Bị covid có tập thể dục được không

Bắt đầu chậm và tăng dần cường độ phù hợp với cơ thể, không tập thể dục khi vẫn còn các triệu chứng bệnh,… là các lưu ý tập luyện sau khi mắc Covid-19.

Nếu quay trở lại tập thể dục với tốc độ tối đa, không cho phép cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sau khi khỏi Covid-19, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để lấy lại thể lực, thậm chí có thể dẫn đến chấn thương.

Bác sĩ, giáo sư y học vật lý và phục hồi chức năng Michael Fredericson (Khoa Phẫu thuật chỉnh hình, Stanford Medicine, California, Mỹ) cho biết, hoạt động thể chất sau khi mắc Covid-19 có thể gây ra các biến chứng như viêm cơ tim đối với những người bệnh trải qua các triệu chứng kéo dài. Người khỏi Covid-19 nên hỏi ý kiến của chuyên gia y tế, trở lại tập luyện một cách thận trọng.

Các bác sĩ y học thể thao tại Bệnh viện Phẫu thuật đặc biệt (HSS), Mỹ, lưu ý người khỏi Covid-19 không nên tiếp tục tập luyện nếu có các triệu chứng sốt dai dẳng, khó thở khi nghỉ, ho, đau ngực hoặc đánh trống ngực.

Bất kỳ bệnh nhân Covid-19 nào có bệnh tim mạch hoặc phổi tiềm ẩn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục tập luyện, ngay cả khi không có triệu chứng.

Bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng có thể bắt đầu trở lại các hoạt động thể chất ở mức 50% cường độ, khối lượng trung bình. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến chuyên gia nếu người khỏi Covid-19 bị đau ngực, sốt, đánh trống ngực hoặc khó thở khi tập luyện.

Theo các bác sĩ y học thể thao tại HSS, những nguyên tắc này áp dụng khác nhau tùy từng trường hợp. Dưới đây là lời khuyên cho những bệnh nhân khỏi Covid-19 trường hợp nhẹ hoặc trung bình khi trở lại tập thể dục.

Bị covid có tập thể dục được không

Người mới khỏi Covid-19 nên vận động 50% cường độ so với trước khi mắc. Ảnh: Freepik.

Không tập thể dục khi còn triệu chứng Covid-19

James N. Robinson, bác sĩ y học thể thao tại HSS, cho biết, điều quan trọng nhất mọi người cần nhớ là không tập thể dục khi vẫn còn các triệu chứng sốt, mệt mỏi, khó thở. Thay vào đó, người bệnh nên đợi cho đến khi hết các triệu chứng 7-10 ngày trước khi tập luyện trở lại.

"Tập thể thao khi bị ốm hoặc khi có các triệu chứng nhiễm trùng không bao giờ tốt", Robinson nói và giải thích, nếu tập luyện khi cơ thể vẫn còn virus có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến các biến chứng khác.

Bắt đầu chậm và tăng dần cường độ

Giáo sư Fredericson khuyến nghị, mức độ tập luyện sau Covid-19 phụ thuộc vào mức độ hoạt động trước đó của mỗi người. Bệnh nhân khỏi Covid-19 nên bắt đầu với bài tập đi bộ và dần dần xây dựng khả năng chịu đựng. Sau vài tuần, bạn có thể bổ sung bài tập với cường độ cao hơn nhưng không quá căng, đảm bảo nhịp tim tăng hơn một chút so với khi đi bộ. Cách tốt nhất để bắt đầu là tập với xe đạp hoặc bơi lội.

Tuần đầu tiên bạn nên giảm hoạt động xuống 50% so với cường độ tập thể thao trước khi mắc Covid-19. Nếu cơ thể thích nghi tốt, bạn có thể tăng cường độ lên 70%, 80% và 90% lần lượt ở các tuần tiếp theo. Điều quan trọng là chỉ tiếp tục chương trình tập luyện nếu cơ thể cảm thấy ổn sau mỗi lần tăng cường độ.

Sự hồi phục và tập luyện của mỗi người là trải nghiệm cá nhân, do đó bạn cần phải theo dõi chặt chẽ tiến trình và chú ý đến các triệu chứng khi tham gia các hoạt động thể chất.

Lắng nghe cơ thể

Một số trường hợp Covid-19 tạo ra tình trạng viêm nặng khắp cơ thể, có thể ảnh hưởng đến tim, gây viêm cơ tim. Người bệnh có thể mắc chứng rối loạn nhịp tim, đau tim. Các triệu chứng này được ghi nhận ở những bệnh nhân Covid-19 nghiêm trọng và trung bình. Do đó, nếu có các bệnh lý tiềm ẩn về tim hoặc phổi, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi trở lại làm việc nặng hoặc tập thể dục.

Bác sĩ y học thể thao James Borchers tại Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Ohio, Mỹ, cho biết, người có các triệu chứng Covid-19 kéo dài có thể bị mệt mỏi quá mức với các hoạt động bình thường, cảm thấy đau đầu hàng ngày và khó thở khi lên xuống cầu thang. Cần một thời gian dài để cơ thể phục hồi sau bệnh và người mắc Covid-19 không nên cố gắng tập thể dục khi vẫn còn các triệu chứng, chỉ nên hoạt động thể chất trở lại sau khi hết triệu chứng và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Châu Vũ (Theo Everydayhealth)

Đối với những người thường xuyên tập luyện, việc phải ở nhà vì Covid-19 sẽ làm gián đoạn thói quen tập luyện. Khi khỏi bệnh, họ sẽ muốn sớm quay trở lại tập luyện để khôi phục sức khỏe, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Bị covid có tập thể dục được không

Trong phần lớn các trường hợp, quay lại tập luyện thể thao sau khi khỏi Covid-19 là hoàn toàn an toàn

Tập thể dục trở lại là điều hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý là Covid-19 ảnh hưởng đến mỗi người mỗi khác. Vì vậy, thời gian phục hồi của người này cũng có thể khác người kia.

Các triệu chứng và mức độ triệu chứng của Covid-19 rất đa dạng. Trong đó, các triệu chứng thường gặp là sốt, ho, mệt mỏi, khó thở và có thể kéo dài ngay cả khi người bệnh đã âm tính với virus SARS-CoV-2.

Vì virus có thể tác động đến tim, phổi và sức khỏe tổng thể nên điều cần phải quan tâm là người bệnh sẽ phục hồi đến đâu sau khi khỏi Covid-19. Tập luyện an toàn sau khi khỏi bệnh cũng rất quan trọng, nhà nghiên cứu lâm sàng Michael Peluso tại Đại học California, San Francisco (Mỹ) cho biết.

Mặc dù sau khi khỏi Covid-19 thì đã an toàn để quay lại tập luyện. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là thể trạng của chúng ta phải cảm thấy sẵn sàng cho các bài tập đó.

Một số người có thể quay trở lại ngay với lộ trình tập luyện bình thường của họ. Nhưng số khác sẽ gặp khó khăn vì các tác động của hậu Covid-19 đến sức khỏe. Khi đó, điều quan trọng là mọi người hãy kiên nhẫn, đừng bắt ép bản thân phải tập luyện quá sức, theo Trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ).

Phát hiện mới: Triệu chứng hậu Covid-19 khác nhau ở từng biến thể

Hướng dẫn của Trường cao đẳng Tim mạch Mỹ (ACC) cho rằng những người chỉ bị các triệu chứng nhẹ của Covid-19 có thể trở lại tập luyện khi đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, những người gặp các triệu chứng hậu Covid-19 liên quan đến tim, phổi, nghi ngờ bị vấn đề về tim do Covid-19 thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập. Bác sĩ sẽ cho họ biết liệu đã có thể quay trở lại tập luyện chưa và cần làm gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

ACC cũng khuyến cáo những người bị viêm cơ tim cần tránh tập thể dục từ 3 đến 6 tháng sau khi khỏi Covid-19. Những người gặp các vấn đề về tim, phổi do tác động của Covid-19 cũng cần tham khảo bác sĩ ngay cả khi các triệu chứng đã không còn, theo Healthline.

Tin liên quan

TS Michael Fredericson, khoa phẫu thuật chỉnh hình tại Stanford Medicine ở Palo Alto, California cho biết, ở những bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh cần lưu ý khi tiếp tục hoạt động thể chất, đặc biệt là đối với những người bị COVID-19 kéo dài. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch hoạt động và tiến hành một cách thận trọng.

1. Trở lại tập thể dục sau nhiễm COVID-19 nên được cá nhân hóa

Các bác sĩ y học thể thao tại Bệnh viện Phẫu thuật đặc biệt (HSS) ở Thành phố New York đã đưa ra khuyến cáo cho các vận động viên trở lại hoạt động thể chất sau khi bị nhiễm COVID-19. Theo đó, mỗi bệnh nhân nhiễm COVID-19 là duy nhất và có thể có sự khác biệt lớn về cách mỗi người trải nghiệm với virus. Do đó, sự phục hồi sức khỏe cũng sẽ khác nhau, vì thế việc bắt đầu tập luyện trở lại sẽ được cá nhân hóa theo chỉ định của bác sĩ.

Không nên tiếp tục tập luyện nếu:

  • Vẫn bị sốt dai dẳng
  • Khó thở khi nghỉ
  • Ho
  • Đau ngực hoặc đánh trống ngực.

Bất kỳ bệnh nhân COVID-19 nào có bệnh tim mạch hoặc phổi tiềm ẩn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục tập luyện, ngay cả khi không có triệu chứng.

Đối với bệnh nhân COVID -19 không triệu chứng, sau 7 ngày có thể tiếp tục hoạt động thể chất với mức 50% so với bình thường.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bệnh nhân đã bị COVID-19 bị đau ngực, sốt, đánh trống ngực hoặc khó thở khi tiếp tục tập luyện.

2. Lời khuyên trở lại tập thể dục sau khi nhiễm COVID-19 nhẹ hoặc vừa

2.1. Không tập thể dục khi vẫn có các triệu chứng của COVID-19

Điều quan trọng nhất mà mọi người nên nhớ là không tập thể dục khi vẫn còn các triệu chứng – sốt, mệt mỏi, khó thở. Thay vào đó, nên đợi cho đến khi hết triệu chứng từ 7 đến 10 ngày trước khi tiếp tục tập thể dục.

Không bao giờ là tốt để tập thể dục khi bị ốm hoặc có triệu chứng nhiễm trùng đang hoạt động. Nếu tập thể dục khi đang bị nhiễm virus, có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn, có thể dẫn đến các biến chứng khác. TS Fredericson nhấn mạnh.

2.2. Nên bắt đầu tập chậm và tăng dần cường độ

TS Fredericson cho biết, việc bắt đầu tập thể dục như thế nào sau COVID-19 tùy thuộc vào mức độ hoạt động của bạn trước đó. Đối với hầu hết mọi người, có thể bắt đầu bằng việc đi bộ và tăng dần mức độ.

Khi đã thực hiện được điều này trong khoảng thời gian vài tuần, có thể tập thêm bài tập tim mạch cường độ cao hơn (nhưng không quá sức) để tăng nhịp tim lên một chút so với khi đi bộ.

Fredericson cho biết cách tốt nhất để bắt đầu là đạp xe tại chỗ hoặc tham gia các hoạt động như bơi lội. Nếu bạn xây dựng cường độ dần dần trong khoảng thời gian vài tuần, và ổn thì có thể trở lại các bài tập điển hình của mình.

Đối với những người đam mê thể dục và tập luyện nghiêm túc hơn, có thể lên kế hoạch tập luyện tim mạch hoặc các chỉ số về gắng sức (tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ).

Đây là một chương trình kéo dài 4 tuần để giúp bạn trở lại mức độ thể chất thông thường của mình: Tuần đầu tiên giảm hoạt động xuống 50% so với bình thường. Nếu ổn, trong tuần 2 giảm 30%, tuần 3 giảm 20% và tuần 4 giảm 10% so với hoạt động bình thường. Fredericson cho biết thêm, trong 4 tuần kể từ khi tăng dần khối lượng hoạt động, bạn sẽ quay trở lại quá trình tập luyện trước khi bị bệnh một cách an toàn. Nhưng điều quan trọng là chỉ tiếp tục chương trình nếu bạn cảm thấy ổn sau mỗi lần tăng mức hoạt động.

Sự hồi phục và trở lại tập thể dục của mỗi người là trải nghiệm cá nhân, bạn sẽ phải theo dõi chặt chẽ sự tiến bộ của mình và chú ý đến các triệu chứng khi tập luyện.

2.3. Hãy lắng nghe cơ thể, đặc biệt nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề về tim mạch

Theo TS Fredericson, một số trường hợp COVID-19 có tình trạng viêm dữ dội khắp cơ thể, có thể ảnh hưởng đến cơ tim, gây viêm cơ tim, phát triển chứng loạn nhịp tim, đau tim… Vì vậy, đối với những bệnh nhân có các bệnh lý tiềm ẩn về tim hoặc phổi, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quay trở lại làm việc hoặc hoạt động thể chất.

Đối với những người mắc COVID-19 kéo dài có thể bị mệt mỏi quá mức với các hoạt động bình thường hàng ngày, cảm thấy đau đầu và hụt hơi khi làm những việc như lên xuống cầu thang hoặc đi lại… Những trường hợp này phải mất một thời gian dài để khỏe lại, và không nên cố gắng tập thể dục trở lại khi đang cảm thấy như vậy.

Bất kỳ hoạt động thể chất nào trở lại đối với những người bệnh này chỉ nên bắt đầu sau khi không còn triệu chứng và có sự hướng dẫn của bác sĩ.