Văn miếu quốc tử giám luyện tập quân sự

[Sóng trẻ] - Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức lễ dâng hương nhớ đến công lao của danh nhân Chu Văn An.

Để tôn vinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ công lao thầy giáo Chu Văn An. Theo ghi nhận của PV, số lượng khách tìm đến tăng gấp đôi ngày thường.

Em Vũ Thắng, học sinh trường THPT Đào Duy Từ cho biết: “Hôm nay em đến thắp hương tại đền cùng với các bạn trong lớp. Đây là dịp để tri ân công đức của các bậc tiền nhân nhân ngày 20/11. Bên cạnh đó, ghé thăm Văn Miếu, em hi vọng những nguyện vọng trong năm học tới của mình sẽ thành hiện thực".

 Học sinh đến tham quan tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. [Ảnh: Thu Trang]

Bên cạnh lễ dâng hương, nhân dịp kỷ niệm ngày lễ hiến chương các nhà giáo Việt Nam, không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn tổ chức nhiều hoạt động đặc biệt như: Chủ đề giáo dục di sản tìm hiểu về Thầy giáo Chu Văn An qua ô chữ kì diệu; Trường thi Trạng nguyên nhí tại Sân Nhà Thái học,... Nhiều em học sinh tỏ ra thích thú khi tìm hiểu về Bia Tiến sĩ, cách thức học tập, thi cử thời phong kiến.

Chị Đỗ Quỳnh Anh [Đống Đa, Hà Nội] chia sẻ: “Ban đầu tôi có ý định cho các cháu tham gia trải nghiệm tìm hiểu về 'Lớp học xưa', 'Bia Tiến sĩ' tại khu di tích nhưng sau đó tôi đã quyết định cho các cháu tham gia chương trình 'Tìm hiểu về Thầy giáo Chu Văn An qua ô chữ kì diệu'. Đây là một chủ đề rất hay và có ý nghĩa, hướng đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam”.

Chị Thu Hà cùng gia đình nghe thuyết minh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. [Ảnh: Thu Trang]

Chị Nguyễn Thu Hà [Hoàng Mai, Hà Nội] phụ huynh học sinh chia sẻ: “Nhân dịp 20/11 tôi cho các cháu đến tham quan các di tích lịch sử, được nghe thuyết minh giới thiệu về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám như lịch sử hình thành, truyền thống hiếu học, khoa cử của ông cha,…thắp hương trước hương án của thầy Chu Văn An, đây cũng là dịp để các cháu được tìm hiểu kĩ hơn về các bậc tiên hiền".

Các em học sinh tìm hiểu về Bia Tiến sĩ – Di sản tư liệu thế giới. [Ảnh: Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám]

Tại sự kiện, các em được dâng hương và nghe đọc chúc văn tưởng nhớ công ơn danh nhân Chu Văn An. Buổi lễ biểu trưng cho sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, việc thực hành nghi thức dâng hương ở Văn Miếu Quốc Tử Giám có ý nghĩa rất quan trọng đối với các thế hệ người Việt Nam. Điều này giúp các em học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống hiếu học của ông cha ta. Qua đó, nâng cao lòng tự hào dân tộc, phát huy ý chí quyết tâm học tập và rèn luyện để xứng đáng với công ơn của các bậc tiền nhân.

Khu di tích còn là điểm đến thu hút khách du lịch trên thế giới. [Ảnh: Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám]

“Trước khi có kì thi hay dịp lễ tết em đều đến đây để thắp hương. Nhân ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20/11, em mong được hiểu hơn về truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học thông qua tấm gương của thầy giáo Chu Văn An”, em Nguyễn Trà My - Học sinh trường THCS Đống Đa chia sẻ.

Khi đức Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long – nơi mà trong nhận định của vị vua sáng lập triều Lý viết trong Chiếu thiên, đô là không chỉ “có hình thể rồng chầu hổ phục”, mà còn là nơi “dân cư không phải khốn đốn vì nỗi tối tăm, ẩm thấp, vạn vật phong thịnh tươi tốt… Xem đấy là nơi thắng địa, chỗ bốn phương tụ họp, có thể làm thượng đô kinh sư của muôn đời” – thì đó là điềm báo trước một vận hội mới của quốc gia.

Khi đức Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long – nơi mà trong nhận định của vị vua sáng lập triều Lý viết trong Chiếu thiên, đô là không chỉ “có hình thể rồng chầu hổ phục”, mà còn là nơi “dân cư không phải khốn đốn vì nỗi tối tăm, ẩm thấp, vạn vật phong thịnh tươi tốt… Xem đấy là nơi thắng địa, chỗ bốn phương tụ họp, có thể làm thượng đô kinh sư của muôn đời” – thì đó là điềm báo trước một vận hội mới của quốc gia.

Giữ nước gắn với trọng hiền tài

Khi xưa An Dương Vương xây thành ốc, sử chép qua huyền thoại những nhọc nhằn mà triều đại này phải xây thành cao hào sâu để chống chọi, mà cũng không chống chọi nổi giặc ngoại xâm. Thời Lý xây thành không thấy sử chép cụ thể có nhọc nhằn hay không, nhưng điểm lại từ đó về sau này không mấy khi các triều đại phải dựa vào thành để chống giặc.

Như thời Lý thì đánh giặt từ xa, “tiên phát chế nhân”: Ở tận châu Ung, châu Khiêm bên nước họ, hay dựa vào sông lập lũy tận. Như Nguyệt bên Kinh Bắc. Mãi muộn sau này, hai vị tổng đốc anh hùng đều bị vỡ thành mà phải tuẫn tiết khi lấy quân giữ thành mà thảm bại.

Dường như với các triều đại kể từ thời Lý, việc giữ nước quyết định ở trong lòng người thuận với lòng trời hơn là đắp hào cao đào hào sâu. Việc mà triều Lý quan tâm và các triều sau cũng quan tâm là xây chùa và hành đạo, đào tạo và trọng dụng hiền tài.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám xưa. Ảnh: IE

Cùng với “Tứ trấn” được lập ở Đông – Tây – Nam – Bắc nhờ thần linh trấn trị thì chỉ một hoa hội [60 năm] sau ngày định đô ở Thăng Long, vua Lý Nhân Tông đã lập Văn Miếu để 5 năm sau [1075] đã mở khoa thi đầu tiên chọn người có học. Và ngay năm sau, vua Lý Nhân Tông đã thành lập Quốc Tử Giám như một thiết chế Nhà nước chăm lo việc học và hun đúc nhân tài cho quốc gia.

Giống như Điện Kính Thiên là không gian thiêng liêng nhất của kinh thành, trải qua nhiều biến động của chính trị và thời gian không hề thay đổi, Văn Miếu – Quốc Tử Giám dường như cũng vậy.

Bởi lẽ không đời nào mà không trọng việc học. Sử sách chép đến nhiều lần Văn Miếu – Quốc Tử Giám được tu bổ, đặc biệt là lần “đại trùng tu” dưới thời Lê Thánh Tông – một triều thịnh trị với nhiều thành tựu về trí tuệ.

Ngoại lệ được bảo tồn

Sử chép công trình sửa sang năm 1438 cho thấy quy mô khá lớn của cơ sở giáo dục này. Và cũng dưới triều vua này, bắt đầu công việc vinh danh những người đỗ đạc vào bia đá, tạo nên một di sản vật thể và cả phi vật thể mà giờ đây ta đang kế thừa và mới đây đăng ký làm di sản văn hóa của nhân loại.

Cũng phải nói thêm rằng, thời Minh kéo dài hai thập kỷ đầu thế kỷ XV đã chứng kiến chính sách hủy diệt nền văn hóa Đại Việt của quân xâm lược. Nhưng chính vì Văn Miếu thờ Khổng Tử và các học trò của ngài đều là người phương Bắc nên Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành một ngoại lệ được bảo tồn.

Những cuộc phân tranh giữa nhà Tây Sơn và các chúa đã chứng kiến những đổ vỡ hư hại tại đây. Và để đáp lại kiến nghị của dân làng Văn Chương xin vua Quang Trung dựng lại nhà bia trong Giám, người anh hùng áo vải đã trả lời thật lịch thiệp tựa người Thăng Long: “Nay mai dựng lại nước nhà/ Bia nghè lại dựng trên tòa muôn gian”.

Hoàng đế Quang Trung băng hà, người kế vị là Quang Toản đã quyết định trùng tu Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chưa kịp làm thì nhà Tây Sơn đổ.

Nhưng vua đầu triều Nguyễn Gia Long đã giao tống trấn Bắc Thành không những sửa sang mà còn dựng thêm một kiến trúc giờ đây giờ đây trở thành biểu tượng của Thủ Đô, đó là Khuê Văn Các [1805]. Cuối thế kỷ XIX, Văn Miếu – Quốc Tử Giám một phen bị binh đao nhiễu sự.

