Các hoạt động của khu vực công là gì năm 2024

Chương 2 : Khu vực công và quản lý khu vực công STT Họ tên học viên Nội dung công việc 1 Nguyễn Lan Hương Khái niệm, Khu vực công và lợi ích công chúng 2 Trần Thị Thu Hưởng Vai trò của khu vực công trong nền kinh tế thị trường 3 Phạm Mai Linh Khu vực công và khu vực tư trong nền kinh tế thị trường 4 Lê Đình Hưng Các yếu tố phi thị trường 5 Nguyễn Hải Nam Các yếu tố thị trường 6 Nguyễn Bảo Trung Đặc điểm cơ bản của quản lý trong khu vực công 7 Trịnh Đình Trường Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý khu vực công 8 Đào Văn Thơ Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý khu vực công 9 Vũ Ngọc Hà Vai trò của nhà nước trong quản lý khu vực công 10 Trần Liên Tuyết Quản lý các nguồn lực công

Chương 2 KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG 2. Khu vực công và vai trò của khu vực công trong nền kinh tế quốc dân 2.1. Khái niệm Khu vực công là một bộ phận rất lớn trong toàn bộ nền kinh tế của nước ta. Đóng góp một phần không nhỏ trong việc: Ổn định xã hội, thu nhập cho ngân sách nhà nước, hỗ trợ nền kinh tế chung... Từ những năm 1986 trở về trước khu vực công phát triển rất mạnh mẽ và rộng khắp, thể hiện qua việc mọi hoạt động trong nền kinh tế đều do nhà nước quản lí. Một nền kinh tế bao cấp toàn phần dưới các hình thức như: Hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước..ưng đây cũng là một thời kì mà “khu vực công” được thực hiện không đúng với cái nghĩa của nó. Hiện nay khu vực công phát triển rất mạnh mẽ và rộng khắp, thể hiện qua việc mọi hoạt động trong nền kinh tế đều do nhà nước quản lí. Quá trình nghiên cứu khu vực công, có thể tiếp cận từ nhiều phía, và mỗi một cách tiếp cận này đều có ý nghĩa khoa học trong việc giúp chúng ta phác thảo lên một bức tranh về khu vực công với một bản chất đa dạng, phức tạp và hết sức sinh động. Khu vực công được nghiên cứu, tiếp cận qua nhiều góc độ khác nhau:

  • Căn cứ vào góc độ cung cấp hàng hóa và dịch vụ đối với nhu cầu của xã hội: có 2 khu vực cung cấp là khu vực công và khu vực tư: khu vực công là khu vực nhà nước, do nhà nước giữ vai trò quyết định, phục vụ nhu cầu chung của cộng đồng.
  • Căn cứ vào tính chất sở hữu: khu vực công là khu vực tập hợp tất cả những gì thuộc về sở hữu nhà nước
  • Căn cứ vào nguồn tài chính: khu vực công là các hoạt động của nó được tiến hành thông qua trợ cấp tài chính của nhà nước
  • Căn cứ vào góc độ quản lý thì khu vực công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân do các cơ quan trong hệ thống Hành pháp từ Trung ương đến địa phương tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân. Theo Stiglitz, khu vực công là khu vực bao gồm:  Hệ thống các cơ quan quyền lực: Hành pháp, tư pháp và lập pháp.  Hệ thống các đơn vị kinh tế của nhà nước: Các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị công ích. Từ các cách tiếp cận trên khái niệm về khu vực công được sử dụng phổ biến nhất như sau: Khu vực công là khu vực hoạt động do nhà nước chi phối nhằm tạo nên các sản phẩm và dịch vụ cho nhu cầu chung thiết yếu của xã hội. 2.1. Khu vực công và lợi ích của công chúng Khu vực công = khu vực nhà nước: mọi thứ, mọi sự đều được quyết định bởi nhà nước (gắn liền với Việt Nam). Ví dụ: ở Việt Nam các đơn vị thuộc khu vực công như quỹ tín dụng nhân dân, kho bạc nhà nước, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân,...
  • Khái niệm 2: Theo Joseph E. Stiglitz (nhà Kinh tế học người Mỹ, giáo sư Trường Đại học Columbia), một cơ quan hay đơn vị được xếp vào khu vực công khi có 2 đặc điểm sau:

