Cách lắp đặt ZCT

Trang chủ / Thiết bị điện KDE / Đồng hồ đo KDE / Biến dòng thứ tự không dùng với rơ le bảo vệ dòng rò và chạm đất (ZCT) KDE CBCT 35

Thông tin sản phẩm:

– Mã hàng: KDE CBCT 35

– Hãng sản xuất: KDE

– Bảo hành: bảo hành 12 tháng do lỗi nhà sản xuất

Thông tin chi tiết sản phẩm:

Tính năng Có đầy đủ các chỉ số kỹ thuật có sẵn phù hợp với rơle bảo vệ dòng rò và chạm đất Thiết kế mỏng Trọng lượng nhẹ Encapsulated CBCT Chi phí hiệu quả

Kích thước nhỏ gọn

Điện áp danh định 720 V maximum
Điện áp cách điện 3kV trong 1 phút
Tần số danh định 50 Hz hoặc 60 Hz
Giới hạn dòng điện lớn nhất 1KA continues
5KA for 1.5 Sec.
Terminal Conductor 2.5mm²
Dòng điện tỷ lệ 1 / 1000, 1 / 600 (giá trị khác theo yêu cầu)
Khoảng cách giữa Toroid and relay < 50 meters
Nhiệt độ hoạt động – 20° C đến 70° C
Độ ẩm <95% RH (non condensing)
Enclosure Flame retardant glass filled ABS
Giấy chứng nhận IEC 44 – 1 và IEC185
Lắp đặt Four Fixing Slots

Hãy liên hệ với chúng tôi để mua được Biến dòng thứ tự không dùng với rơ le bảo vệ dòng rò và chạm đất (ZCT) KDE CBCT 35 chính hãng và giá cả tốt nhất.

Điều này gặp nhiều trở ngại do giá thành cầu dao loại đó khá đắt, nhất là với công suất lớn.Để giảm giá thành trong kỹ thuật đảm bảo an toàn điện cho người và thiết bị điện trong công nghiệp, bài viết này đưa ra một giải pháp kỹ thuật như sau:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Trong đó:- ELR là rơ le rò điện (Earth leak- age Relay) có chức năng nhận tín hiệu do ZCT đưa đến (do có hiện tượng người sử dụng thiết bị điện bị giật và rò điện của thiết bị điện) và điều khiển cắt nguồn điện - ZCT là biến dòng pha-trung tính (Zero-phase current Transformer) có chức năng phát tín hiệu về ELR khi có sự cố giật-rò điện- K1 là khởi động từ có chức năng đóng - cắt nguồn điện. Khí cụ điện này được tính chọn trên cơ sở công suất tải- IC là rơle thời gian (IC Timer) có chức năng định thời gian cho chuông báo động sự cố làm việc- AL là chuông báo động sự cố giật-rò điện - LAMP là đèn báo sự cố giật-rò điện. Nên chọn loại đèn nhấp nháy màu đỏ.

Nguyên lý hoạt động cơ bản như sau:

Bản chất vật lý của nguyên lý hoạt động ở hệ thống này là sự cảm ứng với từ trường xung quanh các dây điện L1-L2-L3-N của biến dòng pha-trung tính ZCT. Từ trường tổng hợp của 4 dây điện này sẽ khác nhau trong trường hợp không xuất hiện dòng rò và trong trường hợp xuất hiện dòng rò, dẫn đến điện áp cảm ứng trong ZCT sẽ khác nhau.Khi không có sự cố (không xuất hiện dòng rò qua người và vỏ thiết bị xuống đất) thì K1 luôn ở trạng thái có điện và tải được cấp điện. Tín hiệu điện ở đầu ra của ZCT sẽ thay đổi khi có hiện tượng người sử dụng thiết bị điện bị giật hoặc thiết bị điện bị rò điện xuống đất. Tín hiệu này làm cho ELR tác động, dẫn đến K1 mất điện và IC-AL-LAMP có điện. Điều này đảm bảo cắt nguồn điện và báo có sự cố.Giá trị dòng rò (qua người và vỏ thiết bị điện xuống đất) gây ra tác động tự động bảo vệ của hệ thống trên điều chỉnh được (nhỏ nhất là 0,1A) và thời gian tác động (từ khi có sự cố cho đến khi ELR tác động) cũng điều chỉnh được (nhanh nhất là 0,1s).

