Các dang bài so sánh vói bài vợ nhặt năm 2024

Thể hiện sự cảm thông sâu sắc trước số phận của người nông dân trong xã hội cũ, tố cáo, lên án các thế lực tàn bạo đã gây ra bi kịch cho con người và sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của người lao động đó là điều độc giả dễ dàng nhận ra khi đọc Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Hãy tham khảo trích xuất nội dung của một phần tài liệu dưới đây để hiểu hơn về giá trị nhân đạo cao cả trong sáng tác của hai nhà văn:

BÀI MẪU SỐ 1:

Mở bài :

+ Giới thiệu Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt

+Giới thiệu Tô Hoài và Vợ chồng A Phủ

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : Những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng nhân đạo của Kim Lân và Tô Hoài được thể hiện qua hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ”.

Kim Lân và Tô Hoài là những cây bút truyện ngắn nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ là hai truyện ngắn có giá trị nhân đạo sâu sắc nhưng tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn trong từng tác phẩm vẫn có những nét riêng.

Thân bài:

1. Định nghĩa khái niệm giá trị nhân đạo ( luận điểm phụ )

Giá trị nhân đạo trong văn chương truyền thống thể hiện ở nhiều phương diện, khía cạnh. Song nhìn chung, đó là thái độ thương yêu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người, đó là sự đồng cảm với những đau khổ cũng như ngợi ca, đề cao những khát vọng của con người , lên án tố cáo những thế lực áp bức, bóc lột người lao động,… Một tác phẩm hàm chứa những nội dung trên được coi là có tính nhân văn sâu sắc.

2. Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

  1. Số phận bi thảm của con người

“Về các nhân vật Tràng, Thị, Bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt Kim Lân”

  1. Khát khao hạnh phúc, hướng tới tương lai

Vợ nhặt không chỉ cho chúng ta thêm trân trọng những phẩm giá đáng quý của con người mà còn giúp chúng ta hiểu được khát vọng sống của họ. Cái đói, cái chết có thể khiến người ta phần nào tha hóa nhân cách nhưng hạnh phúc đã như một nguồn sinh lực thay đổi cuộc đời họ.

Cuộc hôn nhân lạ lùng của của Tràng với người vợ nhặt ngoài đường là một minh chứng. Không phải trước đó Tràng không khát khao có một gia đình, có một người vợ chăm sóc mẹ anh lúc già yếu. Không phải Tràng không mơ về một ngày nhà cửa quang quẻ, đàn gà ấp nở trong sân, vợ chồng mẹ con vui vầy. Cái cảnh chết chóc, tiếng khóc tỉ tê, cái đói đã khiến con người ta có lúc tưởng như không đủ sức với tới hạnh phúc nhỏ bé ấy. Chỉ tới khi người đọc bắt gặp ánh mắt rạng rỡ, hân hoan của cả Tràng và bà cụ Tứ trước ngọn đèn hiếm hoi, chúng ta mới hiểu rằng nỗi khát khao giờ phút đó đã cháy bỏng da diết như thế nào trong lòng họ. Hai hào dầu phung phí đổi lấy một chút “ sáng sủa” đón mừng hạnh phúc của con trai khiến bà cụ như khỏe lên trẻ lại.

Tải tài liệu So sánh giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chông A Phủ (Tô Hoài) để xem được toàn bộ nội dung của bài viết các bạn nhé.

Các ví dụ hài hước, dễ hiểu luôn để lại ấn tượng trong mỗi buổi học. Đặc biệt là môn Ngữ Văn đầy những câu chuyện, tác phẩm văn học, việc so sánh thực tế, minh họa hài hước sẽ giúp bài học trở nên thú vị, trở thành chủ đề bàn luận xôn xao của cả tiết học. Như cách so sánh của cậu học trò dưới đây, đọc xong bạn sẽ thấy Văn học thú vị cỡ nào.

Được biết, trong giờ Ngữ văn và tìm hiểu về tác phẩm Vợ nhặt, một cậu học sinh lớp 12 được thầy giáo gọi lên bảng kêu so sánh giữa tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và hai chữ nhặt vợ, nhìn cách so sánh mà ai cũng phải khâm phục với trí tưởng tưởng của cậu học trò.

Các dang bài so sánh vói bài vợ nhặt năm 2024

Lý giải giống nhau và khác nhau siêu hợp lý giữa 2 từ Vợ Nhặt và nhặt vợ

Nam sinh này được yêu cầu so sánh tên tác phẩm "Vợ Nhặt" có gì khác so với từ "nhặt vợ". Cậu bạn đã ghi điểm giống nhau "đều là vợ" và khác nhau là "nhặt được vợ".

Giáo viên đưa ra ví dụ này để học trò hiểu rằng: Tác giả đã cân nhắc và đặt tên tác phẩm như thế nào. "Vợ nhặt" có sự khác biệt ý nghĩa văn học với "nhặt vợ".

Bất cứ học trò nào học cấp 3 cũng phải học qua tác phẩm "Vợ Nhặt". Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Tràng, một chàng trai nghèo. Người ta hỏi cưới vợ, nhưng Tràng ở đây lại là "nhặt vợ". Nhan đề đã thể hiện được sự khốn cùng của hoàn cảnh (thảm cảnh nạn đói năm 1945). Bên cạnh đó, nhan đề cũng bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống của nhân vật chính.

Nhiều dân học Văn đã bình luận về màn giải bài tập hài hước này:

-“Giống nhau là nhặt được vợ. Khác nhau ở chỗ 'Vợ nhặt' nhặt là danh từ thấy được giá trị của tình người khao khát hạnh phúc đôi bên. Còn 'Nhặt vợ' là động từ thấy mất giá trị của phụ nữ trong Tràng. Kiểu nhận vu vơ, ế quá nhận đại”.

-“Cả lớp cùng giải cứu cậu học trò ngay thôi”.

-“Hôm qua mình vừa học tác phẩm này, thầy giáo cũng hỏi câu thế này”.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/et-o-et-nam-sinh-lam-bai-so-sanh-vo-nhat-nhat-vo-co-gi-khac-nhau-doc-xong-cau-tra-loi-ma-tinh-ca-nguoi-162220703095417509.htm