có thể truy cập được Internet để họ có thể tiếp cận thông tin về những giông cây khác nhau ở địa phương, giá cả của các sản phẩm nông nghiệp... Các hệ thống hoạt động dựa vào nguồn điện ắc quy hay vào năng lượng mặt trời đều có thể làm dân chủ hóa khả năng tiếp cận của tri thức. Các hình thức ứng dụng về khả năng cung cấp dịch vụ điện tử + Các cuộc họp về chi tiêu công; giáo dục; thông tin cập nhật + Các loại giao dịch: tư vấn về lợi ích phúc lợi; chuyển khoản lợi ích và thanh toán qua mạng điện tử cho các dịch vụ, cấp giấp phép, vận tải...; bầu cử, trưng cầu dân ý, thăm dò ý kiến người dân, kiểm tra việc đặc xá; kê khai thuế qua mạng điện tử; các hệ thống thu lộ phí. + Truy cập thông tin: Tiếp cận nguồn thông tin của chính phủ; giải đáp những câu hỏi thường nhật; hỗ trợ các quan chức chính phủ và các nhà chuyên môn trong việc cung cấp dịch vụ. + Liên lạc từ xa: Các diễn đàn thảo luận về các vấn đề chi tiêu công; giúp đỡ các nhóm chuyên môn và tình nguyện; khiếu nại và yêu cầu của công dân; hỗ trợ khẩn cấp; các cuộc họp liên cộng đồng; trao đổi giữa cha mẹ học sinh và giáo viên... Ngoài ra, lợi ích công chúng còn được biểu hiện ở những chính sách mới của Chính phủ các nước trong khu vực công: - Chính phủ các quốc gia trong khu vực công có hiệu lực hơn, thích ứng với những thay đổi và xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. - Công việc, các chương trình, chính sách của Chính phủ được cải cách. - Bãi bỏ, tư nhân hoá hay thực hiện những chính sách mới đối với doanh nghiệp nhà nước. - Giảm số lượng công vụ, đảm bảo chất lượng và đạo đức công vụ.

2.1. Vai trò của khu vực công trong nền kinh tế thị trường Thế kỷ XX đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống kinh tế, nói đúng hơn là hai giải pháp vĩ mô đối lập nhau: nền kinh tế chỉ huy dựa trên sự kiểm soát tập trung của Nhà nước và nền kinh tế thị trường dựa vào thành phần kinh tế tư nhân. Thế nhưng, chỉ đến cuối thế kỷ XX thì câu trả lời cho sự phân tranh nói trên mới trở nên rõ ràng: mô hình của nền kinh tế chỉ huy đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng, trong việc tạo ra sự phồn vinh và thậm chí cả trong việc nâng cao đời sống nhân dân. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường lại tỏ ra thành công ở nhiều nước từ Tây Âu đến Bắc Mỹ và cả Châu Á nữa. Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường vẫn là cái gì đó chưa thuyết phục và chưa được mọi nước chấp nhận một cách dễ dàng. Vấn đề đặt ra là, nếu thị trường và hệ thống thị trường là hiệu quả thì sao Nhà nước vẫn phải can thiệp vào các hoạt động của nó? Tại sao không thực hiện một chính sách để tư nhân được hoàn toàn tự do kinh doanh? Trả lời vấn đề này, có thể khẳng định rằng, Nhà nước không thể thay thế cho thị trường nhưng nó có thể tác động một cách có hiệu quả đến mọi hoạt động của nền kinh tế thị trường. Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Các nền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đơn có thể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Trong các nền kinh tế thị trường đã Phát triển, Nhà nước có 3 chức năng kinh tế rõ rệt là: can thiệp, quản lý và điều hoà phúc lợi. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định,