Một số điểm chú ý trong tính chọn, chế tạo và lắp đặt:

Để đảm bảo chất lượng (quan trọng nhất là 2 chỉ tiêu: Giá trị dòng rò gây tác động và tính tác động nhanh), điều cần chú ý trong khi tính chọn là phải đảm bảo sự tương thích giữa ZCT và ELR. Trong trường hợp tự chế tạo, cần phải làm thí nghiệm để hiệu chỉnh đạt yêu cầu về 2 chỉ tiêu nêu trên, cụ thể là: Giá trị dòng rò gây tác động phải nằm trong phạm vi từ 0,1A đến 0,9A và thời gian tác động từ 0,1s đến 1,5s.Khi chế tạo mới: Căn cứ vào tổng công suất các thiết bị điện định bảo vệ mà kết hợp chế tạo thành tủ phân phối nguồn có thêm chức năng chống giật-rò điện, bố trí tất cả các phần tử trong sơ đồ trên vào một tủ điện và bổ sung thêm một áptômát và cầu dao thường trước ZCT có nhiệm vụ đóng - cắt nguồn điện cung cấp, đèn và chuông báo sự cố nên lắp nổi ngoài tủ. Trên mặt tủ cũng cẩn bố trí các phần tử đo dòng pha-điện áp pha và điện áp dây, đèn báo pha với các màu tương ứng và đồng hồ đo công suất tiêu thụ.Trong trường hợp tủ phân phối nguồn có sẵn, thì chỉ việc lắp thêm các phần tử như trong sơ đồ trên vào khoảng không gian còn lại trong tủ.

Khi lắp đặt, nhất thiết phải đảm bảo:

- Dây trung tính của nguồn điện và của các thiết bị điện không được nối đất, dây tiếp địa của các thiết bị điện phải được nối vào hệ thống tiếp địa cho các thiết bị điện của từng khu vực:- Tiếp địa cho các thiết bị điện phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn - Tủ phải được đặt ở nơi thoáng-khô ráo, dễ quan sát và thao tác.

Trong tủ nên để các gói hút ẩm.

Hệ thống tự động chống giật-rò điện kiểu trên đã được thiết kế, chế tạo và lắp đặt tại tất cả các phân xưởng sản xuất, trung tâm điều khiển, văn phòng của một nhà máy công nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, với giá thành thấp hơn từ 5 đến 20 lần so với dùng trực tiếp cầu dao tự động tùy tổng công suất thiết bị điện từng khu vực. Chủ đầu tư và tư vấn giám sát nước ngoài đã thí nghiệm và chấp nhận cho phép sử dụng. Đến nay, qua theo dõi thì thấy, hệ thống tự động chống giật-rò điện kiểu trên hoạt động rất tốt.

Nguyễn Tiến Dũng

Biến dòng ZCT – Biến dòng thứ tự khôngZCT Mikro và và ZCT Prok Devicethiết bị điện nhập khẩu, hàng thường xuyên có sẵn, thông số thiết bị theo đúng công bố của nhà sản xuất.

Biến dòng thứ tự không ZCT Mikro

  • 40S – Đường kính trong D = 40mm – Xem catalogue để chọn tiết diện dây dẫn cho biến dòng
  • 60S – Đường kính trong D = 60mm – Xem catalogue để chọn tiết diện dây dẫn
  • 80S – Đường kính trong D = 80mm  – Xem catalogue để chọn tiết diện dây dẫn
  • 120S – Đường kính trong D = 120mm – Xem catalogue để chọn tiết diện dây dẫn
  • 210S – Đường kính trong D = 210mm – Xem catalogue để chọn tiết diện dây dẫn

Cách lắp đặt ZCT

ZCT Prok Device

Đường kính trong từ 35mm, 70mm, 120mm và 210mm.

