Các loại cảm biến trên xe ô tô

Chắc hẳn có không ít người vẫn chưa nắm rõ được vị trí, vai trò của các loại cảm biến ô tô? Đừng lo lắng hãy xem ngay 8 loại cảm biến trên ô tô phổ biến dưới đây do MINH ĐỨC AUTO tổng hợp để gia tăng thêm sự hiểu biết, kiến thức cho mình nhé!

1. Cảm biến vị trí trục khuỷu (Crankshaft sensor) - 1 trong 8 loại cảm biến trên ô tô phổ biến

Cảm biến vị trí trục khuỷu có vai trò chính là xác định tốc độ động cơ cùng vị trí chính xác của pit-tông. Cảm biến này có thời gian hoạt động cùng lúc với cảm biến trục cam nên sẽ giúp nhận biết được vị trí pit-tông & vị trí của các xupap để tính toán chuẩn xác thời gian đánh lửa và lượng nhiên liệu phun vào phù hợp. Cảm biến vị trí trục khuỷu thông thường sẽ được đặt gần puly trục khuỷu ở vị trí phía trên trục khuỷu hoặc bánh đà.

Các loại cảm biến trên xe ô tô

Cảm biến vị trí trục khuỷu (Crankshaft sensor) - 1 trong 8 loại cảm biến trên ô tô phổ biến

Đây được đánh giá là cảm biến quan trọng hàng đầu trên động cơ,nếu cảm biến bị lỗi, động cơ có thể gặp phải hiện tượng Misfire, bị rung hoặc Backfires.Nếu cảm biến hỏng thì động cơ sẽ ngừng hoạt động.

2. Cảm biến kích nổ ô tô ( Knock sensor)

Cảm biến kích nổ - 1 trong 8 loại cảm biến trên ô tô phổ biến có vai trò chính là thu nhận và truyền tải các rung động mạnh xuất hiện khi động cơ bị nổ rộng do thời gian đánh lửa sớm hay buồng đốt bị đóng quá nhiều muội than. Thời điểm này, ECU  sẽ điều chỉnh thời gian đánh lửa chậm hơn dựa trên 1 hóc độ phù hợp để giảm thiểu tối đa hiện trạng này.

Cảm biến thường hay được  bố trí bên ngoài thân máy, trên ống góp hút hoặc nắp xy lanh .

Dấu hiệu bị hỏng: Sáng đèn Check Engine, xuất hiện tiếng khua kim loại lớn khi tăng tốc độ xe.  Lúc này bạn có thể tham khảo dùng các loại xăng có chỉ số octan cao để ra quyết định sửa hay thay mới nó hoàn toàn.

3. Cảm biến bướm ga ô tô (TPS – Throttle Position Sensor)

Vai trò chính của cảm biến là giám sát vị trí cánh bướm ga, thu nhận , truyền tải tất cả những thông tin có liên quan cho ECU. 

Thực hiện điều chỉnh bằng cách bổ sung hoặc giảm lượng nhiên liệu cung cấp tới buồng đốt  sao cho tiết kiệm, phù hợp.

Cảm biến bướm ga thường được đặt ở vị trí ngay đầu trục của bướm ga.

Khi cảm biến bướm ga hỏng thì lúc này đèn Check Engine sẽ sáng lên, tình trạng sang số bất ổn.  động cơ lên ga không đều, tốc độ không ổn định và có thể sẽ chết máy bất ngờ.

Để kiểm tra tình trạng cảm biến có thể dùng máy đo sau đó đọc các lỗi.

Khi giá trị thu được quá cao hay quá thấp hoặc tín hiệu bị mất thì có nghĩa là cảm biến đang bị trục trặc.

4. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô (Engine Coolant Temperature sensor)

Vai trò của 1 trong 8 loại cảm biến trên ô tô phổ biến này là đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ , sau đó truyền tải tín hiệu tới bộ xử lý trung tâm để tính toán khoảng thời gian phun nhiên liệu,  góc đánh lửa sớm, cùng tốc độ chạy không tải …

Với một số dòng xe thì tín hiệu này còn dùng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả, và chạy quạt làm mát cho động cơ xe.  