khu vực tư nhân (giầy dép chẳng hạn). Khu vực công là một khái niệm để phân biệt với khu vực tư. Sự khác nhau căn bản ở đây nằm ở hai khái niệm “công” và ‘tư”, nhưng càng ngày 2 khái niệm công và tư hay hình thức liên doanh ngày càng được áp dụng và nó đã đạt được hiệu quả cao nên việc phân biệt khu vực công và khu vực tư ngày càng trở nên khó khăn. Tuy vậy, nó vẫn có nhữg điểm khác nhau mang tính nguyên tắc đó là: - Mục tiêu hoạt động: Đặc điểm nổi bật của khu vực công là hoạt động vì mục đích công cộng, lợi ích của cộng đồng, trong khi đó mục tiêu chủ yếu của khu vực tư là lợi nhuận, phục vụ mọi người vì động cơ lợi nhuận. Ví dụ: Một Chính phủ được thành lập ra, hoạt động vì mục đích quản lý chung cho xã hội, điều hoà lợi ích của các cộng động, có nghĩa là Chính phủ hoạt động vì lợi ích của cả đất nước chứ không vì một cá nhân hay tổ chức nào. Nhưng một công ty do tư nhân lập ra, nó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch cụ cho cộng đồng người không vì lợi ích của người tiêu dùng hay của cộng đồng mà là vì lợi nhận do hoạt động này đem lại cho họ. - Tính chính trị: khu vực công vì tính chất chính trị của tổ chức, trong mọi hoạt động của mình khu vực công luôn mang màu sắc chính trị và bị các mục tiêu chính trị chi phối, gây ảnh hưởng. Nhưng khu vực tư lại không hề có màu sắc chính trị, nó hoạt động mà không hề bị tác động bởi một động cơ chính trị nào. Ví dụ: Chính phủ hoạt động trên những nguyên tắc, mục tiêu mà Đảng chính trị đã lập ra Chính phủ, nghĩa là hoạt động của Chính phủ phải nằm trong khuôn khổ đường lối của Đảng chính trị đề ra và luôn mang màu sắc chính trị. Ngược lại khu vực tư, ví dụ như một công ty chỉ bị chi phối bởi lợi nhuận, họ không bị đường lối chính trị của đảng nào lôi kéo, họ đứng bên lề của các mục tiêu chính trị, họ chỉ tuân thủ các mục tiêu của tổ chức mình đề

ra và của pháp luật. - Tính quyền lực: khu vực công mang tính quyền lực Nhà nước, tính mệnh lệnh cưỡng chế rất cao. Hành chính tư không mang tính quyền lực Nhà nước, tính cưỡng chế không cao. Ví dụ: quyết định của Bộ trưởng và giám đốc của người đứng đầu một doanh nghiệp. Một được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước, một đảm bảo bằng điều lệ doanh nghiệp. - Cơ sở pháp lý: khu vực công có những thủ tục hết sức phức tạp, phải tuân theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định, không được phá bỏ, nó luôn luôn cứng nhắc, mang tính quan liêu, chậm chạp,hiệu quả hoạt động thấp. Còn khu vực tư cũng phải tuân theo một số quy tắc nhưng nó lại mềm dẻo và linh hoạt hơn rất nhiều và thủ tục thì đơn giản và dễ dãng thực hiện. Ví dụ: trong một phiên họp thường kỳ của Chính phủ, phải tổ chức tại một ngày nhất định trong tháng và phải do Thủ tướng chủ trì (hay uỷ nhiệm), trong phiên họp phải tuân theo các thủ tục nhất định không thể làm khác, không thể thay đổi, nhưng tại một công ty sản xuất kinh doanh thì các phiên họp có thể tiến hành bất cứ lúc nào, miễn là giải quyết tốt công việc của công ty, các thủ tục đơn giản, nếu cần thiết có thể bỏ qua nhiều công đoạn. - Quy mô tổ chức hoạt động: Quy mô của khu vực công trên nguyên tắc rất lớn, có thể bao trùm cả xã hội hay một lĩnh vực rộng lớn. Nhưng khu vực tư lại có quy mô linh hoạt, tuỳ vào từng tổ chức mà áp dụng quy mô. Ví dụ: Bộ máy của Chính phủ là bộ máy đặc biệt về phạm vi, tầm cỡ, cũng như sự đa dạng của các hoạt động mà Chính phủ thực hiện hơn nữa hoạt động của Chính phủ có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều yếu tố. Còn khu vực tư chỉ có phạm vi trong tổ chức đó và chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nhất định. (Tập đoàn Boeing là tập đoàn xuyên quốc gia tuy nhiên tính toàn bộ các cán bộ quản lý chỉ bằng 1/13 Bộ công chức hành chỉnh của Hoa Kỳ). - Hoạt động của khu vực công chịu áp lực của xã hội và mọi quyết định

Sau đây là một số ví dụ thực tế: Các học giả khác sau nhiều năm đã phát hiện ra vô số những ví dụ trong lịch sử về việc khu vực tư nhân đã cung cấp thành công những “hàng hóa công”. Đôi khi là các công ty tư nhân thực hiện việc này để tìm kiếm những lợi nhuận được tính bằng tiền, một số các trường hợp khác là do người dân hợp tác để có được những lợi ích chung trong thực tế, chỉ có điều là chúng không được quy ra tiền hoặc được trao đổi trên các thị trường truyền thống. Việc phát hiện những ví dụ như vậy thường làm các nhà kinh tế học đặc trưng - những người mà tư duy của họ thường bị đóng khung trong những mô hình tương tác kinh tế sai lầm - ngạc nhiên. Về đường xá thì sao? Với các đường cao tốc giới hạn việc tham gia thì không có vấn đề gì. Những nhà xây dựng đường cao tốc tư nhân có thể dựng các trạm soát vé tại đầu đường và cuối đường để thu phí việc sử dụng đường của họ. Không một kẻ lậu vé nào có thể làm hỏng những nỗ lực thu phí từ những khách hàng sẵn lòng chi trả. Tuy nhiên các khu phố thì lại khác. Thực hiện việc thu phí tại các ngã tư quả là một điều bất tiện khủng khiếp. Theo nghiên cứu của nhà sử học David Beito, một phương thức để giải quyết vấn đề thu phí đối với các đường phố được tư nhân xây dựng đã được thấy tại St. Louis: Năm 1867, các bất động sản tại Benton Place, khu phố tư nhân đầu tiên tại St. Louis, được đưa ra thị trường. Khu phố này được Montgomery Blair, người từng là Tổng Giám đốc Bưu Chính dưới thời Abraham Lincoln thương mại hóa một năm trước đó. Blair đã giao việc thiết kế phố này cho Julius Pitzman. Vào những năm 1870, có ít nhất 4 khu phố tư nhân bao quanh công

viên Lafayette. Pitzman đã thiết kế một công viên tại trung tâm khu phố, một đặc trưng mà sau đó các khu bất động sản được tư nhân xây dựng đều mô phỏng theo. Mọi lô nhà đều trải dài đến công viên trung tâm đó. Theo kiểu kiến trúc của Lucas Place [một phố tại St. Louis có những đặc trưng riêng của khu vực tư nhân], mỗi khu nhà đều có những quy định hạn chế, kể cả quy định phải lùi lại một khoảng cách là 25 foot (đơn vị đo) tính từ đường phố. Tuy nhiên, việc xây dựng các dãy nhà cho nhiều hộ gia đình và sử dụng vào mục đích kinh doanh thì không bị cấm. Các quy định này được thông qua tại các cuộc bầu cử để lựa chọn ra 3 ủy viên hội đồng của các chủ sở hữu các lô nhà trên phố. Các ủy viên này thực hiện việc bảo dưỡng đường phố, thắp sáng, chăm sóc công viên, duy trì hệ thống thoát nước, các ngõ hẻm bằng cách thu một khoản phí hàng năm 50 xu mỗi foot mặt tiền đối với một bất động sản trên phố. Được trang bị bằng quyền sở hữu phố riêng, các cư dân của Benton Place được hưởng một loạt các quyền mà những cư dân ở các khu phố khác không có. Các ủy viên hội đồng thực hiện các quyền làm chủ của cộng đồng cư dân trên phố bằng cách dựng một cổng tại đầu phố này và một bức tường ở cuối phố. Họ có quyền từ chối, không cho những cư dân không nộp khoản phí hàng năm nói trên vào các ngõ hẻm hay công viên trung tâm. Lưu ý rằng những khoản chi trả cho khu phố tư nhân này cũng tương tự như các khoản chi trả cho các hàng hóa công mà người ta thường thấy: hệ thống thoát nước, công viên, dịch vụ vệ sinh và những dịch vụ khác. Bằng cách tập hợp các tiện ích công cộng này vào một gói duy nhất—quyền sở hữu bất động sản trên phố Benton Place— những nhà xây dựng đã thu được tiền nhờ cung cấp các hàng hóa công. Những người không mua bất động sản và không nộp khoản phí nói trên sẽ không có các quyền cư dân để sống tại Benton Place. Cũng cần lưu ý rằng Beito không hề gọi các khoản phí đó là “thuế.” Ông đã đúng khi làm như vậy. Mọi cư dân mua nhà trên phố Benton Place

“các chính phủ hợp đồng”. Trong đó chúng tôi đã lý giải rằng: Một chủ sở hữu khi có ý định chia nhỏ các bất động sản và bán chúng thành các gói riêng rẽ đã hình thành nên một dạng ‘chính phủ hợp đồng’ đặc trưng. Động cơ của các chủ sở hữu này là tạo ra giá trị của các gói bất động sản đó. Như vậy, người tạo ra chính phủ hợp đồng có yếu tố khuyến khích để tạo ra những quy định mang tính hiến pháp có giá trị cao hơn... Các nhà kinh doanh tạo nên “chính phủ hợp đồng” là người nhận được thu nhập ròng dựa trên việc đưa ra những quy định hiệu quả. Ngược lại, các chính quyền đô thị thì không nhận được thu nhập nào từ việc đó. Các thị trưởng, các nhà quản lý đô thị, các thành viên hội đồng thành phố có thể có những yếu tố khuyến khích để đưa ra những quyết định hữu hiệu, nhưng không phải là khuyến khích trực tiếp nếu họ có thể thu lợi trực tiếp từ những quyết định hữu hiệu đó như trong trường hợp các chính phủ hợp đồng. Như vậy, không giống như trường hợp các chính quyền đô thị, nhân tố lợi ích trực tiếp tồn tại để sản sinh ra những quy định có hiệu lực mà theo đó một chính phủ hợp đồng có thể vận hành. 2. Cơ cấu cấu của khu vực công Trong cơ cấu khu vực công có 2 yếu tố là yếu tố thị trường và phi thị trường. * Khái niệm về thị trường: Thị trường có thể được khái niệm theo nhiều cách khác nhau. Chúng được xem xét từ nhiều gốc độ và được đưa ra vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thị trường chỉ địa điểm hay không gian của trao đổi hàng hoá, đó là nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua, hàng và tiền và ở đó diễn ra các hoạt động mua bán. Như vậy, phạm vi của thị

trường được giới hạn thông qua việc xem xét bản chất hành vi tham gia thị trường, ở đâu có sự trao đổi, buôn bán, có sự lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Đây là cách hiểu thị trường gắn với yếu tố địa lý của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiệp hữu của đối tượng được đem ra trao đổi. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá và các dịch vụ. Thị trường là tổng thể những thoả thuận, cho phép những người bán và người mua trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Như vậy, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể như cách hiểu theo nghĩa hẹp trên. Người bán và người mua có thể không trực tiếp trao đổi, mà có thể qua các phương tiện khác để thiết lập nên thị trường. Theo David Begg, thị trường là tập hợp các sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Theo cách hiểu này thì người ta nhấn mạnh đến các quan hệ trao đổi cũng như thể chế và các điều kiện thực hiện việc mua bán. Trong nền kinh tế hiện đại, thị trường được coi là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của các Công ty về sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? các quyết định của người công nhân về làm việc bao lâu? cho ai? đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả, quan niệm này cho thấy mọi quan hệ trong kinh tế đã được tiền tệ hoá. Giá cả với tư cách là yếu tố thông tin cho các lực lượng tham gia thị trường trở thành trung tâm của sự chú ý, sự điều chỉnh về giá cả trong quan hệ mua bán là yếu tố quan trọng nhất để các quan hệ đó được tiến hành.

Các yếu tố phi thị trường chủ yếu hiện nay:

  • Nhà nước: thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực thi quyền lực nhà nước: Lập pháp: tạo ra hành làn pháp lý Hành pháp: thực thi pháp luật, quản lý mọi mặt của đời sống xã hộ Tư pháp: bảo vệ pháp luật
  • Các tổ chức được nhà nước ủy quyền;
  • Các tổ chức phi chính phủ. Những tác động của yếu tố phi thị trường: Thứ nhất, tình trạng áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá của mình tại những thị trường các nước chưa công nhận nền kinh tế phi thị trường. Điều này sẽ gây bất lợi đối với doanh nghiệp trong cạnh tranh với hàng hoá các nước khác khi thâm nhập các thị trường nói trên. Ví dụ như thực tế cho thấy, từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã phải đối phó với 12 vụ kiện chống bán phá giá do Hoa Kỳ và EU tiến hành. Mặc dù Việt Nam cố chứng minh tính chất thị trường của nền kinh tế, nhưng các vụ kiện đó Việt Nam vẫn thất bại và chịu mức áp đặt mức thuế bán phá giá. Đây có thể xem là tác động trực tiếp nhất của tình trạng phi thị trường của nền kinh tế. Nếu theo cam kết WTO, tình trạng này còn phải kéo dài cho đến 12/2018. Thứ hai, những yếu tố phi thị trường sẽ làm sai lệch trong phân bổ đầutư, làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Nhiều dự án lớn cấp quốc gia không hoạt động hiệu quả cũng có nguyên nhân từ sự phân bổ nguồn lực không hợp lý như các dự án mía đường, xi măng, cảng biển, khu công nghiệp tập trung... Những yếu tố phi thị trường của nền kinh tế còn làm méo mó môi trường kinh doanh, tạo ra những hiện tượng tiêu cực như tham

nhũng, đầu cơ, buôn lâu, làm nản lỏng các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Thứ ba, tính chất phi thị trường của nền kinh tế làm giảm khả năng để kháng của nền kinh tế trước những cú sốc bên trong và bên ngoài như đối phó với tình hình tăng giá quốc tế, khủng hoảng tài chính, tín dụng. Ví dụ biến động kinh tế năm 2004 và cuối năm 2007 đến nay đã cho thấy nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc một cách bị động vào nền kinh tế thế giới. Nếu không có những biện pháp đối phó, tình trạng nói trên sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng, đánh mất cơ hội của quá trình hội nhập. Sự hoạt động kém hiệu quả của các thị trường như tài chính tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, ở một mức độ nào đó, thể hiện sự kém hoàn hảo của thị trường nước ta. Thứ tư, sự méo mó thị trường sẽ có tác động tiêu cực đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Việc phân bổ nguồn lực không theo thị trường, môi trường kinh doanh không bình đẳng, hệ thống tài chính yếu kém, các công cụ điều tiết thị trường hoạt động kém hiệu qủa là nguyên nhân làm nảy sinh các vấn đề xã hội như bất bình đẳng về thu nhập, bấp bênh về việc làm, gia tăng các hiện tượng như tham nhũng, quan liêu, làm mất lòng tin của dân chúng. 2.2. Các yềếu tôế th trị ường Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Các yếu tố thị trường có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu của khu vực công: nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung.