Cach tập luyện sửa bàn chân phẳng

Khoảng 20-30% dân số thế giới bị biến dạng bàn chân. Những người mắc tình trạng này có nguy cơ bị đau đầu gối, đau hông và lưng cao hơn. Nếu nhận thấy mình sở hữu bàn chân bẹt, một số bài tập đơn giản có thể giúp bạn khắc phục điều này và tránh mọi thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai.

BÀN CHÂN BẸT Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRIỆU CHỨNG

03/08/2021 | 377 Lượt xem

Hội chứng bàn chân bẹt thường xảy ra khi độ còn nhỏ và thường có thể tự hết khi đến 6 tuổi. Thế nhưng, thực tế, có rất nhiều người ở độ tuổi trưởng thành có bàn chân bẹt. Theo thời gian, khi không có sự can thiệp kịp thời khiến tình trạng trở nên nặng và ảnh hưởng đến dáng đi cũng như sự vận động của hệ cơ xương.

Xem thêm ››

HỘI CHỨNG "BÀN CHÂN BẸT" CÓ THỂ GÂY THOÁI HÓA KHỚP GỐI Ở TRẺ

29/07/2021 | 250 Lượt xem

Bàn chân bẹt là hiện tượng lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòng lõm tự nhiên. Tình trạng này khi để lâu sẽ gây ra các cơn đau cũng như ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Chính vi vậy, hãy cùng AT Chiropractic tìm hiểu về bệnh lý này nhé!

Xem thêm ››

BÀN CHÂN BẸT - DỊ TẬT TRÊN CƠ THỂ NẾU KHÔNG CHÚ Ý

03/08/2021 | 177 Lượt xem

Hội chứng bàn chân bẹt có lẽ còn xa lạ đối với nhiều người. Thế nhưng, sự ảnh hưởng của bệnh lý này nên sức khoẻ thì không thể coi thường. Nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Xem thêm ››

Bình luận

Xem thêm

TIN TỨC

Tìm hiểu về Chiropractic

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Vật lý trị liệu bàn chân bẹt. Qua đó cùng hiểu hơn về dạng dị tật ở chân này, nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị.

Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt là tình trạng mặt của lòng bàn chân bằng phẳng chứ không lõm vào như thường thấy. Một số trẻ mập mạp cũng rất dễ bị nhầm với bàn chân bẹt. Dị tật này ở đa số trẻ bị mắc sẽ tự hết vào lúc khoảng 6 tuổi nếu như bàn chân vận động tốt và mềm mại.

Nếu để ý chúng ta có thể nhận thấy tất cả trẻ sơ sinh đều sở hữu bàn chân không có vòm cong, không lõm. Chỉ sau 2 – 3 năm vòm bàn chân mới hình thành cùng với hệ thống các dây chằng.
Bàn chân với cấu tạo hình vòm giúp chịu lực tốt hơn, giữ thăng bằng tốt, đi đứng cũng nhẹ nhàng, đồng thời giảm được phản lực từ mặt đất lên chân khi di chuyển, chạy nhảy.

Những người có hệ thống dây chằng bị lỏng lẽo cũng dễ bị dị tật bàn chân bẹt. Các xương ở bàn chân không được cố định tốt và bàn chân khi in trên cát, đất mềm không có chỗ khuyết như dấu chân bình thường.

Bất lợi từ chứng bàn chân bẹt    

Những người sở hữu bàn chân bẹt khi đi lại thì cạnh trong bàn chân có khuynh hướng áp sát xuống đất khiến cho bàn chân về lâu dài có thể bị biến dạng.Khi chạy nhảy, người bệnh dễ bị ngã do đôi chân không đủ linh động. Khi tiếp đất gót chân sẽ vẹo ra ngoài, chân đổ vào bên trong khiến cho khớp cổ chân bị ảnh hưởng và tác động không tốt đến khả năng di chuyển.

Chứng bàn chân bẹt còn khiến cho các xương cẳng chân bị xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến cho khớp gối cũng bị xoay theo và di lệch, gây tình trạng đau nhức, viêm, thoái hóa khớp gối sớm.

Cơ thể là một chỉnh thể thống nhất, khi bị lệch trục ở chân cũng sẽ gây ra ảnh hưởng ở vùng lưng, cổ. Nó còn dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái, khiến cho ngón cái bị đẩy về phía sát với bên cạnh, và gây viêm cân gan chân, gai gót chân và nhiều vấn đề khác.

