Chỉ tiêu đánh giá thể trạng

Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = \(\dfrac{m}{h^2}\), trong đó m là khối lượng cơ thể tính theo ki – lô- gam, h là chiều cao tính theo mét. (Chỉ số này được làm tròn đến hàng phần mười.) Đối với học sinh 12 tuổi, chỉ số này cho đánh giá như sau:

\(BMI < 15\): Gầy

\(15 \le BMI < 22\): Bình thường

\(22 \le BMI < 25\): Có nguy cơ béo phì

\(25 \le BMI\): Béo phì.

Ví dụ: Bạn Cúc cân nặng 50kg và cao 1,52m thì chỉ số BMI của bạn Cúc sẽ là:

\(\dfrac{m}{h^2}=\dfrac{50}{(1,52)^2}=21,641....\approx 21,6\)

Vậy bạn Cúc có cân nặng bình thường.

Mục tiêu

Vận dụng kiến thức về số thập phân và làm tròn để tính chỉ số BMI. Cho biết thể trạng mỗi học sinh và đưa lời khuyên phụ hợp.

Chuẩn bị

- Chia lớp thành các nhóm.

- Chuẩn bị cân điện tử (có thể mượn ở phòng, y tế của trường), thước dây, máy tính cầm tay.

Tiến hành hoạt động

- Nhóm trưởng phân công các bạn cân, đo chiều cao, dùng máy tính cầm tay để tính chỉ số BMI của từng bạn trong nhóm.

Chỉ số BMI thường được sử dụng để xác định tình trạng cơ thể ở mức bình thường, suy dinh dưỡng hay béo phì. Chỉ số này tính dựa trên chiều cao và cân nặng cơ thể, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan nhất về tình trạng cân nặng bản thân. Cách tính chỉ số BMI cơ thể khá đơn giản, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay dưới đây.

1. Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI (Body Mass Index) được tính dựa trên tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao bình phương, nói lên tình trạng cân nặng hiện tại của bạn. So với giá trị BMI tiêu chuẩn, chỉ số BMI cá nhân sẽ xác định một người đang thừa cân, thiếu cân hay có cân nặng cân đối.

Chỉ tiêu đánh giá thể trạng

Chỉ số BMI thường dùng để đánh giá tình trạng cân nặng cơ thể

Cụ thể cách tính như sau:

BMI = Cân nặng/ (Chiều cao)2

Trong đó chiều cao tính đơn vị mét, cân nặng tính theo kg.

Chỉ số BMI càng cao thì lượng mỡ trong cơ thể càng nhiều, dẫn tới nhiều nguy cơ phát sinh bệnh lý, vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các bệnh thường gặp ở người cân nặng quá khổ là béo phì, huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường,… Ngược lại nếu chỉ số BMI thấp, người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề thiếu máu, miễn dịch kém hay loãng xương.

Chỉ các đối tượng có cân nặng ổn định bình thường thì chỉ số tính BMI mới phản ánh chính xác. Vì thế không nên tính chỉ số BMI và đánh giá với trẻ dưới 18 tuổi, người già, phụ nữ mang thai, vận động viên. Mặc dù chỉ số này đã được nhà bác học Adolphe Quetelet đưa ra từ năm 1832 nhưng đến nay, nó vẫn được sử dụng trong y tế và sức khỏe, áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Chỉ tiêu đánh giá thể trạng

Chỉ số BMI ở các nước là khác nhau

Tuy nhiên thế giới không sử dụng chung một bộ quy chuẩn chỉ số BMI bởi đặc điểm hình thái của con người các khu vực khác nhau là khác nhau. Thông thường chỉ số BMI của người Châu Á xét thấp hơn so với người Châu Âu - Mỹ nên khi so sánh, bạn hãy tìm chính xác bộ số liệu của mình nhé.

2. Ý nghĩa của chỉ số BMI

Dưới đây là bảng thống kê phân loại mức độ gầy - béo dựa trên chỉ số BMI theo cả số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người Châu Âu lẫn số liệu của Hiệp hội đái đường các nước Châu Á dành cho người Châu Á.

Chỉ tiêu đánh giá thể trạng

Như vậy, với người Việt Nam, chỉ số BMI lý tưởng là từ 18,5 - 22,9. Nếu chỉ BMI dưới 18.5 thì đây là dấu hiệu bạn bị thiếu cân, cần tập thể thao và thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi tốt.

Chỉ số BMI lớn hơn 23 được coi là thừa cân, song tình trạng không quá trầm trọng nên bạn có thể tập luyện thể thao và giảm cân tự nhiên trong vòng một vài tháng là có thể có vóc dáng lý tưởng.

Chỉ tiêu đánh giá thể trạng

Chỉ số BMI của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Chỉ số BMI từ 23 - 24,9 được coi là tiền béo phì, tình trạng đã nghiêm trọng hơn nên bạn cần ngay lập tức thực hiện chế độ ăn điều độ, tập thể dục thể thao không sẽ nhanh tiến sang béo phì các cấp độ. Béo phì cấp độ càng cao thì mỡ thừa trong cơ thể càng nhiều, nguy cơ gây bệnh cao hơn, đặc biệt là tiểu đường, mỡ máu, bệnh tim mạch,…

Như vậy có thể thấy, chỉ số BMI có ý nghĩa trong việc xác định tình trạng cân nặng của cơ thể, song lại không tính được lượng chất béo tồn tại - yếu tố hiểm họa dễ gây các bệnh lý nguy hiểm nhất. Mặc dù khoa học chứng minh chỉ số BMI và lượng mỡ cơ thể có liên quan mật thiết với nhau, song không thể thể hiện chính xác tình trạng mỡ thừa bởi nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như độ tuổi, giới tính, tập luyện,…

Ví dụ phụ nữ thường có xu hướng nhiều mỡ thừa trong cơ thể hơn đàn ông do tính chất công việc, tập luyện hàng ngày. Người già cũng có xu hướng tích nhiều mỡ trong cơ thể hơn là những người trẻ, vì thế chỉ số BMI cũng không thể hiện chính xác. Những người tập luyện thể thao khác nhau thì mức độ săn chắc trong cơ thể sẽ khác nhau. Đặc biệt các vận động viên thường tập luyện cường độ cao, lượng cơ bắp cao nên khối lượng cơ thể cũng tăng cao trong khi mỡ thừa lại giảm hoặc rất ít.

Một chỉ số khác thường sử dụng để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể là chỉ số WHR, dựa trên số đo vòng eo và vòng mông. Chỉ số này hỗ trợ cho chỉ số BMI để phân loại mức độ gầy béo cũng như nguy cơ bệnh lý khi mỡ thừa tập trung nhiều ở vùng bụng, eo.

3. Làm gì để có chỉ số BMI lý tưởng?

Dựa trên cách tính mà MEDLATEC đã đưa ra ở trên, bạn hãy tính chỉ số BMI của cơ thể mình ở mức bao nhiêu, sau đó so với số liệu chỉ số BMI của người Châu Á. Nếu kết quả không nằm trong vùng an toàn - người bình thường thì cần thay đổi lối sống, lối sinh hoạt và dinh dưỡng.

Chỉ tiêu đánh giá thể trạng

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng giúp duy trì cân nặng lý tưởng

Đặc biệt với người nằm trong nhóm tiền béo phì đến béo phì cấp độ 3 có thể áp dụng một số cách sau để điều chỉnh:

3.1. Chế độ ăn uống

Cắt giảm lượng calo tiêu thụ hằng ngày, đặc biệt là những đồ uống, đồ ăn có nhiều đường như trà ngọt, nước ngọt, bánh kẹo,… Đường trong các loại thực phẩm này thường khiến cơ thể dư thừa đường và năng lượng, gây tích tụ mỡ thừa cơ thể.

3.2. Tập thể dục

Thống kê cho thấy, những người giảm cân hiệu quả và những người duy trì chỉ số BMI lý tưởng đều thường dành từ 30 - 90 phút mỗi ngày, tất cả các ngày trong tuần để tăng cường sức khỏe chung của cơ thể, tăng sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp đốt cháy mỡ thừa, giảm triệu chứng trầm cảm, stress và các bệnh lý nguy cơ như: bệnh tim mạch, ung thư ruột, tiểu đường,…

3.3. Uống thuốc giảm cân

Ở một số người béo phì cấp độ nặng cần can thiệp sớm hoặc chế độ dinh dưỡng và luyện tập không giúp giảm cân hiệu quả thì thuốc giảm cân cũng được nhiều người lựa chọn. Thuốc giảm cân giúp giảm cân nặng nhanh hơn, ngừa nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm.

Chỉ tiêu đánh giá thể trạng

Thuốc giảm cân có thể dùng với người béo phì nặng

3.5. Phẫu thuật

Đây là biện pháp mạnh mẽ cuối cùng để giảm mỡ thừa và cân nặng đáng kể khi các phương pháp kia không hiệu quả hoặc biến chứng nguy hiểm đã xảy ra. Tuy nhiên cần cân nhắc thực hiện và chọn địa chỉ uy tín.

Như vậy, chỉ số BMI cơ thể giúp bạn có thể đối chiếu, so sánh và đánh giá tình trạng cân nặng của bản thân ở mức bình thường, gầy hay béo phì. Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, hãy duy trì chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.