Cách lắp đặt ZCT

Nguyên lý hoạt động của ZCT

  • ZCTbiến dòng Pha – Trung tính (Zero-phase current Transformer), nó có chức năng phát tín hiệu về ELR (Rơ le rò điện – Earth leak- age Relay có chức năng nhận tín hiệu do ZCT đưa đến) khi có sự cố giật hoặc rò điện
  • Bản chất vật lý của nguyên lý hoạt động ở hệ thống này là sự cảm ứng với từ trường xung quanh các dây điện L1-L2-L3-N của biến dòng pha trung tính – Từ trường tổng hợp của 4 dây điện này sẽ khác nhau trong trường hợp không xuất hiện dòng rò và trong trường hợp xuất hiện dòng rò, dẫn đến điện áp cảm ứng trong thiết bị sẽ khác nhau.

Xem bản đầy đủ : Trợ giúp ZCT và bộ Earth leakge Mikro


elefantino

19-07-2012, 20:59

Tình hình chỗ mình có cái tủ điện bị trip MCCB tổng suốt do bộ Earth leakge tác động. Tủ DB chỉ có MCCB tổng cấp xuống các MCB 1P, ra tải là điện chiếu sáng trong nhà xưởng và ổ cắm. Tất cả 3 dây pha từ MCCB tổng chui qua ZCT rùi đến lũ át tép kia. Mình chỉnh dòng rò lên max hết rùi, tức là 30A ấy mà vẫn bị. Bác nào có kế sách gì hay giúp mình cái.
À, nhân tiện ai có tài liệu hay kinh nghiệm về lắp đặt... ZCT thì chia sẻ với mình nhé. Yếu kém quá.

bác nói rõ xem bác dùng loại earthleakge nào, sơ đồ đấu nối...E cũng từng làm cái này rùi,hi vọng giúp được bác

elefantino

20-07-2012, 07:49

Đấu nối thì có gì khó đâu hả bác. Đúng theo sơ đồ của nó rùi bác ạ, đang dùng hàng của Mikro có dải từ 30mA đến 30A. ##hainamhanoi: Vậy là phải cho cái dây trung tính kia luồn nốt qua nó nữa là OK hả bạn? Có chắc chắn ko để mình tiến hành, có tận 10 cái tủ lận, hic.

Mong tiếp tục nhận dc sự giúp đỡ của mọi người.

vinhphong229

20-07-2012, 08:27

phải có cả N nữa bác ah!trong mỗi cái ELR đều có sơ đồ đấu nối mà,bác xem kỹ lại đi nhé.mà ZCT tốt nhất là phài dùng cùng hãng với ELR nhé

elefantino

20-07-2012, 10:20

Hic, luồn dây N kiểu gì dc nhỉ? Cái ZCT của em bây giờ là cho cáp của các pha từ MCCB tổng chui qua rùi vào đầu cực át tép 1P. Nếu muốn luồn dây N thì luồn tất cả các dây N của tải 1p đó hay chỉ cần luồn dây TT tổng cấp vào thôi? Tủ của em có thanh TT riêng, tất cả tải 1pha sẽ lấy Line ở đầu ra át tép và N bắt trực tiếp vào thanh cái đó.

bạn cần cho dây N tổng qua ZCT, chú ý chiều của dây N ko được ngược. Nếu trung tính và tiếp địa của bạn chung nhau thì tác động ngay đấy, nên đừng có lấy mát ở vỏ. Vẫn tác động đăng đàn hỏi tiếp mình sẽ giúp tới cùng.:yoyo70:

elefantino

21-07-2012, 11:45

Hệ thống điện đó là trung tính nối đất nên trung tính và tiếp địa gần như thông nhau rùi. Biết là thế nên mới hay tác động nhưng không biết có cách hóa giải nào không?