Nguyên nhân gây chứng bàn chân bẹt

Nguyên nhân khiến trẻ bị bàn chân bẹt chủ yếu là do di truyền, trong gia đình có nhiều người bị mắc hội chứng này. 

Bên cạnh đó trẻ có hệ xương khớp mềm, thói quen đi chân đất, đi dép bằng thì sau thời gian dài cũng có thể hình thành bàn chân bẹt.

Một số bệnh lý như: Thấp khớp, béo phì, tiểu đường, gãy xương, mang thai và cao tuổi là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Số liệu thống kê cho thấy khoảng 30% dân số bị hội chứng bàn chân bẹt ở các cấp độ khác nhau, có hoặc không kèm giãn – rách gân cơ chằng sau. Nhìn chung, thời gian đầu hội chứng này không gây đau, cho tới một thời điểm nào đó khi khung xương không đủ khả năng chịu đựng thêm nữa gây mất cân bằng thì người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng bị đau ở mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng, đau ở thắt lưng.

Nhận biết trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, nhất là ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên ở trẻ việc nhận biết thường khó khăn hơn. Như đã nói ở trên, trẻ dưới 2 tuổi đều có phần bàn chân phẳng; Vòm bàn chân sẽ dần hình thành sau đó. Vì vậy, bố mẹ có thể bắt đầ kiếm tra cho con ở độ tuổi thứ 3 thông qua các cách sau.

- Cách 1: Pha một chậu nước cùng với chút phẩm màu, để trẻ nhúng chân vào chậu nước sau đó in ra sân, sàn hoặc một tờ giấy trắng, miễn là có thể nhìn thấy rõ dấu chân. Nếu có thể quan sát được toàn bộ bàn chân trên bề mặt in thì khả năng cao là trẻ đã bị chứng bàn chân bẹt. Trường hợp hình in có một khoảng trống nhỏ ở giữa tức là trẻ bình thường, bố mẹ có thể yên tâm.

- Cách 2: Cho trẻ dẫm chân lên cát, nếu cát lún xuống và in hình bàn chân cùng với đường cong là chân bình thường. Ngược lại, trẻ in được toàn bộ bàn chân xuống cát thì khả năng rất cao là đã mắc hội chứng bàn chân bẹt.

- Cách 3: Để trẻ đứng trên sàn, bố mẹ sử dụng ngón tay của mình để luồn qua gan bàn chân trẻ. Nếu thực hiện được là chân bình thường, ngược lại là trẻ có thể bị bàn chân bẹt.

Khám tầm soát bàn chân bẹt ở trẻ từ sớm sẽ giúp việc điều trị đơn giản và hiệu quả hơn. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi có những dấu hiệu như trẻ áp cạnh trong của bàn chân xuống đất khi di chuyển; Chân trẻ đi có dáng chữ V; Khớp gối bị xoay lệch và luôn có xu hướng chụm vào nhau; Cổ chân bị xoay vào trong hoặc ra ngoài.

Điều trị chứng bàn chân bẹt

Trị liệu bàn chân bẹt không cần phẫu thuật

Việc điều trị hội chứng bàn chân bẹt tốt nhất là trong độ tuổi từ 2 – 7. Nếu được phát hiện sớm, việc sử dụng đế giày chỉnh hình y khoa là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp hiệu chỉnh chứng bàn chân bẹt ở trẻ. Giày chỉnh hình y khoa là 1 miếng lót giày được thiết kế riêng dựa trên việc đo bàn chân ở trẻ. Nó có tác dụng tạo vòm và nâng đỡ bàn chân, hỗ trợ các xương khớp trở về đúng trục.

Đế chỉnh hình có thể dùng để lót bên dưới hầu hết các loại giày dép thông dụng và nên sử dụng thường xuyên trong các sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng đế lót đặc biệt này thường xuyên sẽ giúp cấu trúc bàn chân của trẻ có thể trở về vị trí cân bằng.

Sau giai đoạn 3 – 7 tuổi cho tới khi 12 tuổi việc tạo lại vòm bàn chân cho hiệu quả thấp hơn, mặt khác thời gian mang đế chỉnh hình cũng dài hơn. Ở những người trưởng thành, việc mang đế chỉnh hình cũng chỉ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng đau và thoái hóa ở khớp, chứ không thể chỉnh lại vòm bàn chân.

