Bài tập nền móng công trình cầu đường năm 2024

BÀI TẬP NỀN MÓNG NÂNG CAO NHÓM 1

Uploaded by

Tiếnn Jrr

0% found this document useful (0 votes)

10 views

12 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

Download as pdf or txt

0% found this document useful (0 votes)

10 views12 pages

BÀI TẬP NỀN MÓNG NÂNG CAO NHÓM 1

Uploaded by

Tiếnn Jrr

Download as pdf or txt

Jump to Page

You are on page 1of 12

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập nền móng công trình cầu đường năm 2024

Giáo trình Cơ học đất, Nén và Móng xuất bản lần đầu (1962) ở Trường Đại học Giao thông Vận tải là tài liệu biên dịch của các tác giả Lê Quý An, Nguyễn Cảnh Chất và Mai Tây Lộ từ giáo trình cùng tên của Trường Đại học Đường sắt Đường sơn Trung Quốc.

Giáo trình này được dùng ở Trường Đại học Giao thông Vận tải cho đến năm 1972 thì phản Nến và Móng được soạn lại thành "Giáo trình Nền và Móng" cho phù hợp với quy trình tỉnh toán theo trạng thái giới hạn (CH-200-62) được áp dụng phổ biến ở nước ta để thay thế cho quy trình tĩnh toán cũ theo phương pháp ứng suất cho phép.

Năm 1973 theo yêu cầu của Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, các Ban Thit kỳ môn học được thành lập gồm nhiều đại diện các giảng viên có kinh nghiệm từ nhiều trường. Ban Thư ký môn học Cơ học đất, Nến và Móng đã cử ra một nhóm viết giáo trình Cơ học đất gồm các Giáo sư Lê Quý An, Nguyễn Văn Quỳ và Nguyễn Công Mẫn. Giáo trình Cơ học đất đã xuất bản năm 1974. Một nhóm viết cuốn Bài tập Cơ học Đất gồm các Giáo sư Nguyễn Văn Bằng, Bùi Anh Định và Vũ Công Ngữ xuất bản năm 1976. Một nhóm thứ ba góm các Giáo sư Bùi Anh Định, Phan Trường Phiệt và Lê Đức Thắng được phân công soạn cuốn giáo trình Nến và Mông đã xuất bản 1977 và cuốn giáo trình này đã được dùng cho đến nay.

Giáo trình nói trên được viết chung cho cả ba ngành Cầu đường, Xây dựng và Thuỷ lợi. Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ xây dựng trên thế giới cũng như trong nước có nhiều thay đổi, nên bộ môn Địa kỹ thuật Trường Đại học Giao thông Vận tải thấy cần phải biên soạn lại giáo trình Nến và Móng.

Giáo trình xuất bản lần này có một khó khăn đặc biệt mà chúng tôi muốn trình bày trước để bạn đọc thông cảm, đó là tiêu chuẩn tính toán, thiết kế và quy phạm thi công. Hiện nay nước ta dạng có quan hệ rộng rãi với nhiều nước trên thế giới, mỗi nước lại có một tiêu chuẩn thiết kế riêng. Một số Bộ. Ngành đã quyết định dùng tiêu chuẩn của một hệ thống nào đó hoặc ban hành tiêu chuẩn về một lĩnh vực nào đó hoàn toàn dựa vào quy trình của một nước nhất định.

Vấn đề đặt ra ở đây là nội dung các phân tính toán, thiết kế nên trình bày theo tiêu chuẩn nào. Trong ngành Giao thông Vận tải hiện vẫn sử dụng quy trình tính toán, thiết kể cấu cống xuất bản năm 1979, quy trình này về cơ bản dựa trên quy trình tĩnh toán, thiết kế Cáu cổng Đường sắt và Đường bộ năm 1962 của Liên Xô (cũ) (CH-200-62). Từ đó đến nay ở Liên Xô (cũ) và Nga đã thay đổi nhiều quy trình, riêng ở nước ta việc dùng Quy trình thiết kế Cấu công Đường sắt, Đường bộ năm 1979 cũng đã quen chưa có nhu cầu thay đổi hoặc sửa đổi những quy định.

Chính vì lý do trên, Giáo trình Nến và Mông công trình cầu đường xuất bản lần này vẫn sử dụng quy trình trên trong phần thiết kế, tính toán. Quy trình thiết kế của các nước nói chung giống nhau về nguyên lý cơ bản, vì vậy bạn đọc nằm vùng các nguyên lý tính toán theo giáo trình này thì cũng có cơ sở vững chắc để hiểu và sử dụng quy trình tính toán của các nước khác.

Quy phạm thi công tùy thuộc vào trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ của mỗi nước mà quy định.

Chúng tôi có dự định sẽ biên soạn một tài liệu tham khảo để các bạn đọc có điều kiện so sánh quy trình thiết kế và tính toán giữa các nước. Đây là một công trình đòi hỏi nhiều công sức và thời gian nhưng rất cần thiết cho đất nước khi chúng ta đang có quan hệ kinh tế kỹ thuật với nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Giáo trình gồm các chương:

Mở đầu

Chương 1: Khảo sát địa chất công trình khu vực xây dựng,

Chương 2: Móng nông.

Chương 3: Móng cọc.

Chương 4: Móng cọc đường kính tiết điện lớn.

Chương 5: Mông giếng chìm.

Chương 6: Xây dựng trên nền đất yếu.

Trong quá trình biên soạn có sự phân công sau: Chương 1 do TS. Nguyễn Sỹ Ngọc viết, Phần mở đầu và từ chương 2 đến chương 6 do GS. TSKH. Bùi Anh Định viết.

Vì trình độ và điều kiện thực tế có hạn, chúng tôi mong được sự giúp đỡ của bạn đọc để lần xuất bản sau giáo trình có chất lượng hơn.