Bạn nói là hay "tác động" ?.có nghĩa là khi bạn đóng điện lên nhưng vẫn chạy và thời gian sau đó mới tác động, như vậy là bạn đã đấu dây của thiết bị đó vào dây tiếp địa rồi. Bạn nhớ phải đưa dây trung tính qua ZCT và tách hết các tải ra, đóng điện lại từng phần xem tác động ở cái nào thì xử lý cái đó. Và cũng không loại trừ thiết bị của bạn bị rò thật nên tác động nên bạn thử mạch khiển trước sẽ biết.

elefantino

24-07-2012, 13:32

Em tưởng cái bộ Earthleakge này thì nếu ko cân pha, trong dây TT có dòng thì nó cũng tác động chứ, hay chỉ mỗi dòng rò chạm đất thôi hả bác? Nó hay tác động là nếu bật nhiều tải sẽ tác động ngay vì để ở ngưỡng cao mà. Tải là bóng đèn và ổ cắm nên lúc bật ít bật nhiều. Nếu để ở ngưỡng mấy Ampe thì bật vài tải là bị rồi, còn hiện tại để max là 30A ấy mà vẫn trip. Hệ thống TT nối đất có ảnh hưởng nhiều ko hả bạn? Có cách nào khắc phục với hệ thống này không?

Phải coi lại trung tính của bạn có nối với vỏ tủ hay nối với dây PE không đã. Nếu tủ bạn có 4 dây vô, một dây trung tính nối với thanh trung tính và nối với các CB nhỏ mà không nối với vỏ tủ thì bạn tháo dây trung tính nối với thanh trung tính và luồn dây này qua ZCT sau đó nối với thanh trung tính.

Còn nếu nối trung với vỏ tủ, thì chỉ còn cách bỏ chức năng dòng rò của CB tổng đi thôi.

elefantino

24-07-2012, 16:54

vậy là chỉ cần luồn dây TT này qua ZCT là dc hả bạn?

Em tưởng cái bộ Earthleakge này thì nếu ko cân pha, trong dây TT có dòng thì nó cũng tác động chứ, hay chỉ mỗi dòng rò chạm đất thôi hả bác? Nó hay tác động là nếu bật nhiều tải sẽ tác động ngay vì để ở ngưỡng cao mà. Tải là bóng đèn và ổ cắm nên lúc bật ít bật nhiều. Nếu để ở ngưỡng mấy Ampe thì bật vài tải là bị rồi, còn hiện tại để max là 30A ấy mà vẫn trip. Hệ thống TT nối đất có ảnh hưởng nhiều ko hả bạn? Có cách nào khắc phục với hệ thống này không?

Bạn xem cái tên của nó thì hiểu chức năng thôi. Nó là tb bảo vệ dòng chạm đất, nôm na về nguyên lí là thế này: nó kiểm soát dòng "đi" và dòng "về" thông qua các dây pha và dây trung tính. Cái ZCT phải ôm lấy tất cả các dây này theo đúng chiều. Khi ok, tổng đại số dòng điện trong các dây pha bằng về trị số nhưng ngược chiều với dòng trong dây TT, deltaI=0. Khi có chạm đất ở bất kì dây nào sau ZCT, deltaI#0 và nó đủ lớn thì TB của bạn sẽ tác động. Như vậy thấy rõ 1 điều quan trọng là không được nối đất lặp lại dây TT trong vùng làm việc của bảo vệ.

bạn chỉ cần: + đấu đúng sơ đồ + luồn 4 dây nguồn tổng 3ph+1N đi qua ZCT + đấu các phụ tải 220v vào dây N, đấu vào vỏ tủ PE là tác động ngay...

bạn muốn bít do thiết bị nào gây ra thì bật lần lượt rùi loại trừ dần