Nó đã bị quân đội chiếm đóng, có lúc đã định dùng làm nơi quy tập những người mắc dịch để rồi thiêu hủy cho hợp vệ sinh của người Tây Phương đang cai trị. Chính vòng tường thành thấp bao quanh hiện nay mới được dựng vào thời Tây phá thành và dùng gạch dỡ thành để khoanh khuôn viên hạn hẹp như hiện tồn. Khu đây có thời hoang vắng, biến thành nơi cư trú của quạ, nên Tây gọi Văn Miếu – Quốc Tử Giám là “Chùa Quạ” [Pagode des Corbeaux]…

Nhưng rồi cũng chính nền văn minh phương Tây đã xác lập những giá trị theo quan điểm hiện đại, nay thông qua Viện Viễn Đông Bác Cổ lại xếp hạng để bảo tồn như một di tích của nền văn minh bản địa [1906] để rồi gần một hoa hội tiếp theo, năm 1962, Bộ Văn hóa xếp hạng di tích, năm 1994 xây Nhà bia để bảo quản một trong những di sản vật thể quan trọng này. Rồi năm cuối cùng của thiên niên kỷ cũ, năm 1999 thì khởi công và một năm sau hoàn thành khu Thái học.

Đến nay, có thể nói nơi đây trở thành một địa điểm du lịch sầm uất nhất và cũng mang tính đặc trưng nhất của Thủ đô Hà Nội. Có thể nói đó là nơi mà người Việt Nam tự hào khi giới thiệu với bạn bè ngoại quốc. Hình ảnh Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton sờ đầu ông rùa đội bia tiến sỹ thật gây ấn tượng.

Nghĩa lý cho muôn đời

Có một quần thể những hiện vật thuộc loại quý nhất của Văn Miếu – Quốc Tử Giám là 82 tấm bia khắc ghi tên tuổi những vị đỗ đại khoa kể từ Khoa Nhâm Tuất [1442] đến muộn nhất là Khoa Kỷ Hợi [1779] trước khi kinh đô triều Nguyễn chuyển vào Huế. Trên tấm bia này còn lưu lại những bài văn bia giàu nghĩa lý.

Bia khoa Nhâm Tuất nói rõ mục đích: “Cho nên lại ghi tên khắc đá bày nơi cửa hiền tài, khiến kẻ sỹ trông vào sinh lòng hâm mộ phấn trấn, tự rèn luyện lấy danh tiết”;

Còn bia năm 1463 thì nói thêm việc khắc bia “Là để gây lạc quan cho kẻ sỹ; bia năm 1565 thì nhấn mạnh “dựng bia vừa để công danh còn mãi đến muôn đời, vừa để sự nghiệp soi sáng ngàn thuở”…

Nhưng có lẽ cái lý sâu xa nhất cũng là thông điệp của người xưa qua những bài văn bia ở đây ngưng tụ lại trong câu nổi tiếng của Thân Nhân Trung soạn năm 1442: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”.

Bia năm 1448 nói thêm: “Nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và nhiều bia đều nhắc đến việc “phải vun trồng, bồi dưỡng nhân tài”…

Cũng phải nói thêm để thấy giá trị của các bài văn bia ở đây thật sâu sắc, vì rằng nó còn cảnh báo: “Kẻ sỹ mong được khắc tên lên bia đá này tất phải làm sao cho danh xứng với thực” [năm 1463] “ví rằng ngoài vuông mà trong tròn, trước trong mà sau đục… sở hành trái với sở học thì làm xấu cho khoa mục” [1557]; “tấm bia này được dựng lên sẽ là để phân biệt ngọc với đá, để người thiện lấy đó mà tự gắng, kẻ ác thấy đó mà e dè, đâu phải chỉ nhìn cho đẹp mắt” …

Ngày xuân nếu bạn vãn cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cùng với vẻ đẹp của cảnh quan kiến trúc ngày một cổ kính, ta sẽ cảm nhận được cái giá trị tiêu biểu của nơi đây còn chính là những nghĩa lý sâu xa mà biết bao thế hệ hiền tài xuất thân từ đây và đúc kết để đây, làm nên giá trị muôn đời của một nền văn hiến của Thủ đô đã ngàn năm tuổi.

Chủ Đề