Vị trí cảm biến thường gắn trên thân động cơ, tiếp xúc với nước làm mát.

Dấu hiệu nhận biết hư hỏng: Sáng đèn CHECK ENGINE với thông báo hỏng cảm biến, tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với bình thường, khó khởi động xe, mất nhiều thời gian làm nóng động cơ.

5. Cảm biến lưu lượng khí nạp ô tô (MAF Sensor )

Chức năng chính: đo khối lượng khí nạp  đi qua cửa hút  sau đó truyền thông tin về ECU để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun đáp ứng tiêu chuẩn.

Vị trí cảm biến: Gắn trên cổ hút

Dấu hiệu nhận biết hư hỏng: Đèn CHECK ENGINE nhấp nháy hoặc phát sáng, động cơ chạy bất ổn, công suất kém, tốn nhiên liệu,....

Các loại cảm biến trên xe ô tô

Cảm biến lưu lượng khí nạp ô tô 

6. Cảm biến áp suất khí nạp ô tô (MAP – Manifold Air Pressure sensor)

Chức năng: Giám sát sự thay đổi chân không ở bên trong của ống góp hút, thông báo tín hiệu áp suất bằng dạng điện áp/ tần số cho bộ xử lý trung tâm để  tính toán lượng nhiên liệu cần cho động cơ cùng thời gian đánh lửa.

Vị trí cảm biến sẽ được gắn tại đường khí nạp ở cổ hút.

Dấu hiệu nhận biết hư hỏng : Khi cảm biến áp suất khí nạp hỏng thì đèn  CHECK ENGINE  sẽ sáng và báo lỗi MAP sensor,xe tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu, động cơ nổ bất ổn, có nhiều khói xe xả ra,...

Có thể kiểm tra bằng cách dùng máy đo và đọc tín của Data

7. Cảm biến oxy (Oxygen sensor)- 1 trong 8 loại cảm biến trên ô tô phổ biến

Nhiệm vụ cảm biến sẽ đo lượng oxy dư có bên trong khí thải động cơ sau đó truyền tải tín hiệu về ECU nhằm điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu  cùng lượng khí sao cho thích hợp. 

Vị trí: Được gắn trên đường ống xả.

Dấu hiệu nhận biết hư hỏng: Đèn CHECK ENGINE bật sáng, tốn nhiên liệu một cách bất thường, khí xả không đạt tiêu chuẩn.

8. Cảm biến vị trí trục cam ô tô (Camshaft sensor)

Nhiệm vụ xác định vị trí của trục cam rồi truyền thông tin tới bộ xử lý trung tâm để tính toán chuẩn xác thời điểm phun nhiên liệu. Cảm biến này hoạt động song song cùng với vị trí trục khuỷu  giúp động cơ có thời gian phun xăng và đánh lửa  tối ưu.

Vị trí cảm biến gắn ở đỉnh xy lanh hoặc phía trên nắp hộp chứa trục cam. 

Các loại cảm biến trên xe ô tô

Cảm biến vị trí trục cam ô tô 

Dấu hiệu nhận biết hư hỏng: Xe thường khó khởi động, động cơ bị bỏ máy, không thể tăng tốc,...và đèn CHECK ENGINE bật sáng.

Trên đây là 8 loại cảm biến trên ô tô phổ biến mà các bác tài xế nên biết để bảo vệ xe và tham gia giao thông an toàn, hiệu quả. Ngoài ra còn có rất nhiều loại cảm biến áp suất lốp khác nữa sẽ được MINH ĐỨC AUTO cung cấp vào những bài viết sau. Nên nếu bạn đọc muốn biết thêm thì nhớ ghé thăm chuyên mục thường xuyên nhé!

Muốn giải đáp thắc mắc có thể liên hệ ngay tới:

NỘI THẤT Ô TÔ MINH ĐỨC

  • Địa chỉ: Số 172 Chu Văn An, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Website: noithatotominhduc.com
  • Email:
  • Hotline : 0902.569.912