Card đồ họa display và render là gì

Máy tính có card đồ họa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định khi chơi Game nặng hoặc trong các tác vụ cơ bản khác của máy tính. Vậy làm sao để biết máy tính có card đồ họa hay chưa? Bài viết sau giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Tư vấn cách chọn mua máy tính xách tay dùng cho thiết kế đồ họa Cách chọn máy tính Render chuẩn chỉ nhất dành cho bạn

Card đồ họa display và render là gì

Card đồ họa có vai trò cực kỳ quan trọng trong một cấu hình máy tính

Cách kiểm tra card đồ họa bằng cách thông thường

Cách kiểm tra này là cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được. Bạn có thể làm như sau, đầu tiên bấm chuột phải vào phần trống trong màn hình Desktop, phần hiện ra sẽ nói cho bạn biết rằng máy tính có card đồ họa hay không.

Nếu bạn thấy có 2 hàng Graphics Properties… và Graphics Options thì có nghĩa là máy tính không có card đồ họa rời và chỉ có card màn hình cơ bản gắn Onboard. Trường hợp bạn thấy có cả hàng Catalyst(™) Control Center hay Configure Switchable Graphics thì máy tính đã được tích hoạt card đồ họa rời.

Kiểm tra bằng chương trình DirectX Diagnostic Tool

DirecX Diagnostic Tool là chương trình mặc định của các máy tính chạy hệ điều hành Windown và bạn hoàn toàn không cần phải cài đặt gì thêm mà có thể sử dụng được ngay. Để có thể truy cập DirectX, bạn bấm tổ hợp phím Windows + R, của sổ Run hiện ra, bạn nhập dxdiag vào chỗ trống, nhấn Ok thì cửa sổ chương trình DirectX sẽ hiện ra.

Trong giao diện của chương trình DirectX, để có thể kiểm tra Card đồ họa, bạn bấm vào tab Display ở các thanh lựa chọn ở trên. Ở mục Name, nếu bạn thấy trước tên card có 1 trong các ký hiệu NVIDIA, ATI hoặc AMD thì có nghĩa là máy tính của bạn đã được tính hợp card đồ họa rời. Nếu phần này không có, bạn chuyển tiếp sang tab Render xem có hay không nhé, nếu vẫn không có thì có nghĩa là máy tính của bạn chưa có card đồ họa.

Kiểm tra bằng phần mềm CPU-Z

Card đồ họa display và render là gì

CPU-Z là phần mềm chuyên dụng để kiểm tra cấu hình máy tính

CPU-Z là phần mềm chuyên dụng dùng để kiểm tra cấu hình máy tính. Phần mềm này có 2 loại được người dùng sử dụng phổ biến là CPUID CPU-Z và TechPowerUp CPU-Z. Theo đánh giá của chúng tôi, phần mềm CPU-Z của CPUID cung cấp nhiều thông tin và dễ dàng sử dụng hơn nên bài viết hôm nay sẽ giới thiệu sử dụng phần mềm này để kiểm tra máy tính có card đồ họa hay chưa.

Quá trình cài đặt phần mềm CPUID CPU-Z rất đơn giản. Bạn chỉ cần tìm file, download về và cài đặt như bình thường. Mở phần mềm lên bạn sẽ thấy thanh chọn ở trên có rất nhiều tab, mỗi tab đại diện cho một bộ phần cấu hình mà bạn có thể kiểm tra như CPU, Mainboard, Graphics,...

Bạn truy cập vào Tab Graphics, ở đây đã hiển thị sẵn tên Card màn hình và các thông số của nó ở các mục ở dưới. Nếu ở mục tên card (Name), tên của card màn hình có các ký hiệu NVIDIA, AMD hoặc ATI thì có nghĩa là máy tính có card màn hình rời. Trường hợp phần name hiển thị tên card kiểu như Intel(R) HD Graphic 640 nghĩa là máy tính của bạn không có card rời mà chỉ có card Onboard.

Kiểm tra bằng Task Manager

Card đồ họa display và render là gì

Bạn có thể dùng Task Manager để kiểm tra Card đồ họa

Kiểm tra card đồ họa bằng Task Manager cũng là một cách thực hiện rất đơn giản. Task Manager là một phần mềm được tích hợp sẵn cho mọi máy tính chạy hệ điều hành Windown. Để mở Task Manager, bạn dùng tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete, chọn tiếp Task Manager.

Giao diện chính của Task Manager hiện ra, bạn chọn tiếp vào tab Performance, xem phần dưới có mục GPU với tên của Card bắt đầu bằng một trong 3 ký hiệu NVIDIA, AMD hoặc ATI hay không. Nếu không có thì máy của bạn không có card đồ họa rời nhé.

Kiểm tra trên máy tính iMac

Trên các máy iMac của Apple, bạn kiểm tra Card đồ họa như sau. Chọn bào biểu tượng hình quả táo ở góc trên bên trái của màn hình. Chọn tiếp mục About This Mac rồi chọn vào System Report… Chọn tiếp Hardware rồi vào mục Graphics/Displays, ở đây bạn có thể kiểm tra được các thông số của card đồ họa của máy.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu cho bạn trả lời câu hỏi làm sao để biết chiếc máy tính chơi game của mình có card đồ họa hay chưa. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để nhận được những sự hỗ trợ tận tình nhất.

Card màn hình – hay còn gọi là card đồ họa, viết tắt là “VGA” (Video Graphics Adaptor) – có nhiệm vụ xử lý hình ảnh trong máy tính như màu sắc, thiết lập độ phân giải, độ tương phản, chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình… thông qua kết nối với màn hình để hiển thị hình ảnh giúp người dùng có thể thao tác, giao tiếp trên máy tính để bàn hay laptop.

Mọi máy tính đều cần có card màn hình (VGA) để xử lý hình ảnh, xuất hình ảnh ở các độ phân giải khác nhau. GPU (Graphic Processing Unit) chính là bộ não của VGA nó sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến hình ảnh. Card màn hình là một trong những bộ phận về phần cứng rất quan trọng, nó quyết định đến sức mạnh xử lý đồ họa và hiển thị của chiếc máy tính nói chung và chiếc laptop nói riêng.

Tùy vào nhu cầu công việc của mỗi người mà lựa chọn VGA mạnh hay yếu, đắt tiền hay rẻ tiền để phục vụ cho công việc. Ví dụ trong công việc làm đồ họa 3D, có máy cần VGA khủng để dựng hình nhưng có những máy chỉ chuyên render nên chỉ cần VGA vừa phải đủ để mở file.

Card đồ họa display và render là gì

Phân loại VGA

Card màn hình có thể chia làm 2 loại đó là Card Onboard và Card rời.

  • Card onboard

Card Onboard là card màn hình đã được tích hợp sẵn trên mainboard (bo mạch chủ) của máy tính, nó được nhà sản xuất tích hợp sẵn vào CPU (bộ xử lý trung tâm của máy tính hay laptop). Card onboard hoạt động nhờ vào sức mạnh của CPU và RAM (bộ nhớ tạm) để xử lý hình ảnh. Vì được tích hợp sẵn nên chi phí sẽ giảm đáng kể cho chiếc máy tính nhưng vẫn đảm bảo việc xử lý hình ảnh hiển thị.

Card đồ họa display và render là gì

Ngày nay, với công nghệ tiên tiến của các thế hệ CPU thế hệ mới sức mạnh của Card Onboard được nâng cấp đáng kể so với trước kia. Việc chơi game và xử lý hình ảnh trên dòng Card Onboard đều có thể làm được mặc dù không quá cao như trên các dòng VGA rời.

Với một số người khi build workstation ban đầu họ dùng tạm VGA Onboard trước để ưu tiên dồn tiền cho các linh kiện khác như CPU, MAIN, RAM… Và khi nào có tiền họ lại đầu tư tiền cho VGA rời sau. Tuy nhiên không phải MAIN nào cũng tích hợp sẵn VGA Onboard, đa số những dòng main cao cấp là bắt buộc phải dùng tới VGA rời vì main ko có VGA Onboard.

  • Card VGA rời

Đối với những người làm video phim ảnh đồ họa chuyên nghiêp thì việc mua workstation có VGA rời là điều tất yếu. Những file đồ họa làm việc rất nặng nếu không có VGA rời sẽ ko xử lý mượt mà để làm việc được.

Card rời có chức năng giống với card onboard nhưng nó được thiết kế riêng và hoạt động hoàn toàn độc lập và chuyên về xử lý hình ảnh, đồ họa. VGA rời được trang bị cả bộ tản nhiệt riêng, một GPU xử lý riêng, nó giúp cho máy workstation mạnh mẽ hơn trong việc xử lý đồ họa. Tất nhiên so với Card Onboard, sức mạnh của Card VGA rời là vượt trột hơn rất nhiều nhưng bù lại chi phí cho chiếc Card VGA rời sẽ cao hơn rất nhiều so với Card Onboard.

Card đồ họa display và render là gì

Chọ Card VGA nào để làm đồ họa?

Hiện nay nhu cầu build những bộ workstation đồ họa ngày càng lớn để chạy theo các nội dung ở độ phân giải cao, phần mềm phức tạp hơn. Vì vậy những bộ máy tính để làm việc là ko thể thiếu được một Card Vga rời. Nhưng lựa chọn VGA nào để làm đồ họa, dựng phim, 3D?

Rất nhiều người cho rằng cứ nói đến máy tính đồ họa là phải dùng Quadro, điều này liệu có đúng không? Xin trả lời là VGA Quadro chuyên để làm việc cho đồ họa chuyên nghiệp hoàn toàn đúng, nhưng nói cứ build máy tính đồ họa là phải mua vga quadro lại là sai. Nếu đầu tư nhiều tiền hẳn thì mua card quadro dùng rất là ok không có gì để chê cả, nhưng kinh phí thấp để lựa chọn thì VGA Quadro ko có cửa để so sánh với GTX hay RTX của Nvidia. Trong làm đồ họa 3D nhất là khi sử dụng phần mềm Sketchup ta mới thấy được sự khác biệt giữa GTX, RTX vs QUADRO. Cùng tầm tiền mua được VGA GTX RTX dựng hình mượt mà trong khi cũng bằng đó tiền đi mua VGA QUADRO thì giật tung tóe không dựng nổi.

Card đồ họa display và render là gì

Với những bộ máy chuyên làm phim, video 2k, 4k việc với các phần mềm của ADOBE (Adobe Effect, Premiere Pro, Adobe Audition … ) Mọi người nên chọn VGA RTX của NVIDIA có Vram cao trở lên như : RTX 2060, RTX 2070, RTX 2080Ti, RTX 3070, RTX 3080, RTX 3090 v.v…. Và một số mã vga TITAN cao cấp khác… Với những bộ bộ máy làm việc với các phần mềm của Autodesk như Autocad, 3dsmax, sketchup, Revit…) Thì tùy vào nhu cầu công việc nặng hay nhẹ mà chọn VGA cho hợp lý.

Card đồ họa display và render là gì

Card đồ hoạ RTX 3080 sự lựa chọn tuyệt vời cho chơi game và hồ hoạ mạnh mẽ

Vào 11h đêm ngày 1-9 vừa qua, Nvidia đã chính thức công bố card đồ họa GeForce RTX 3000 Series mới của mình. Mặc dù trước đó, Nvidia đã tiết lộ một vài thông tin về dòng RTX 3000 này nhưng sự ra mắt chính thức cũng khiến rất nhiều anh em trong giới đam mê công nghệ hứng thú. Qua đó, dòng card đồ họa này sẽ dựa trên kiến ​​trúc Ampere mới của Nvidia RTX 3080 được thiết kế để kế thừa các card RTX 2080 và 2080 Ti với hiệu suất được cải thiện và hỗ trợ công nghệ Ray- tracing.

Trong buổi công bố sản phẩm của mình, Nvidia đang hứa hẹn hiệu suất lớn với RTX 3080, gấp hai lần so với RTX 2080 và nhanh hơn cả thẻ RTX 2080 Ti của Nvidia. Cụ thể mẫu card đồ họa mới nhất từ Nvidia này sẽ xuất xưởng với 10GB bộ nhớ GDDR6X. Nvidia đang sử dụng 8.704 lõi CUDA trên RTX 3080, kết hợp với xung nhịp tăng 1,71Ghz.

Card đồ họa display và render là gì

Trọng tâm của GPU mới này là một thiết kế tản nhiệt được nâng cấp. Giải pháp làm mát mới được thiết kế để cải thiện luồng không khí và khắc phục một số hạn chế của các giải pháp làm mát tồn tại trên RTX 2080 hiện nay.

Thông số kỹ thuật của dòng card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 30 Series ‘Ampere’

Tên card NVIDIA GeForce RTX 3070 NVIDIA GeForce RTX 3080 NVIDIA GeForce RTX 3090 GPU Ampere GA104-300 Ampere GA102-200 Ampere GA102-300 Nút xử lý Samsung 8nm Samsung 8nm Samsung 8nm Kích cỡ chưa rõ chưa rõ chưa rõ Transistors chưa rõ 28 Billion 28 Billion Nhân CUDA 5888 8704 10496 TMUs / ROPs chưa rõ chưa rõ chưa rõ Nhân Tensor / RT chưa rõ chưa rõ chưa rõ Xung nhịp căn bản 1500 MHz 1440 MHz 1400 MHz Xung nhịp tốc độ cao 1730 MHz 1710 MHz 1700 MHz FP32 Compute 20 TFLOPs 30 TFLOPs 36 TFLOPs RT TFLOPs 40 TFLOPs 58 TFLOPs 69 TFLOPs Tensor-TOPs 163 TOPs 238 TOPs 285 TOPs Dung lượng bộ nhớ 8/16 GB GDDR6 10/20 GB GDDR6X 24 GB GDDR6X Bộ nhớ Bus 256-bit 320-bit 384-bit Tốc độ bộ nhớ 16 Gbps 19 Gbps 19.5 Gbps Băng thông 512 Gbps 760 Gbps 936 Gbps TDP 220W 320W 350W

Cho tới hiện tại, các thông số hiệu năng cụ thể của 3 loại card nằm trong series GeForce RTX 30 này chỉ mới được hãng công bố và chưa có những bài test cụ thể để kiểm chứng.

Hiệu năng của GeForce RTX 3080

Với sự gia tăng các lõi đổ bóng, cộng với RT Core và Tensor Core nhiều hơn, điều này kỳ vọng rằng RTX 3080 sẽ đem lại hiệu suất rất cao. Tại một số bài test mà Nvida công bố, RTX 3080 sẽ nhanh hơn gấp đôi so với RTX 2080. Điều đó chỉ đúng khi làm việc ở độ phân giải 4K, vì RTX 3080 sẽ gặp phải tình trạng tắc nghẽn CPU ở độ phân giải thấp hơn.

Nhìn chung, các thông số kỹ thuật khác của dòng RTX 3080 cũng thuộc hàng top về hiệu năng. Điển hình như Colorful RTX 3080 Advanced sử dụng GPU GA102, có nhân được sản xuất trên tiến trình 8nm, có 8704 nhân CUDA, 10GB RAM GDDR6X, 320 bit, có Nvidia DLSS, Nvidia G-Sync, và các nhân Ray Tracing thế hệ 2.