Luyện tập trang 81 ngữ văn 11

- Mục đích chính so sánh đoạn trích: Làm sáng tỏ lập luận của tác giả: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào cõi chết.

Câu 4 [trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Mục đích thao tác lập luận:

- Mục đích so sánh làm đối tượng nghiên cứu tương quan với đối tượng khác

- So sánh đúng làm bài văn sinh động, thuyết phục hơn

II. Cách so sánh

Câu 1 [trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 1]

- Nguyễn Tuân so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với quan niệm hai loại người:

+ Người chủ trương cải lương hương ẩm: cải cách hủ tục đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao

+ Loại hoài cổ: trở về với cuộc sống thuần phác ngư- tiều- canh- mục đời sống nông dân được cải thiện

Câu 2 [trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Quan niệm soi đường:

- Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu đã thay đổi tâm lý của mình để tạo nên bước chuyển trong sáng tác của nhà văn [người nông dân bước đầu biết đấu tranh]

- Tác giả tạo ra sự đối lập giữa các tuyến nhân vật nhằm tô đậm, làm nổi bật hình ảnh người nông dân phản kháng

Câu 3 [trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Mục đích của sự so sánh:

+ Làm nổi bật lựa chọn, cách thực hiện của tác giả khi miêu tả người nông dân phải biết vùng lên chống lên kẻ áp bức, bóc lột mình

+ Chỉ rõ bản chất của cách nói về người nông dân của “người ta” và Ngô Tất Tố từ đó để người đọc thấy được sự tiên tiến trong suy nghĩ của hai lớp tác giả

Câu 4 [trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Tiêu chí để trích dẫn chứng:

- Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng của tác phẩm Tắt Đèn cao hơn những người theo chủ nghĩa cải lương, hoài cổ

+ Ông chú ý nhấn mạnh các mặt của cảnh đời

Luyện tập

Bài 1 [trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Tác giả so sánh phương Bắc với phương Nam trên các phương diện:

- Văn hóa [vốn xưng nền văn hiến đã lâu]

- Chủ quyền lãnh thổ [sông núi bờ cõi đã chia]

- Phong tục

- Các triều đại trị vì

- Anh hùng, hào kiệt

Bài 2 [trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 1]

- So sánh để thấy sự độc lập và tồn tại từ ngàn đời của nước Đại Việt

- Khẳng định nước Đại Việt là quốc gia độc lập, tự chủ, không kẻ nào được xâm phạm

Bài 3 [trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 1]

- Là đoạn trích có tính lý luận và thuyết phục cao

- Dẫn dắt người đọc đi tới chân lý, kết luận sự tồn tại độc lập của hai quốc gia

- Mục đích lập luận đạt được kết quả

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Nội dung bài Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận sgk Ngữ văn 11 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 11 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.

1. Câu 1 trang 81 Ngữ văn 11 tập 2

Anh [chị] được giao viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài  : “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.

a] Hãy xác định rõ:

– Vì sao bài văn anh [chị] viết để tham gia diễn đàn nên là một bài bình luận?

– Anh [chị] định chọn vấn đề cụ thể nào cho bài viết của mình: bàn về toàn bộ hay chỉ đi vào một khía cạnh của đề tài [ví dụ: chống nói tục ; “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ; biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi” ; dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành ; v.v…]

– Bài văn ấy nên viết theo dàn ý như thế nào?

b] Hãy diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập theo trình tự sau đây :

– Xây dựng tiến trình lập luận.

Anh [chị] có định bình luận theo đúng các bước đã được nêu trong bài Thao tác lập luận bình luận không? Nếu có, anh [chị] phải:

+ Giới thiệu khía cạnh cần bình luận của hiện tượng [vấn đề] thế nào cho vừa trung thực, rõ ràng, vừa sinh động, hấp dẫn.

+ Điểm lại những ý kiến đã nói [viết] về khía cạnh ấy bằng cách nào? [Chọn những ý kiến nào để nội dung vẫn đầy đủ, lại không lan man? Nếu hết các ý kiến rồi mới nhận xét hay nêu ý kiến nào thì kết hợp nhận xét, đánh giá luôn ý kiến đó?]

+ Nêu và bảo vệ quan điểm của mình như thế nào để đạt được các yêu cầu: chặt chẽ, sắc sảo, có sức thuyết phục mạnh mẽ người đọc [người nghe]?

+ Chọng phương hướng nào để bàn rộng và sâu thêm về nội dung bình luận? [Nêu cách giải quyết, mở rộng lĩnh vực bình luật, liên hệ với thực tế,…]

– Tìm cách diễn đạt : Anh [chị] sẽ hành văn như thế nào để thể hiện đwọc nhiệt tình thuyết phục?

– Kiểm tra cẩn thận văn bản viết để sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết.

c] Để công việc luyện tập đạt kết quả tốt, anh [chị] nên tham khảo những đoạn trích có chủ đề tương tự, chẳng hạn:

[…]Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một em học trò phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới : “Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện : “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!”. […]

Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ áo quần đen nhuốc, chân tay run lên vì cơn đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được bố thí vài trăm bạc lẻ để mua chiếc bánh mì. Khác uống café vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, và lại chìa chiếc nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ và nón của ông lão. Ông già cảm động run run, ông không nói cảm ơn mà cúi mái đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông già ấy bị câm.

Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hằng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như những bạn ấy chỉ vẫn nghĩ một cách đơn giản rằng lời nói cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.

Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp : “Cảm ơn”.

[Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, báo điện tử Thanhnienonline, ngày 11-11-2006]

Trả lời:

a] Bài văn tham gia diễn đàn nên là một bài bình luận mục đích nhằm đánh giá, bàn luận, đề xuất ý kiến riêng của bản thân về vấn đề lời ăn tiếng nói của học sinh, một vấn đề mọi người đều đã biết nhưng còn có ý kiến khác nhau.

b] Tùy sự lựa chọn của mỗi học sinh mà bình luận về toàn bộ vấn đề hoặc chọn một khía cạnh của vấn đề.

Ví dụ: 

– Chống nói tục.

– Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

– Biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”.

– Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c] Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu về việc biết nói lời “xin lỗi” ở học sinh văn minh, thanh lịch.

Thân bài:

[1] Đánh giá vấn đề: biết nói lời “xin lỗi” là một biểu hiện đẹp trong lời ăn tiếng nói và ứng xử của người học sinh văn minh, thanh lịch.

– Giải thích ngắn gọn lời “xin lỗi” là gì? Lấy dẫn chứng về lời “xin lỗi”.

– Lời xin lỗi là cần thiết và là biểu hiện đẹp trong lời ăn tiếng của học sinh văn minh, thanh lịch vì:

+ Cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải biết nói lời “xin lỗi” khi có lỗi với người khác hoặc gây ra những phiền toái, bất tiện cho họ.

+ Lời “xin lỗi” thể hiện sự chân thành, lịch thiệp và cả nhân cách của người nói.

[2] Bàn về lời “xin lỗi” của học sinh văn minh, thanh lịch:

– Thói quen nói lời “xin lỗi” cần có ở mọi học sinh và mọi người trong cuộc sống và phải được nói ra kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh và với đối tượng.

– Là người học sinh văn minh, thanh lịch cần biết  nói lời “xin lỗi” không chỉ khi ở trường, với thầy cô, bạn bè mà cần có thói quen đó trong sinh hoạt gia đình, khi giao tiếp xã hội nói chung.

– Hiện nay, rất nhiều bạn học sinh xem nhẹ lời “xin lỗi” hoặc cho đó là giao tiếp rườm rà, hoặc cho đó là khách sáo, từ đó dẫn đến sự cẩu thả, mất tinh tế, thiếu lịch sự và chân thành trong lời ăn tiếng nói, trong tình ứng xử và trong tình cảm. Cần khắc phục điều này vì một con người tốt hơn của chính chúng ta.

2. Câu 2 trang 83 Ngữ văn 11 tập 2

Anh [chị] cần tiếp tục luyện viết một số đoạn văn bình luận để:

a] Trình bày một luận điểm trong dàn ý mà anh [chị] vừa xây dựng trên lớp.

b] Bàn về một hiện tượng [vấn đề] đang được xã hội quan tâm [như : vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai,…]

c] Bàn về một vấn đề văn học [như: tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn Chí Phèo ; sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bèn trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc đối với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử;…].

Trả lời:

a. Trình bày một luận điểm trong dàn ý trên:

Ví dụ: Dàn ý bình luận về khía cạnh biết nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi ” của học sinh văn minh, thanh lịch.

Mở bài: Nêu vấn đề cần bình luận- biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”

Thân bài:

– Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:

+ Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi.

+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

+ Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái

+ Không nói tục, chửi thề…

⇒ Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

– Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

+ Nói tục, chửi thề

+ Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.

+ Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn

+ Nói nhưng không tôn trọng người nghe…

⇒ Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

– Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

+ Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau → văn minh, thanh lịch

Kết bài: Kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm.

b] Bàn về một hiện tượng được xã hội quan tâm [VD: vệ sinh an toàn thực phẩm…].

Gợi ý một số luận điểm cơ bản:

– Giải thích, nêu biểu hiện và thực trạng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đánh giá: vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay phức tạp, không an toàn và đã trở thành vấn nạn quốc gia, đe dọa mọi nhà.

– Bàn luận:

+ Về nguyên nhân, tác hại và hệ lụy lâu dài của thực phẩm bẩn.

+ Về giải pháp, hành động cần có để khắc phục tình trạng thực phẩm không vệ sinh, không an toàn.

+ Từ vấn đề thực phẩm không vệ sinh, không an toàn mở rộng vấn đề về nhân cách và cách ứng xử giữa con người với con người hiện nay.

c] Bàn về một vấn đề văn học [VD: tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao qua truyện “Chí Phèo”…].

Gợi ý một số luận điểm cơ bản:

– Giải thích ngắn gọn “tư tưởng nhân đạo”.

– Đánh giá: Truyện “Chí Phèo” của Nam Cao bộc lộ tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc và hấp dẫn.

– Bàn luận:

+ Nam Cao viết truyện “Chí Phèo” khi mảng đề tài người nông dân đã gặt hái nhiều thành công [Ngô Tất Tố nêu nỗi khổ về sưu thuế qua “Tắt đèn”, Nguyễn Công Hoan phản ánh nỗi khổ bị bọn quan lại đè nén,…].

+ Điểm mới của Nam Cao: phản ánh nỗi đau tinh thần, nỗi đau đánh mất chính mình, trở nên tha hóa biến chất của người nông dân lương thiện [qua Chí Phèo là bi kịch tha hóa, lưu manh hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người].

+ Nghệ thuật thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nam Cao độc đáo, hấp dẫn: xây dựng nhân vật điển hình [Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở đều đạt độ điển hình], nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, giọng kể đa thanh, bút pháp phân tích tâm lí nhân vật điêu luyện…

Bài trước:

  • Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền sgk Ngữ văn 11 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Về luận lí xã hội ở nước ta sgk Ngữ văn 11 tập 2

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 11 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 11
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 11
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 11
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 11
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 11
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 11
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 11
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 11 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 11
  • Để học tốt môn GDCD lớp 11

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận sgk Ngữ văn 11 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!

Chủ Đề