Phương pháp phẫu thuật bàn chân bẹt

Phẫu thuật ít được áp dụng vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Nhiễm trùng vết thương; Các dây thần kinh bị tổn thương khiến tê liệt. Bên cạnh đó phương pháp này đòi hỏi thời gian hồi phục tương đối dài, chi phí lại đắt đỏ.

Phẫu thuật bàn chân bẹt chỉ được áp dụng trong các trường hợp dị tật nghiêm trọng, cấu trúc xương bị biến dạng nhiều, hoặc các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Các thủ thuật mổ bàn chân bẹt gồm: Cắt bỏ xương để điều chỉnh lại cấu trúc đã bị biến dạng; Thay khớp nhân tạo; Loại bỏ các gai xương hoặc màng hoạt dịch; Ghép xương vào bàn chân với mục đích hình thành độ lõm cần thiết.

Rèn luyện thể chất

Đối với những người bị mắc hội chứng bàn chân bẹt, việc luyện tập cơ bàn chân là rất quan trọng. Người bệnh có thể sử dụng chân để tập nhặt các viên bi, viết các số hoặc chữ trong bảng chữ cái lên cát, sắp xếp lại đồ vật [thay vì dùng tay].

Bên cạnh đó là các bài tập co giãn cơ bắp chân và gót chân cũng có tác dụng thúc đẩy hình thành vòm bàn chân. Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra lời khuyên là nên thực hiện các bài tập kết hợp với  sử dụng đế chỉnh hình bàn chân để cho hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể áp dụng liệu pháp massage, thực hiện mát xa cho bàn chân với quả bóng gai bằng cao su.

Bài tập vật lý trị liệu cho bàn chân bẹt

Bài tập co giãn gót chân

- Đứng thẳng, hai chân rộng ngang vai, hai tay chống vào hông.

- Bước chân trái lên trước, chân phải bước về sau

- Khuỵu đầu gối chân trái, đồng thời hạ trọng tâm cơ thể ra phía trước cho tới khi thấy căng ở băp chân và gân gót [gân Asin].

- Chú ý: Khi thực hiện động tác cần giữ gót chân luôn chạm sàn và lưng thẳng.

Bài tập lăn chân với bóng 

- Các bạn ngồi trên ghế, đặt 1 quả bóng tennis hoặc golf dưới lòng bàn chân.

- Sử dụng chân để lăn trái bóng, tập trung nhiều vào khu vực vòm bàn chân.

- Làm trong 2 – 3 phút rồi đổi chân.

- Trong quá trình thực hiện giữ lưng luôn thẳng.

Bài tập cho cơ bắp chân

- Đứng thẳng, 2 tay đặt lên hông.

- Nhón người lên hết mức, có thể dựa vào tường để trợ lực.

- Giữ nguyên tư thế nhón trong 5 giây rồi hạ chân xuống như cũ.

- Thực hiện 2 – 3 hiệp, mỗi hiệp 10 – 15 lần.

Bài tập lăn chân với khăn

- Ngồi trên ghế, gấp gọn và trải một tâm khăn tắm ở dưới lòng bàn chân.

- Ghì chặt phần gót chân xuống sàn, sử dụng các đầu ngón chân để uốn cong và chà lên khăn.

- Sử dụng lực nâng vòm bàn chân lên trong khi thực hiện chà khăn, cố gắng giữ phần xương khớp của ngón chân luôn tiếp xúc với khăn.

- Duy trì bài tập 10 – 15 lần rồi đổi chân.

Bài tập cho ngón chân

- Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.

- Sử dụng ngón chân cái để làm điểm tựa, nâng 4 ngón chân còn lại lên khỏi mặt đất.

- Tiếp đó các bạn hạ 4 ngón chân xuống và dùng chúng làm điểm tựa giúp nâng ngón chân cái lên.

- Thực hiện 5 – 10 lần, duy trì thời gian thực hiện nâng ngón chân cái lên trong vài giây.

- Để dễ dàng khi thao tác các bạn nên làm từng bên chân thay vì cả hai chân cùng lúc.

Trên đây là một số chia sẻ về Vật lý trị liệu bàn chân bẹt từ Daiviet Sport. Qua các thông tin trong bài viết chúng ta đã cùng hiểu hơn về dị tật bàn chân bẹt, nguyên nhân hình thành, hệ lụy với sức khỏe, phương pháp điều trị, cũng như các bài tập cho người bệnh.

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề