Chi phí thu nhập chịu thuế tính trước là gì năm 2024

Tuy nhiên có một số khoản tạm ứng đã xuất hóa đơn phát sinh trong năm tài chính nhưng công ty ông Hải chưa thực hiện cung cấp dịch vụ khi hết năm tài chính.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ: "Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng)".

Vậy, công ty ông đã lỡ xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng thì có phải tính doanh thu trong kỳ và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm tài chính không? Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC thì khoản tạm ứng nêu trên không được hạch toán vào tài khoản 3387 - doanh thu chưa thực hiện.

Trường hợp nếu các khoản trên không được tính vào doanh thu trong kỳ thì công ty ông vẫn hạch toán trên tài khoản 511 và khi quyết toán thuế thì điều chỉnh giảm doanh thu trong kỳ hay xử lý như thế nào?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Điều kiện ghi nhận doanh thu

Tại Điều 2 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định "Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước".

Tại Khoản 2 Điều 57 Thông tư số 200/2014/TT- BTC quy định doanh nghiệp không hạch toán vào tài khoản 3387- doanh thu chưa thực hiện khoản tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

Tại Điểm b Khoản 1.3 Điều 79 Thông tư số 200/2014/TT- BTC quy định:

"b) Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;

- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó".

Tại Khoản 5 Điều 78 Thông tư số 200/2014/TT- BTC quy định:

"5. Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng".

Như vậy, cho mục đích ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính thì khoản tiền mà khách hàng đã tạm ứng cho công ty của ông khi chưa cung cấp dịch vụ cho khách hàng sẽ chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu để phản ánh vào tài khoản 511 - doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như không được phản ánh vào tài khoản 3387 - doanh thu chưa thực hiện mà chỉ được hạch toán vào bên có của tài khoản 131- phải thu của khách hàng.

Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ vào tài khoản 511 khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1.3 Điều 79 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

Thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN

Việc xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng: Theo ông mô tả là căn cứ theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thì dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng không thuộc trường hợp phải xuất hóa đơn khi nhận tạm ứng tiền của khách hàng nhưng đã lỡ xuất hóa đơn do đó đề nghị ông liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn cụ thể.

Về thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN đối với dịch vụ cung cấp cho khách hàng: Tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN quy định: "Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ".

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, trường hợp thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN của công ty có sự khác biệt với thời điểm ghi nhận doanh thu kế toán phản ánh vào tài khoản 511 để lập báo cáo tài chính thì đề nghị công ty của ông thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Thuế thu TNDN và điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan trên tờ khai quyết toán thuế TNDN để xác định nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế.

Đối với người lao động thì việc đóng thuế thu nhập cá nhân là vấn đề được nhiều sự quan tâm. Vậy cách tính thuế tncn như thế nào là đúng? Có những mức đóng thuế thu nhập cá nhân nào? Hãy để nội dung bài viết dưới đây mà MISA MeInvoice giải đáp thắc mắc này của người lao động.

Chi phí thu nhập chịu thuế tính trước là gì năm 2024

Chi phí thu nhập chịu thuế tính trước là gì năm 2024

Thuế thu nhập cá nhân (hay còn được viết là thuế TNCN) là khoản tiền trích ra từ thu nhập hàng tháng của người lao động để đóng cho cơ quan Thuế nộp vào ngân sách chung của nhà nước. Đối với người lao động có mức thu nhập chưa đến mức thu nhập quy định cần đóng thuế thì không cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế TNCN. Người lao động có người thân phụ thuộc sẽ được miễn trừ thuế TNCN theo quy định của pháp luật.

Thông qua những thông tin trên, có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải đóng sẽ càng lớn.

Lưu ý: Để tìm hiểu kỹ hơn về một số thông tin của thuế TNCN, hãy xem tại bài viết xem thêm dưới đây.

2. Quy định về việc đóng thuế thu nhập cá nhân

Về việc thực hiện đóng thuế TNCN sẽ có những quy định đối với từng đối tượng, trường hợp một cách cụ thể và rõ ràng như được nêu dưới đây.

2.1. Đối tượng cần đóng thuế thu nhập cá nhân

Theo Điều 2 Luật Thuế TNCN được ban hành và sửa đổi năm 2012 có quy định về 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:

Đối tượng 1: Cá nhân cư trú

Là nhóm người lao động có nhà ở hoặc thuê nhà thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và có thời hạn thuê trên 183 ngày trong năm tính thuế hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm hoặc 12 tháng kể từ lúc có mặt tại Việt Nam. Được biết ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 01 ngày.

Đối với cá nhân cư trú thì có 2 trường hợp cần thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân là:

  • Cá nhân ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
  • Cá nhân ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động

Đối tượng 2: Cá nhân không cư trú

Là nhóm người không đủ điều kiện đáp ứng thành cá nhân cư trú thì được xác định thuộc nhóm đối tượng cá nhân không cư trú. Thông thường cá nhân không cư trú là những người nước ngoài đến Việt Nam sống và làm việc.

2.2. Những căn cứ pháp lý về việc đóng thuế TNCN

  • Luật Thuế TNCN năm 2007
  • Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC
  • Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14

2.3. Mức đóng thuế thu nhập cá nhân

Việc xác nhận mức đóng thuế thu nhập cá nhân được chia làm 2 dạng là và biểu thuế toàn phần.

Biểu thuế lũy bán toàn phần là phần áp dụng cho thu nhập tính thuế tiền công, tiền lương, kinh doanh của cá nhân và tổ chức. Mức đóng thuế được quy định ở biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35

Biểu thuế toàn phần là áp dụng cho thu nhập tính thuế từ những hoạt động đầu tư, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng thương mại, trúng giải thưởng, bản quyền, nhận tài sản thừa kế, quà tặng. Mức đóng thuế TNCN được quy định ở biểu thuế toàn phần như sau:

Thu nhập tính thuế Thuế suất (%) Thu nhập từ đầu tư vốn 5 Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại 5 Thu nhập từ trúng thưởng 10 Thu nhập từ thừa kế, quà tặng 10 Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này 20 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này 0,1 Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2

Xem thêm 1 số bài viết liên quan

3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với từng nhóm đối tượng là hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên đều phụ thuộc vào công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Chi phí thu nhập chịu thuế tính trước là gì năm 2024

3.1. Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú

Trường hợp 1: Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động trên 03 tháng và có nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương

Những công thức áp dụng để tính thuế TNCN

(1): Thuế TNCN cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ.

(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế.

Sử dụng công thức trên theo thứ tự (1) (2) (3) để tính thuế thu nhập cá nhân theo các bước như sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập cá nhân đến từ tiền lương, tiền công nhận được.

Bước 2: Tính những khoản được miễn thuế

Những khoản thu nhập từ tiền lương của cá nhân được miễn thuế là:

  • Khoản tiền lương tăng ca ngoài giờ, làm việc ban đêm có mức lương cao hơn giờ hành chính.
  • Thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc làm việc tại hãng tàu nước ngoài.

Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế theo công thức số (3)

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

Những khoản được giảm trừ được quy định bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân nộp thuế với mức 123 triệu đồng/năm tương đương 11 triệu đồng/tháng và đối với người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng.
  • Giảm trừ những khoản đóng tiền tự nguyện bao gồm: tiền đóng bảo hiểm, từ thiện, khuyến học, đóng góp quỹ nhân đạo và hưu trí.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế (2)

Để tính thuế suất cần đóng, bạn nên áp dụng bảng biểu thuế lũy tiến từng phần đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh ở mục “mức đóng thuế thu nhập cá nhân”. Sau khi bạn đã biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, bạn áp dụng công thức tính số (1) sẽ ra được tiền thuế thu nhập cá nhân cần phải đóng.

Như vậy chúng ta có thể thấy sau khi đã biết được hai biến là “thu nhập tính thuế” và “thuế suất” sẽ tính được mức thuế thu nhập cá nhân cần đóng theo phương pháp lũy tiến. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp rút gọn bằng cách tính “thu nhập tính thuế” và áp dụng bảng dưới đây để ra mức thuế TNCN cần phải đóng.

Bậc Thu nhập tính thuế Thuế suất Cách tính số thuế TNCN phải nộp Cách tính 1 Cách tính 2 1 Đến 5 triệu 5% 0 triệu + 5% thu nhập tính thuế 5% thu nhập tính thuế 2 Trên 5 triệu – 10 triệu 10% 0,25 triệu + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu 10% thu nhập tính thuế – 0,25 triệu 3 Trên 10 triệu – 18 triệu 15% 0,75 triệu + 15% thu nhập tính thuế trên 10 triệu 15% thu nhập tính thuế – 0,75 triệu 4 Trên 18 triệu – 32 triệu 20% 1,95 triệu + 20% thu nhập tính thuế trên 18 triệu 20% thu nhập tính thuế – 1,65 triệu 5 Trên 32 triệu – 52 triệu 25% 4,75 triệu + 25% thu nhập tính thuế trên 32 triệu 25% thu nhập tính thuế – 3,25 triệu 6 Trên 52 triệu – 80 triệu 30% 9,75 triệu + 30% thu nhập tính thuế trên 52 triệu 30 % thu nhập tính thuế – 5,85 triệu 7 Trên 80 triệu 35% 18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu 35% TNTT – 9,85 triệu

Trường hợp 2: Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng.

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định với nội dung là cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký kết hợp đồng lao động có mức thu nhập dưới 2.000.000 đồng/tháng thì không cần chịu thuế với mức 10%. Trường hợp cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký kết hợp đồng lao động có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 2.000.000 đồng/tháng thì phải khấu trừ là 10%.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân cho trường hợp 02 là:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

3.2. Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú

Theo quy định của pháp luật cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có mức thu nhập lớn hơn 0 thì sẽ phải chịu mức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là 20%. Những khoản mà nhóm đối tượng cá nhân không cư trú được giảm là khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí, đóng góp khuyến học, làm thiện nguyện.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú là:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó: Thu nhập chịu thuế bao gồm tiền công, tiền lương và những khoản thu khác mà cá nhân nộp thuế nhận trong kỳ tính thuế.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách tính thuế TNCN với hợp đồng dịch vụ
  • [Mới] Hướng dẫn tính thuế TNCN với hợp đồng thời vụ, thử việc

4. Cách tính thuế TNCN online

Hiện nay, việc tính tay và áp dụng các công thức tính thuế trên đã không còn phổ biến khi doanh nghiệp, cá nhân chi trả thu nhập cho người lao động có thể tính thuế TNCN trên hệ thống trực tuyến. Dưới đây là 2 cách tính thuế TNCN trên hệ thống online.

4.1. Tính thuế thu nhập cá nhân trên Luật Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào đường link của Luật Việt Nam để tính thuế thu nhập cá nhân TẠI ĐÂY

Bước 2: Nhập tổng thu nhập của người cần tính thuế TNCN.

Bước 3: Nhập số người phụ thuộc. Nếu không có người phụ thuộc thì bỏ qua.

Bước 4: Nhận được kết quả thuế TNCN cần phải đóng vào hàng tháng.

4.2. Tính thuế TNCN trên Thư viện pháp luật

Bước 1: Truy cập vào đường link của thuvienphapluat để tính thuế TNCN TẠI ĐÂY

Bước 2: Nhập tổng thu nhập của người cần tính thuế TNCN.

Bước 3: Nhập lương đóng bảo hiểm, nếu bạn không đóng bảo hiểm thì nhập là 0

Bước 4: Nhập số người phụ thuộc. Nếu không có người phụ thuộc thì nhập 0

Bước 5: Nhận được kết quả thuế TNCN cần phải đóng vào hàng tháng.

5. Thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập của cá nhân được chi trả, không bao gồm những khoản như sau:

  • Tiền ăn trưa, tiền ăn giữa buổi.
  • Tiền phụ cấp liên lạc điện thoại.
  • Tiền phụ cấp đồng phục.
  • Tiền công tác phí.
  • Thu nhập từ tiền lương mà lao động làm thêm ngoài giờ.

Những khoản được giảm trừ thuế TNCN bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh: Cá nhân nộp thuế với mức 132 triệu đồng/năm tương đương 11 triệu đồng/tháng và đối với người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/tháng.
  • Các khoản BHXH bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) và bảo hiểm đặc biệt tùy vào ngành nghề yêu cầu.
  • Giảm trừ những khoản đóng tiền tự nguyện bao gồm: tiền đóng bảo hiểm, từ thiện, khuyến học, đóng góp quỹ nhân đạo và hưu trí.

Trong đó, điều kiện để tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là:

  • Người nộp thuế đã đăng ký và được cấp mã số thuế.
  • Người nộp thuế cần nộp những hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.

Tìm hiểu thêm:


  • [Mới] Hướng dẫn cách quyết toán thuế TNCN online
  • 8 cách tra mã số thuế cá nhân Nhanh Chóng – Chính Xác nhất
  • Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn và các quy định liên quan
  • [Mới] 16 Trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định

6. Lời kết

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN đối với từng đối tượng khác nhau mà MISA MeInvoice muốn gửi đến những bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tình thuế thu nhập cá nhân một cách dễ dàng và chính xác. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin liên quan khác tại MeInvoice.vn.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
    Chi phí thu nhập chịu thuế tính trước là gì năm 2024
    Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất:

Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế TNCN khác nhau thế nào?

Về cơ bản, thu nhập chịu thuế là số tiền thu nhập tổng hợp được xem xét để tính thuế, trong khi thu nhập tính thuế là thu nhập chịu thuế sau khi áp dụng các khoản miễn thuế, giảm thuế và khấu trừ khác. Thuế được tính dựa trên thu nhập tính thuế.

Thu nhập chịu thuế tỉnh trước là bao nhiêu phần trăm?

Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trước = 5.5% tổng giá trị chi phí trực tiếp đã xây dựng trong quyết toán hay còn được gọi là lãi định mức.

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập mà cá nhân được chi trả, không bao gồm các khoản dưới đây: Tiền ăn trưa, ăn giữa các ca làm việc. Tiền phụ cấp điện thoại. Tiền phụ cấp trang phục.

Thu nhập chịu thuế tỉnh trước tiếng Anh là gì?

Thu nhập chịu thuế tính trước (pre-determined taxable income expense) là giá trị chênh lệch giữa giá trị của hàng hóa được bán ra (value of goods sold) so với giá trị hàng hóa của nhà thầu (contractor) tạo ra.