.

-Ở bán dẫn tinh khiết, mật độ electron bằng mật độ lỗ trống. Ở bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống rất lớn hơn mật độ electron. Ở bán dẫn loại n, mật độ electron rất lớn hơn mật độ lỗ trống.

-Lớp tiếp xúc n – p có đặc điểm cho dòng điện đi theo một chiều từ p sang n. Đây gọi là đặc tính chỉnh lưu. Đặc tính này được dùng để chế tạo diot bán dẫn. Bán dẫn còn được dùng chế tạo transistor có đặc tính khuyếch đại dòng điện.

Video liên quan

Chủ Đề