Các phương thức đánh giá công bố hợp quy năm 2024

Chứng nhận hợp quy phương thức 7 là gì? Thủ tục cần biết

Chứng nhận hợp quy phương thức 7 là một phương thức được các tổ chức chứng nhận hợp quy áp dụng phổ biến khi thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm theo quy định pháp luật tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Theo đó, một số sản phẩm mặt hàng bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 để có thể lưu thông hợp pháp. Dưới đây Vinacontrol CE Hồ Chí Minh cung cấp các thông tin liên quan mà Quý bạn có thể tìm hiểu phương thức này một cách chi tiết nhất.

\>>> XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:

  • Mô hình SERVQUAL Trong Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ
  • Bảng đơn vị đo độ dài chi tiết và cách quy đổi đơn giản
  • Chất lượng sản phẩm là gì? 5 tiêu chí đánh giá chất lượng
  • 2 Phút hiểu hết về Biểu đồ Histogram trong quản lý chất lượng
  • Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 là gì? Thông tin doanh nghiệp cần biết

Nội Dung Bài Viết

1.1 Khái niệm

Theo như Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 phân loại các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy bao gồm 8 phương thức. Trong đó Điểm g khoản 1 Điều 5 Thông tư này quy định Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa là một phương thức nhằm đánh giá sự phù hợp của sản phẩm.

Việc Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa tại phương thức 7 sẽ căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo. Do đó, chứng nhận hợp quy sẽ chỉ có giá trị cho lô hàng, sản phẩm cụ thể và không cần tiến hành các biện pháp giám sát tiếp theo.

Các phương thức đánh giá công bố hợp quy năm 2024
Chứng nhận hợp quy phương thức 7 cho hàng hóa nhập khẩu

\>>> ĐỌC THÊM: Chứng nhận hợp quy là gì? 5 điều cần biết khi thực hiện

1.2 Đối tượng thực hiện chứng nhận hợp quy phương thức 7

Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư số: 28/2012/TT-BKHCN thì Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật là tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy (sau đây gọi tắt là tổ chức chứng nhận được chỉ định). Theo đó chỉ có những đơn vị chứng nhận hợp pháp được sự chỉ định của nhà nước mới có thể thực hiện chứng nhận hợp quy và cấp chứng nhận hợp quy có giá trị.

Do đó, tổ chức chứng nhận hợp pháp sẽ cấp chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 cho các sản phẩm lô hàng cụ thể, nhất định và chứng nhận này chỉ có hiệu lực với lô hàng đã được đánh giá.

\>>> THAM KHẢO THÊM: 35+ Ý tưởng trò chơi team building trong nhà đơn giản, hiệu quả

Dưới đây là những sản phẩm, hàng hóa cần chứng nhận hợp quy theo phương thức 7:

  • Những sản phẩm hoặc hàng hóa có thể xảy ra nguy cơ mất ổn định trong khâu sản xuất. Hoặc là sản phẩm hoặc hàng hóa bị biến đổi do quá trình vận chuyển và lưu thông trên thị trường;
  • Những loại hình sản phẩm hay hàng hóa nằm trong nhóm có khả năng gây hại. Hay nói cách khác chúng có thể ảnh hưởng đến độ an toàn về sức khỏe của con người và động vật. Đây là những sản phẩm thuộc hàng hóa nhóm 2.

\>>> THAM KHẢO NGAY: Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật theo QCVN 01-188:2018/BNNPTNT

1.3 Nguyên tắc của chứng nhận hợp quy

Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa theo phương thức 7 phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Hàng hóa sản phẩm được phân định theo lô đồng nhất;
  • Không thực hiện xem xét được các yêu cầu bảo đảm duy trì ổn định chất lượng.
    Các phương thức đánh giá công bố hợp quy năm 2024
    Chứng nhận hợp quy phương thức 7 được tiến hành và đánh giá theo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, lô hàng

\>>> XEM THÊM: Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu và công bố hợp quy

2. Quy trình chứng nhận phương thức 7

Việc đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy theo phương thức 7 được thực hiện như sau:

Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để đưa ra kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa đó mà không cần đánh giá, giám sát.

Bước 1: Lấy mẫu sản phẩm hàng hóa

  • Mẫu thử nghiệm là mẫu được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng.
  • Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.

\>>> TÌM HIỂU NGAY: Thủ tục nhập khẩu thang máy | Quy trình chi tiết

Bước 2: Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm với tiêu chuẩn quy định

  • Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận.
  • Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

\>>> ĐỌC THÊM: Chứng nhận là gì? Đối tượng tham gia hoạt động chứng nhận

Bước 3: Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa

Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

\>>> XEM THÊM: Chứng nhận hợp quy mặt nạ phòng độc | Uy tín – Chất lượng

Bước 4: Kết luận về sự phù hợp

  • Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp nằm trong giới hạn cho phép.
  • Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là không phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp vượt quá giới hạn cho phép.

Lưu ý: Sau khi đánh giá chứng nhận thành công sẽ đạt được giấy hợp chuẩn hợp quy và Giấy chứng nhận chỉ có hiệu lực với lô hàng hóa sản phẩm đã được đánh giá.

Các phương thức đánh giá công bố hợp quy năm 2024
Giấy chứng nhận hợp quy phương thức 7 Vinacontrol CE HCM cấp

\>>> XEM THÊM: Chứng nhận bê tông tươi | Hướng dẫn thủ tục chi tiết

3. Công bố hợp quy cho hàng hóa nhập khẩu

Sau khi doanh nghiệp được Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 (kiểm tra chất lượng hàng hóa), doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động công bố hợp quy cho sản phẩm. Mỗi sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Bộ, Sở khác nhau. Doanh nghiệp cần xác định được sản phẩm thuộc Bộ nào quy định thì sẽ nộp giấy đăng ký lên Bộ đó.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý: trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

\>>> XEM NGAY: 9 Mẫu bảng kế hoạch công việc cá nhân, tuần, tháng trên Excel

Trên đây là những thông tin cần thiết về chứng nhận hợp quy phương thức 7, Qúy doanh nghiệp có nhu cầu về